Chăm sóc sau mổ trĩ có quan trọng không? Cần lập kế hoạch thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu thuật cắt trĩ là một bước rất quan trọng bởi nó quyết định đến các vấn đề sinh hoạt sau này của người bệnh. Bài viết dưới đây PSB College sẽ đưa ra những cách chăm sóc sau mổ trĩ để các bạn tham khảo.

foellie

1, Tại sao lại phải chăm sóc sau mổ trĩ?

Những bệnh nhân phẫu thuật mổ trĩ thường là có tình trạng bệnh trĩ ở mức độ 4. Đây là cấp độ đáng lo ngại nhất của bệnh bệnh trĩ. Trong giai đoạn này các búi trĩ của người bệnh có kích thước lớn và lòi ra khỏi hậu môn gây đau cho bệnh nhân đồng thời cũng gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Do đó để ngăn ngừa những tình trạng xấu xảy đến với người bệnh người ta đã sử dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các búi trĩ.

Do kích thước của các búi trĩ lớn như thế sẽ chèn ép vào hậu môn làm bệnh nhân đau đớn và gặp nhiều bất tiện sau giai đoạn mổ trĩ. Chính vì thế việc chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu thuật mổ trĩ là rất quan trọng để giúp các vết thương của bệnh nhân nhanh chóng lành lại. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe tốt hơn, có thể theo dõi và xử lý kịp thời các biến chứng sau phẫu thuật. Chăm sóc tốt còn giúp bệnh nhân trở lại với cuộc sống hàng ngày dễ dàng hơn và nhanh hơn.

Tại sao cần chăm sóc sau mổ trĩ
Tại sao cần chăm sóc sau mổ trĩ

2, Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ hiệu quả

Để có thể hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng cho bệnh nhân hậu mổ trĩ bạn cần lập một kế hoạch chăm sóc sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ  đơn giản và hiệu quả mà mọi người nên biết.

2.1, Thường xuyên vệ sinh và giữ vùng mổ trĩ được thông thoáng

Những bệnh nhân sau phẫu thuật mổ trĩ thì các vết thương chưa được lành lặn và rất dễ bị nhiễm trùng. Do vậy, phải vệ sinh vết thương và vùng hậu môn thật sạch sẽ.

Dùng nước ấm để rửa sạch vết mổ và vùng xung quanh, khi rửa cần hết sức nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng tới vết mổ, tránh làm tổn thương và gây chảy máu vùng mổ. Bạn có thể sử dụng nước đun sôi để nguội pha lẫn chút muối để vệ sinh hoặc có thể đun nước lá trầu không, lá chè để rửa thì càng tốt.

Sau khi rửa vết mổ thì dùng khăn mềm để thấm khô, tuyệt đối không sử dụng giấy khô để lau chùi có thể gây trầy xước vết thương. Trong giai đoạn đang lành vết thương và lên da non hãy sát khuẩn lại bằng dung dịch Betadine 10% hay dung dịch xanh methylen. Điều này sẽ giúp bớt ngứa ở tại các vết mổ.

Luôn luôn phải để vùng hậu môn được khô thoáng và sạch sẽ bằng cách dùng vải mềm và băng lót. Đây được xem là thời điểm quan trọng giúp phục hồi những tổn thương do đó người bệnh cần tuyệt đối làm theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, không được ngâm rửa các vết thương bằng các loại thuốc bôi.

Giữ vệ sinh vùng mổ trĩ bằng Betadine 10%
Giữ vệ sinh vùng mổ trĩ bằng Betadine 10%

2.2, Hoạt động thể lực nhẹ nhàng

Sau khi phẫu thuật để loại bỏ các búi trĩ người bệnh cần tránh hoạt động thể lực mạnh để vết thương không bị rách ra và lành lại một cách nhanh chóng.

Người bệnh nên vận động đi đứng một cách nhẹ nhàng, không nên ngồi một chỗ quá lâu tránh gây áp lực cho vùng hậu môn, không chơi các bộ môn thể thao như bơi lội, đạp xe bởi điều này dễ gây chảy máu và làm nhiễm trùng vết mổ.

2.3, Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh sau mổ trĩ

Khoảng 6 giờ sau phẫu thuật mổ trĩ  nếu người bệnh không có biểu hiện nôn ói hoặc các biểu hiện bất thường khác thì có thể dùng một chút đồ ăn mềm dễ nuốt như Cháo, các đồ ăn được hầm nhừ, soup…. Những đồ ăn sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân và giúp cho việc đi ngoài cũng đơn giản hơn.

Sau mổ trĩ khoảng 1 tuần, sức khỏe của bệnh nhân sẽ được ổn định hơn thì lúc này bệnh nhân có thể ăn cơm trở lại những vẫn phải nấu mềm và kết hợp với đồ ăn được ninh nhừ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bệnh nhân.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải chú ý đến việc tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn không làm phân bị khô, đồng thời cũng hạn chế tình trạng táo bón – yếu tố ảnh hưởng gián tiếp làm tái phát bệnh trĩ.

Một số loại rau xanh mà bệnh nhân sau mổ trĩ cần sử dụng:

  • Các loại rau tốt cho sức khỏe bệnh nhân: rau lang, rau ngót, rau mùng tơi, rau đay, khoai tây…
  • Các loại trái cây tươi: nho, táo, quýt, cam,bưởi, chuối,…
  • Các loại hạt ngũ cốc: hạt điều, hạt chia, hạt nhân, hạt óc chó,…

Bên cạnh những thực phẩm cần phải bổ sung thì cũng có một số loại đồ ăn mà bệnh nhân sau phẫu thuật mổ trĩ không nên ăn đó là:

  • Các loại đồ ăn cay nóng có chứa ớt, tiêu, mù tạt,…
  • Đồ uống có chứa cồn và các chất kích thích: cafe. rượu, bia, thuốc lá…
  • Các loại bánh ngọt, bánh chứa nhiều nhân ngọt như bánh gato,…
Chế độ dinh dưỡng cho người mới mổ trĩ
Chế độ dinh dưỡng cho người mới mổ trĩ

2.4, Những biểu hiện cần báo cáo ngay với bác sĩ sau cắt trĩ

Sau khi mổ trĩ, nếu có phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường sau của bệnh nhân thì cần phải thông báo ngay đến bác sĩ điều trị để được nhanh chóng giải quyết:

  • Đi ngoài lắt nhắt nhiều lần, mỗi lần đi vệ sinh phân ra rất ít, thường có cảm giác đau và nặng ở hậu môn kéo dài.
  • Dịch ở hậu môn chảy ra nhiều không dứt: Sau phẫu thuật cắt trĩ khoảng 2 tuần thì bình thường vết thương đã khô lại và không còn hiện tượng chảy dịch. Nhưng trong một số trường hợp mà hiện tượng này vẫn còn xuất hiện kéo dài và không chấm dứt thì người bệnh phải đến thăm khám để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
  • Bệnh nhân có cảm giác đau âm ỉ không hết.
  • Xuất hiện tình trạng ra máu cục – đây là một hiện tượng bất thường cần thông báo luôn đến bác sĩ để được hướng dẫn sơ cứu ngay lúc đó và phương pháp điều trị cụ thể.

3, Lưu ý sau khi cắt trĩ

Tái khám trở lại hậu phẫu thuật trĩ

  • Sau mổ trĩ bệnh nhân phải đến tái khám theo định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tiến độ hồi phục của bệnh nhân. Đồng thời cũng có thể kịp thời phát hiện những biến chứng tiềm ẩn mà bệnh nhân không phát hiện được.
  • Tái khám trở lại hậu phẫu thuật trĩ sẽ giúp bác trĩ nắm được tình trạng bệnh nhân từ đó đưa ra pháp đồ điều trị mới hiệu quả hơn cũng như xử lý các vấn đề liên quan tới bệnh.

Không sử dụng các loại thuốc để tự điều trị vết thương

  • Một số bệnh nhân đã làm theo các mẹo dân gian tự ý sử dụng những loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình hồi phục vết mổ là điều hoàn toàn sai. Khi sử dụng các loại thuốc đó ngâm rửa hậu môn nhưng chưa qua kiểm định có thể làm vết thương trở nên nghiêm trọng và bị nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không được tự ý bôi các thuốc kháng viêm lên vùng phẫu thuật khi không có hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Các chỉ định của bác sĩ đưa ra bệnh nhân phải tuân thủ tuyệt đối.

Thời gian đi vệ sinh không quá lâu

  • Đã có rất nhiều người khi đi vệ sinh nhưng lại có thói quen sử dụng ipad, các thiết bị điện thoại di động làm kéo dài thời gian đi đại tiện. Tình trạng này sẽ làm các vết thương lâu hồi phục hơn và có thể làm bệnh trĩ tái trở lại.

Hoạt động cần tránh sau mổ trĩ: đi xe máy, chuyện “phòng the”

  • Các bác sĩ điều trị khuyến cáo không nên chạy xe máy trong 2 tuần đầu mới phẫu thuật để hạn chế các vết thương bị cọ xát dẫn đến chảy máu.
  • Trong thời gian sau phẫu thuật cần kiêng chuyện “phòng the” để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh.
Lưu ý sau khi cắt trĩ
Lưu ý sau khi cắt trĩ

Xem thêm một số bài viết về bệnh trĩ khác:

Bệnh trĩ là gì? Có lây không? Nguyên nhân & cách chữa trị tại nhà

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *