Dùng lá ổi chữa bệnh trĩ là một trong những cách chữa bệnh dân gian được ông cha ta để lại. Hãy cùng PSB College tìm hiểu công dụng của lá ổi, cũng như những cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi qua bài viết sau đây.
Công dụng của lá ổi trong chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến trong xã hội và tỷ lệ người mắc phải khá cao. Đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm tới tính mạng của con người nhưng gây trở ngại lớn trong vấn đề sinh hoạt thường ngày của người bệnh, gây cảm giác khó chịu và khiến cho người gặp phải cảm thấy mất tự tin. Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để điều trị căn bệnh này, trong đó việc dùng lá ổi cũng là một trong những mẹo chữa trĩ dân gian được nhiều người biết tới. Việc sử dụng lá ổi chỉ được lưu truyền trong dân gian nhưng được dựa trên những nghiên cứu khoa học cụ thể, an toàn khi áp dụng mà không gây ra các tác dụng phụ.
Ổi có tên khoa học là Psidium guajava L. thuộc họ Sim (Myrtaceae), có vị ngọt chát, tính bình. Theo nghiên cứu, lá quả và vỏ thân ổi đều có tác dụng chữa bệnh do chứa nhiều các hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Quả ổi có hàm lượng lớn vitamin C và hoạt chất pectin. Vỏ thân có hàm lượng cao acid hữu cơ acid ellagic. Lá ổi là bộ phận chứa nhiều hoạt chất nhất và được ứng dụng nhiều nhất trong hỗ trợ điều trị bệnh. Thành phần được tìm thấy trong lá ổi gồm có các loại tinh dầu, các acid hữu cơ (acid maslinic, acid crataegolic, acid guijavalic), các hợp chất tanin, nhựa, các loại đường.
Một số công dụng đã được ghi nhận từ lá ổi như hỗ trợ cầm máu, giảm viêm, cầm ỉa chảy, kháng khuẩn, và nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên, lá ổi có những công dụng đặc trưng được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị trĩ như:
- Khả năng kháng khuẩn chống viêm hiệu quả, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại vi khuẩn tại nơi mô bị tổn thương.
- Hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, có tác dụng nhuận tràng, phù hợp với những đối tượng gặp tình trạng trĩ nội, trĩ ngoại.
- Tăng cường khả năng đàn hồi thành tĩnh mạch giúp co búi trĩ, tránh giãn tĩnh mạch quá mức gây xuất huyết nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng xuất huyết khi đi đại tiện.
- Có tác dụng cầm máu hiệu quả.
- Làm săn niêm mạc, hỗ trợ quá trình phục hồi các tế bào đã bị tổn thương.
- Khả năng nhuận tràng làm mềm phân, hạn chế tình trạng táo bón, giảm áp lực lên hậu môn khi đại tiện.
- Sử dụng lá ổi để chữa trĩ thích hợp cho những bệnh nhân bị trĩ ngoại, khi các búi trĩ xuất hiện phía ngoài hậu môn và ở mức độ nhẹ. Với các trường hợp mức độ nghiêm trọng thì cần phối hợp với các biện pháp khác để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi
Hiện nay có nhiều cách sử dụng lá ổi để chữa trĩ, trong đó các cách phổ biến và dễ áp dụng nhất chính là xông hơi, rửa hậu môn bằng lá ổi, uống trà lá ổi, ăn lá ổi,…
Xông hơi và rửa hậu môn bằng lá ổi
Thành phần nguyên liệu sử dụng: Một lượng lá ổi vừa đủ. Nên chọn những lá ổi còn non, khi đó hàm lượng các hoạt chất trong lá là cao nhất. Những lá ổi đã già thương có hàm lượng chất thấp hơn và hiệu quả không bằng những lá ổi non.
Cách tiến hành:
- Đun lá ổi cùng khoảng 1 lít nước cho tới khi sôi thì cho nhỏ lửa, sau đó tiếp tục đun trong khoảng 15 phút. Sau đó để nguội đến nhiệt độ vừa phải. Nếu xông ở nhiệt độ cao có thể gây bỏng và khiến cho các tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi xông.
- Đổ nước lá ổi ra một cái chậu và ngồi ở vị trí cao hơn, luồng hơi bốc lên sẽ tiếp xúc trực tiếp với vùng bị trĩ cho tới khi nước nguội. Sử dụng nước đó để ngâm hậu môn khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại với nước là làm khô nhẹ nhàng bằng khăn bông.
- Cách làm này có thể áp dụng hàng ngày. Sử dụng liên tục và đều đặn trong vòng 1 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chữa bệnh trĩ bằng trà lá ổi
Thành phần nguyên liệu sử dụng: 10-15 lá ổi non
Cách tiến hành:
- Làm sạch các lá ổi cùng nước sau đó đun sôi với nước trong khoảng 15 phút
- Dùng vải lọc loại bỏ các cặn trong nước trà và lá ổi
- Sử dụng phần nước đã ổi, có thể thêm đường hoặc mật ong để dễ uống hơn.
- Sử dụng hàng ngày và áp dụng trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng trà lá ổi hàng ngày không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn mà còn giúp tinh thần thư giãn thoải mái hơn, sức khỏe dồi dào hơn.
Lưu ý với những trường hợp không thường xuyên có lá ổi non thì có thể dùng lá ổi đã phơi khô. Lá ổi khô cho hiệu quả tương đương lá ổi non khi pha trà.
Ăn lá ổi non
Ăn sống lá ổi non cũng là cách làm được nhiều người áp dụng. Lá ổi non đã rửa sạch, ăn khoảng 2 3 lá mỗi ngày sẽ cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong tình trạng bệnh. Lá ổi cũng có thể sử dụng để ăn kèm với các món ăn khác như bạch tuộc nướng, rắn nướng, nem chua. Ăn lá ổi sống hàng ngày kết hợp với việc xông hoặc ngâm hậu môn trong nước đun lá ổi cho hiệu quả điều trị tối ưu.
Uống nước ép lá ổi non
Thành phần nguyên liệu sử dụng: Lá ổi non
Cách tiến hành:
- Rửa sạch lá ổi non, xay nhuyễn cùng với nước, có thể xay cùng một chút muối để dễ uống hơn.
- Dùng vải lọc lấy phần nước ép lá ổi.
- Sử dụng nước ép này uống hàng ngày trong khoảng thời gian tối thiểu 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau một tháng, các triệu chứng của bệnh trĩ như sưng đỏ, viêm nhiễm, đau rát sẽ cải thiện đáng kể. Cách làm này phù hợp với nhiều đối tượng nhưng cần thận trọng cho phụ nữ đang trong thai kỳ và phụ nữ đang cho con bú. Tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Ăn ổi chữa bệnh trĩ nhẹ
Không chỉ lá ổi có tác dụng chữa trĩ, quả ổi cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Sử dụng những quả ổi đã chín, bỏ hết phần hạt, gọt vỏ và ăn hàng ngày. Hạt ổi cứng và không tiêu hóa được, nếu ăn vào thì có thể gây táo bón và gây đau rát hậu môn khi đi đại tiện, nghiêm trọng có thể gây xuất huyết. Trong lõi thịt của quả ổi chữa hàm lượng các chất xơ nên rất tốt cho vấn đề tiêu hóa, ăn ổi hàng ngày có thể giảm đáng kể tỷ lệ bị táo bón ở bệnh nhân bị trĩ.
Các cách sử dụng lá ổi và quả ổi trên đây cho hiệu quả đã được kiểm nghiệm và cho hiệu quả rõ rệt ở bệnh nhân bị trĩ nhẹ (thường là trĩ cấp độ 1 và trĩ cấp độ 2). Với những người bị trĩ nặng nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Xem thêm:
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá ổi
Sử dụng lá ổi chữa trĩ chỉ là một phương pháp dân gian không chính thống nên cần lưu ý một số điểm trong quá trình sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh những tình huống xấu có thể xảy ra:
- Các phương pháp điều trị sử dụng thảo dược thường cho tác dụng chậm, cần kiên nhẫn sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định để thấy được tác dụng mà lá ổi đem lại. Có thể sử dụng các phương pháp dân gian như một phép bổ trợ bên cạnh liệu trình sử dụng thuốc tân dược. Kết hợp hai phương pháp này với nhau có thể rút ngắn thời gian điều trị.
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân bị trĩ: ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày; không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ; không ăn đồ cay nóng hay các thực phẩm khó tiêu hóa như mì tôm; không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Tăng cường luyện tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe của cơ thể.
- Tránh căng thẳng lo âu, stress kéo dài. Nên giữ cho tinh thần được thoải mái và khỏe mạnh.
- Không ngồi quá lâu, sau 45 phút ngồi làm việc nên vận động nhẹ nhàng hoặc đi lại để giảm áp lực lên phần hậu môn. Nên duy trì thói quen tập luyện 30 phút mỗi ngày và 5 ngày trong tuần.
- Mặc quần áo thoải mái và thoáng khí. Quần áo bó sát cơ thể có thể gây cọ sát với vùng bị tổn thương và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng lá ổi non chứa nhiều hàm lượng các chất sẽ cho hiệu quả hơn lá ổi già. Tuy nhiên trong trường hợp không thể dùng lá ổi non thì có thể thay thế bằng lá ổi khô. Phơi khô lá sau đó bảo quản trong các túi nhỏ dùng dần.
- Sau một thời gian dài sử dụng không thấy tiến triển tốt thì nơi tới bệnh viện để kiểm tra và sử dụng các phương pháp điều trị khác.
Kinh nghiệm dùng lá ổi chữa bệnh trĩ
Lưu Thế Dương – Phú Thọ chia sẻ:
“Mình là nhân viên văn phòng nên thời gian làm việc hầu hết là ngồi, mình cũng lười ít khi đi lại nên hậu quả là 2 tháng trước đây mình phát hiện bị trĩ. Mình thường xuyên bị táo bón, mỗi lần đại tiện thì phần hậu môn đau rát, gây khó chịu trong sinh hoạt thường ngày. Sau khi đi khám thì mình được chẩn đoán bị trĩ cấp độ 1. Về tới nhà kể cho mẹ thì được mẹ bảo dùng nước lá ổi nóng xông hơi vùng hậu môn và uống trà lá ổi thường xuyên. Thế là hôm nào mẹ cũng pha cho một bình trà và chiều đi làm về thì đun nước để xông hơi. Nước trà khá chat và khó uống nên lúc đầu mình rất lười uống. Sau đó có cho thêm chút đường và mật ong vào thì uống ngon hơn, uống nhiều cũng thành quen. Cứ ngày qua ngày như thế thì tình trạng trĩ của mình cũng có những tiến triển tốt. Búi trĩ ở hậu môn nhỏ dần và co lại, không gây nhiều khó chịu như trước; khi đi đại tiện cũng không còn thấy đau đớn như trước. Bên cạnh đó mình cũng phải xây dựng lại thói quen ăn uống của mình, mình ăn nhiều hoa quả và rau giúp cho tiêu hóa tốt hơn; cũng chăm đi lại và tập thể dục hơn. Mình mới dùng 2 tháng và nghĩ cần sử dụng lâu hơn để có được hiệu quả tối ưu.”
Tham khảo: