Bệnh trĩ là gì? Có lây không? Nguyên nhân & cách chữa trị tại nhà

Xã hội ngày càng phát triển, những căn bệnh càng có cơ hội tiến gần với mọi người. Được biết đến là căn bệnh phổ biến, bệnh trĩ luôn gây khó khăn cho người bệnh. Hôm nay PSB College xin cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh trĩ cho bạn đọc.

Bệnh trĩ
Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ tiếng Anh là Hemorrhoids. Đây là bệnh của cả 1 hệ thống mạch máu từ tiểu tĩnh mạch, tiểu động mạch thông nối các tĩnh mạch, động mạch đến cơ trơn và các mô liên kết các mô được lót bởi biểu mô bình thường trong ống hậu môn. Dưới lớp niêm mạc là lớp cấu trúc mô sợi đàn hồi, là nơi nâng đỡ các đám rối tĩnh mạch, khi thường xuyên rặn đi cầu làm áp lực gia tăng và có kèm theo tình trạng ứ máu liên tục làm phình giãn và hình thành nên các búi trĩ trong ống hậu môn. Đối với người lớn tuổi thì phần cấu trúc mô liên kết nâng đỡ bị suy yếu dần theo thời gian nên các búi trĩ dễ bị tụt ra khỏi lỗ hậu môn và gây ra tình trạng sa búi trĩ.

Bệnh trĩ là gì
Bệnh trĩ là gì? Hình ảnh bệnh trĩ

Phân loại bệnh trĩ

Dựa theo vị trí của búi trĩ mà bệnh trĩ được phân thành 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Ngoài ra cũng hay gọi chung bằng: bệnh trĩ nhẹ, bệnh trĩ cấp độ 1,…hay bệnh trĩ sau sinh, bệnh trĩ lòi dom…

Bệnh trĩ nội

Trĩ nội là bệnh trĩ mà các búi trĩ được hình thành bên trong của ống hậu môn, chân của búi trĩ nằm trên đường lược.

Trong bệnh trĩ nội lại được phân chia thành những mức độ khác nhau:

  • Trĩ nội độ 1: các tĩnh mạch trĩ giãn nhẹ, lồi vào thành trực trạng, làm đội lớp niêm mạc lên. Ở cấp độ 1, trĩ nội chưa bị sa búi trĩ ra bên ngoài hậu môn.
  • Trĩ nội độ 2: các tĩnh mạch trĩ bị giãn ra nhiều hơn hình thành nên các búi trĩ to, búi trĩ sẽ bị sa ra ngoài cơ thắt hậu môn mỗi khi đi đại tiện nhưng sau đó lại có thể tự co lại được.
  • Trĩ nội độ 3: Là các búi trĩ to, đã bị sa ra ngoài, đặc biệt búi trĩ không còn khả năng tự co lại được mà phải tác động giúp đẩy búi trĩ co lại vào bên trong.
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ to, các búi trĩ sa ra ngoài thường trực, khi này kể cả có tác động đẩy từ bên ngoài thì búi trĩ cũng không co vào được. Ở cấp độ này các búi trĩ có thể bị thắt nghẹt lại với nhau và gây ra hoại tử búi trĩ.

Trong ống hậu môn là nơi thường không có thần kinh cảm giác nơi trong giai đoạn khởi phát bệnh trĩ người bệnh khó mà phát hiện được. Người bệnh chỉ đi khám khi bị đau nhiểu và ảnh hưởng đến sinh hoạt và khi này thì bệnh đã đang ở độ 3 hoặc độ 4. Phát hiện bệnh ở những giai đoạn sau làm cho việc tiến hành điều trị bệnh trở nên mất nhiều thời gian và phức tạp hơn.

Bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là bệnh trĩ mà các búi trĩ phồng to, có màu sẫm, các đám rối tĩnh mạch căng giãn làm xơ cứng búi trĩ. Búi trĩ bắt đầu từ phần khoang cạnh hậu môn dưới da, gấp khúc và thường thòi ra bên ngoài hậu môn, chân của búi trĩ nằm dưới cơ thắt hậu môn. Biểu hiện phổ biến của bệnh trĩ ngoài là đau mỗi khi đi đại tiện và có thể kèm ra máu, gây nên tình trạng khó chịu trong việc đi lại. Trĩ ngoại ở bên ngoài hậu môn nên càng để lâu thì càng làm nặng thêm tình trạng bệnh, dễ gây viêm nhiễm thậm chí có thể gây nhiễm trùng huyết. Đặc biệt trong thời tiết ẩm ướt lại càng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nhiễm búi trĩ, làm nặng thêm các triệu chứng phù nề, đau khi đi đại tiện.

Trĩ ngoại cũng được chia thành nhiều cấp độ khác nhau như:

  • Trĩ ngoại độ 1: búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn.
  • Trĩ ngoại độ 2: bên cạnh việc búi trĩ lòi ra bên ngoài thì còn có kèm theo các đám tĩnh mạch ngoằn nghèo.
  • Trĩ ngoại độ 3: bệnh nhân rất đau đớn, búi trĩ bị tắc, chảy máu.
  • Trĩ ngoại độ 4: búi trĩ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng gây sưng đau, ngứa ngáy khó chịu.

Bên ngoài hậu môn có các dây thần kinh cảm giác nên trĩ ngoại thường đau mỗi khi búi trĩ bị thuyên tắc.

Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp được coi là tình trạng bệnh nặng nề nhất đối với sức khỏe con người, là sự tổng hợp của hai dạng trĩ ngoại và trĩ nội. Sự hình thành búi trĩ là do các đám rối tĩnh mạch trông giống như cục thịt nhỏ. Người mắc bệnh trĩ lâu năm thường có nhiều trường hợp là mắc trĩ hỗn hợp, nếu người bệnh không tiến hành điều trị sớm có thể gây hoạt tử, tổn hại đến chức năng hậu môn hay gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.

Trĩ hỗn hợp được phân thành hai dạng là trĩ hỗn hợp dạng nhẹ và trĩ hỗn hợp dạng nặng:

  • Trĩ hỗn hợp dạng nhẹ: là bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 là giai đoạn đầu bệnh trĩ, các triệu chứng còn nhẹ và búi trĩ có thể tự co lên được.
  • Trĩ hỗn hợp dạng nặng: là bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4, trong giai đoạn này búi trĩ đã ở tình trạng sa nặng nề và không thể tự co lên được. Cả búi trĩ ngoại và nội đều có hiện tượng sa xuống và tạo thành búi trĩ hỗn hợp lớn. Bệnh đi kèm theo các biểu hiện chảy máu thành giọt, đại tiện ra máu, dịch nhầy liên tục.

    Trĩ hỗn hợp
    Trĩ hỗn hợp

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trĩ

  • Chảy máu trong quá trình đi tiêu, không kèm theo đau, chảy máu là triệu chứng sớm nhất và phổ biến nhất. Thời gian đầu chỉ có một lượng nhỏ xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Về sau khi bệnh tiến triển, người bệnh rặn nhiều thì máu chảy thành tia, thành giọt, đến khi nặng thì thậm chí ngồi xổm cũng chảy máu.
  • Đau, khó chịu, mức độ đau tăng dần theo tình trạng bệnh, nguyên do là bởi hậu môn bị tắc, nghẹt hay nứt.
  • Ngứa, kích thích vùng hậu môn nguyên do là ống hậu môn tăng bài tiết dịch nhầy.
  • Bị sưng quanh vùng hậu môn.
  • Xuất hiện khối nhô lên gần hậu môn, có thể là cục máu động tại búi trĩ, gây cảm giác đau, rát.

Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào vị trí búi trĩ mà các triệu chứng bệnh sẽ ở tình trạng khác nhau:

  • Với trĩ nội: giai đoạn đầu thường không đau, không nhìn thấy búi trĩ, cũng có thể đã bị xuất huyết. Khi búi trĩ sa có gây đau, rát, ngứa khó chịu.
  • Với trĩ ngoại: gây những cơn đau, khó chịu do vùng da trên búi trĩ bị kích thích. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiệm trong khi xuất hiện cục máu đông trong búi trĩ ngoại. Có thể nhìn thấy và cảm nhận được một khối nhô lên ở vùng hậu môn.

    Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ
    Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ

Nguyên nhân bệnh trĩ

Một số yếu tố thuận lợi cho bệnh trĩ do làm tăng áp lực hậu môn hay tĩnh mạch ở trực tràng có thể kể đến như sau:

  • Người ngồi hoặc đứng thường xuyên: người lái xe, nhân viên văn phòng, lái tàu,…là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Tiêu chảy mãn tính, táo bón.
  • Một số thói quen uống không khoa học như: sử dụng quá nhiều các chất gia vị cay nóng, ăn uống không điều độ, thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê, khẩu phần ăn thiếu chất xơ,…
  • Bên cạnh các yếu tố trên thì việc các mô liên kết ở hậu môn, trực tràng bị suy yếu cũng chính là một nhân nhân dẫn đến bệnh trĩ.
  • Ngoài ra, bệnh trĩ cũng thường gặp ở phụ nữ đang mang thai do áp lực ổ bụng tăng làm cho các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng phình to.

    Nguyên nhân bệnh trĩ
    Nguyên nhân bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ

Tại Việt Nam, nhiều người còn e ngại, xấu hổ và thiếu tự tin khi mình mắc bệnh trĩ nên không chú trọng vào điều trị bệnh. Chỉ khi bệnh chuyển biến nặng hay xuất hiện các biến chứng thì người bệnh mới đi khám và điều trị. Khi này, bệnh đã có thể xuất hiện các biến chứng như trĩ tắc mạch, ỉa máu tươi, sa trĩ tắc mạch, nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh.

  • Ỉa máu tươi: là biến chứng thường gặp nhất, người bệnh có thể bị chảy máu ở nhiều mức độ khác nhau như máu chảy rỏ giọt, thành tia, dính vào phân hay dính giấy vệ sinh. Người bệnh trĩ có thể bị thiếu máu mãn tính trong trường bị chảy máu thường xuyên. Yếu tố thuận lợi là gia tăng tình trạng bệnh trĩ chính là táo bón và sử dụng rượu bia, chính vì vậy người bệnh nên khắc phục tình trạng táo bón và hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia.
  • Trĩ tắc mạch, sa trĩ tắc mạch: biến chứng xuất hiện do sự hình thành các cục máu đông một cách đột ngột trong lòng mạch trĩ. Nguyên do và cơ chế của biến chứng này vẫn chưa được biết rõ cụ thể. Triệu chứng điển hình là xuất hiện những cơn đau dữ dội vùng hậu, có kèm theo tình trạng phù nề, viêm sưng niêm mạch vùng hậu môn – trực tràng. Và khi các búi mạch bị sa xuống thì khó mà có thể co lại được.
  • Nhiễm khuẩn các búi trĩ: là tình trạng các hốc hậu môn bị viêm nhiễm. Các triệu chứng biểu hiện như nóng rát hậu môn, ngứa, rỉ ướt hậu môn. Khi thăm khám trực tràng bệnh nhân rất đau, các hốc hậu môn đỏ rực phù nề, cơ thắt hậu môn thít chặt, thậm chí có thể bị viêm loét, hoại tử búi trĩ. Nhiễm khuẩn búi trĩ là một tình trạng nặng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết, làm cho việc điều trị phức tạp và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh trĩ có biến chứng thành ung thư không? Đây là câu hỏi nhiều người đã lo lắng, băn khoăn suốt thời gian mắc phải bệnh này. Trĩ là một bệnh lành tính, hoàn toàn không có biến chứng thành ung thư nên bạn đọc hãy yên tâm nhé. Tuy nhiên không vì thế mà chủ quan khi có dấu hiệu hay mắc phải bệnh trĩ.

Biến chứng của bệnh trĩ
Biến chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ và cách điều trị

Ngăn chặn yếu tố thuận lợi

  • Tạo thói quen đi ngoài đều đặn để hạn chế tình trạng bị táo bón.
  • Vận động thể lực: thường xuyên tập thể dục với cường độ thích hợp, có thể chơi các môn thể thao như đi bộ, bơi lội,…
  • Thực hiện ăn uống có khóa học: hạn chế sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, rượu, tránh ăn các nhóm có nhiều gia vị như tiêu, ớt. Thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ.
  • Điều trị các bệnh lý mãn tính hiện có như giãn phế quản, viêm phế quản,…

    Bệnh trĩ nên ăn gì?
    Bệnh trĩ nên ăn gì?

Điều trị bằng thuốc chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ uống thuốc gì? là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh hay người thân của họ quan tâm. Dưới đây là các nhóm thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ gồm:

  • Thuốc đạn và mỡ: có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc tại hậu môn, đồng thời có tác dụng bôi trơn giúp phân dễ dàng đi qua hơn.
  • Nhóm thuốc có tác dụng điều hòa lưu thông ruột: nhóm thuốc này có tác dụng chống tình trạng ỉa chảy, táo bón cho người bệnh.
  • Nhóm thuốc chống viêm.
  • Nhóm thuốc tăng trương lực, bền vững thành mạch.

    Bệnh trĩ uống thuốc gì
    Bệnh trĩ uống thuốc gì

Điều trị nội khoa

  • Thường xuyên thực hiện vệ sinh vùng hậu môn tốt bằng cách ngâm nước ấm khoảng 15 phút, mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần.
  • Thuốc tại chỗ: sử dụng thuốc đạn, thuốc mỡ đặt hoặc bôi tại chỗ có chứa các tác nhân kháng viêm, dẫn xuất trợ tĩnh mạch, vô cảm tại chỗ.
  • Thuốc uống: gồm các thuốc có bản chất là dẫn xuất của flavonoid, có tác nhân trợ tĩnh mạch. Thuốc có tác dụng làm giảm trương lực tĩnh mạch, kháng viêm giảm phù nề, bảo vệ vi tuần hoàn, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng.

Điều trị bằng phẫu thuật

Tỷ lệ người bệnh điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật chiếm khoảng từ 10 đến 20% người bệnh. Không phải trường hợp nào cũng phải phẫu thuật, chỉ định mổ được áp dụng đối với các đối tượng:

  • Người bệnh bị thiếu máu do biến chứng chảy máu xuất hiện thường xuyên.
  • Búi trĩ bị sa ra ngoài kèm theo các triệu chứng rát, đau ngứa, khó chịu vùng hậu môn.
  • Người bệnh có biến chứng yếu cơ thắt hậu môn.
  • Người bệnh có biến chứng huyết khối, phù nề, viêm, hoạt tử, nghẹt.
  • Người bệnh trĩ bị sa niêm mạc trực tràng.
  • Người bệnh trĩ gặp tình trạng viêm, nứt quanh vùng hậu môn.
  • Phẫu thuật trĩ được thực hiện theo hai cách đó là phẫu thuật đơn lẻ từng búi trĩ hoặc thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ vòng trĩ.

Phẫu thuật cắt đơn lẻ từng búi trĩ

  •  Phẫu thuật Milligan  E.T.C – Morgan C. N. -1937: Bắt đầu từ phần mép hậu môn đến tận gốc các trục động mạch, tiến hành bóc tách các búi trĩ ở vị trí 3h, 8h, 11h theo tư thế sản khoa. Chỉ phẫu thuật được khâu xuyên qua gốc búi trĩ và thắt lại ở trên cao. Cắt bỏ phần búi trĩ dưới nút thắt sau đó cố định nút thắt vào cơ thắt trong nhằm tránh trường hợp gốc búi trĩ co rút lên cao, để ngỏ vết mổ. Phương pháp này hiện đang được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới với tỷ lệ tái phát thấp chỉ khoảng từ 1 đến 5%.
  • Phẫu thuật cắt trĩ dưới niêm mạc Parks A.G. – 1956: Từ đường rạch hình vợt lộn ngược ra phía mép hậu môn, bóc tách búi trĩ dưới niêm mạc, thắt gốc búi trĩ rồi tiến hành cắt bỏ búi trĩ, phần vạt da và niêm mạc không khâu. Đây là một phẫu thuật khó làm, tỷ lệ tái phát cao 14 đến 20% và để lại nhiều da thừa ở hậu môn khoảng 57%. Phẫu thuật này còn được gọi là phẫu thuật “để lại vạt da niêm mạc dài”.
  • Phẫu thuật cắt trĩ khâu kín: Ferguson J.A – 1959: Rách một đường hình elip sâu đến bề mặt cơ thắt trong, lấy bỏ tổ chức trĩ và cả phần da niêm mạc, thắt gốc và cắt bỏ để lại vết mổ có hình theo, khâu miệng vết mổ. Nhược điểm của phẫu thuật cắt trĩ khâu kín là dễ gây áp xe vết mổ.

Phẫu thuật cắt toàn bộ vòng trĩ

Phẫu thuật Whitehead W – 1882: phương pháp được tiến hành như sau:

  • Theo trục hậu môn, rạch đường dọc chia vòng búi trĩ thành 4 phần, dùng kìm để kẹp giữ mỗi phần.
  • Từ phần mép hậu môn tới đỉnh, dùng kéo để phân tích các búi trĩ sao cho cách mép hậu môn khoảng 3 đến 4 cm, tạo thành 4 vạt hình chữ nhật hoặc hình vuông.
  • Cắt phần niêm mạc phía trên, bỏ phần trĩ và cả niêm mạc da.
  • Khâu từ phần niêm mạc xuống đến mép của hậu môn.

Tuy nhiên từ năm 1893 Kensey C.B phát hiện ra tình trạng biến dạng hậu môn, chứng lộn niêm mạc sau đó xảy ra dẫn ra nhiều cuộc tranh cãi. Đến năm 1895 Andrews nhận định rằng đây là phương pháp phẫu thuật triệt để nhất nhưng gây mất máu nhiều trong quá trình mổ và có thể để lại nhiều di chứng như lộn niêm mạc, đại tiện mất tự chủ, hẹp hậu môn,…Chính vì vậy mà phương pháp này ít được áp dụng và dần bị lãng quên. Nhưng gần đây phẫu thuật cắt toàn bộ vòng trĩ lại được tiến hành trở lại và thêm những cải tiến riêng trong cách cắt và vị trí cắt đã mang lại kết quả tốt hơn.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ trĩ vòng với dụng cụ tự tạo: phẫu thuật được chỉ định cho người bệnh trĩ dựa vào căn cứ sau:

  • Tiêu chuẩn chính là mức độ sa của vòng niêm mạch trĩ, đây là tiêu chuẩn cơ bản, chỉ tiến hành mổ khi vòng trĩ bị sa thường xuyên trên 3cm, sa sau khi rặn 1 đến 2cm và phải đẩy lên mới co lại được, khi gắng sức nhẹ từ 2 đến 3cm.
  • Tiêu chuẩn quan trọng là mức độ mất máu dựa vào mức độ thiếu máu, tính chất chảy máu hậu môn, và các biểu hiện lâm sàng thiếu máu.
  • Các triệu chứng: ngứa, đau rát, khó chịu vùng hậu môn, ướt đũng quần, mất tự chủ,…kèm theo các bệnh vùng hậu môn như rò, nứt hậu môn,…
  • Thời gian mắc bệnh: sau khi áp dụng các phương pháp khác mà không có hiệu quả.
  • Giai đoạn bệnh, mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, người bệnh có nhu cầu mồ và có sự phối hợp điều trị sau mổ.
  • Tuổi đời và các bệnh lý nền của người bệnh.

Trong phẫu thuật có sử dụng dụng cụ tự tạo hình trụ làm nòng tựa, dây cao su để garo cầm máu tạm thời, chỉ tựa để kéo vòng niêm mạc trĩ. Chính vì vậy làm tăng hiệu quả của phương pháp mổ, tạo trường mổ bên ngoài ống hậu môn, có điểm tựa để kéo ống niêm mạc – da, bộc lộ vòng trĩ, bịt kín ngăn trực tránh tránh thông với vùng mổ, có điểm tỳ để rạch cắt đường, giúp phân tích tổ chức đúng lớp giải phẫu. Phẫu thuật cắt trĩ được thực hiện theo mức độ tổn thương bệnh lý, mức độ sa của vòng trĩ.

Ưu điểm của phẫu thuật là gây chảy ít máu trong quá trình mổ, chủ động được thao tác cắt bỏ, thời gian mổ ngắn, tạo mặt cắt tròn phẳng, không gây tổn thương cơ thắt và tái tạo được ống hậu môn phù hợp với sinh lý hậu môn. Từ thực tế cũng cho thấy, sau khi mổ bằng phương pháp này cũng không thấy xuất hiện các biến chứng như: lộn niêm mạc, đại tiện mất tự chủ, hẹp hậu môn và phải chỉ định mổ lại. Đây được đánh giá là phương pháp mổ đơn giản, an toàn cho hiệu quả tốt.

Các biến chứng sau mổ cắt trĩ

Sau khi người bệnh phẫu thuật điều trị trĩ có thể gặp một số biến chứng liên quan như:

  • Chảy máu hậu môn, thường gặp ngay trong ngày mổ hoặc thứ phát sau khoảng 5 đến 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn mưng mủ gây sưng nề ở vùng hậu môn.
  • Rối loạn tiểu tiện, bí đái.
  • Hậu môn ướt do niêm mạc trực tràng bị lộn ra ngoài.
  • Đau vùng hậu môn do thắt chỉ khâu vào niêm mạc da và cơ thắt.
  • Hẹp hậu môn.
  • Tái phát bệnh trĩ.
  • Nứt kẽ hậu môn, mẫu da thừa hậu môn.
  • Gặp tình trạng bón phân không kìm chế.
  • Áp xe gan, nghẽn mạch phổi,…

    Cách chữa bệnh trĩ bằng phẫu thuật
    Cách chữa bệnh trĩ bằng phẫu thuật

Điều trị bằng thủ thuật

Hậu hết bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này với tỷ lệ lên tới 80 – 90%. Các thủ thuật được tiến hành điều trị bệnh trĩ bao gồm.

Tiêm thuốc gây xơ hoá búi trĩ

Thuốc được đưa vào tổ chức dưới niêm mạc gây nên các phản ứng xơ hóa làm dính chắc niêm mạc và hạ niêm mạc, ép chặt nhánh mạch máu giúp hạn chế tình trạng xuất huyết, sa búi trĩ, chảy máu.

Các thuốc được sử dụng trong thủ thuật này bao gồm:

  • Dung dịch phenol tan trong dầu hạnh nhân 5%.
  • Dung dịch Quinine – ure 5%
  • Cồn 70%
  • Kinurea: không dùng cho đối tượng là phụ nữ đang mang thai và người bị viêm thị thần kinh.
  • Huyết thanh nóng.
  • Aetoxisclerol (Polydocanol, ethanol) PG 60.

Nong giãn hậu môn

Kỹ thuật được áp dụng cho người bệnh trĩ nội độ 1, điều trị ngoại trú. Trước khi nong rộng hậu môn cần phải gây tê trước, nong rộng tới 4-6 ngón tay, thực hiện kỹ thuật trong thời gian một tháng. Nếu thực hiện đúng chỉ định thủ thuật này cho kết quả tốt từ 30 đến 50%.

Sử dụng vòng cao su để thắt búi trĩ

Tiến hành đặt một vòng cao su vào cổ búi trĩ bằng máy hút búi trĩ khi soi ống hậu môn nhằm mục đích làm nghẹt thiếu máu cục bộ và búi trĩ sẽ bị hoại tử sau từ 5 đến 7 ngày. Thủ thuật này có thể được phối hợp với thủ thuật tiêm xơ hoặc áp lạnh.

Tiêm thuốc gây xơ hoá búi trĩ
Tiêm thuốc gây xơ hoá búi trĩ

Thắt búi trĩ bằng chỉ không cắt

Thắt chặt búi trĩ tận gốc, búi trĩ sẽ bị hoại tử sau từ 5 đến 7 ngày và rụng.

Bên cạnh đó có thể sử dụng những biện pháp khác như sử dụng tia Laser, chiếu tia hồng ngoại, đốt nhiệt điện trực tiếp, sử dụng tia nước interjet (pháp), máy Moricorn (Nhật), điện hướng cực,…

Thủ thuật thắt búi trĩ bằng chỉ không cắt có những ưu điểm kể đến như:

  • Nhanh gọn, đơn giản, hầu như không đau.
  • Rẻ tiền, có thể điều trị ngoại trú, ít gây ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt.
  • Áp dụng hiệu quả với trĩ độ 1, độ 2, hiệu quả điều trị cao lên đến 70-90%.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì thủ thuật này cũng có nhược điểm như:

  • Không áp dụng được với các trường hợp trĩ nặng, trĩ lớn, trĩ sa lâu ngày và trĩ có kèm theo sa niêm mạc trực tràng.
  • Hiệu quả trị liệu triệt căn kém.
  • Không lấy được phẩm bệnh để tiến hành xét nghiệm giải phẫu sinh lý.

Thủ thuật áp lạnh

Dưới tác dụng của nhiệt độ thấp sẽ làm cho búi trĩ bị hóa băng rồi dẫn đến hoại tử búi trĩ sau đó các búi trĩ sẽ teo đi cùng tổ chức, nhiệt độ lạnh có tác dụng làm mất cảm giác đau cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ lành sau khoảng từ 6 đến 8 tuần.

Thắt búi trĩ bằng chỉ không cắt
Thắt búi trĩ bằng chỉ không cắt

Thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà

Thuốc tây chữa bệnh trĩ

  • Nhóm thuốc giảm đau: có tác dụng kiểm soát cơn đau cho người bệnh trĩ. Bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn với hoạt chất Paracetamol sẽ ít gây ra các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nhơ so với NSAIDs hay Aspirin.
  • Nhóm thuốc bảo vệ thành mạch, tăng sức bền thành mạch: có tác dụng bảo vệ thành mạch hậu môn giúp bảo vệ thành mạch khỏi tình trạng viêm nhiễm, lở loét và thúc đẩy quá trình phục hồi làn da quanh hậu môn. Một số thuốc thuộc nhóm này như Adona chứa hoạt chất Carbazochrome sodium sulfonate,…
  • Nhóm thuốc kháng sinh: quá trình viêm nhiễm hậu môn ở bệnh trĩ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển. Nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng chống vi khuẩn xâm nhập, tùy vào tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn mà người bệnh được chỉ định các thuốc kháng sinh khác nhau. Các khác sinh phổ biến hiện giờ gồm penicillin, Cephalosporin, Carbapenem, Acetaminophen. Khi sử dụng kháng sinh người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn đã được để ra do khi dùng kháng sinh có thể gặp một số tác dụng phụ như ban đỏ, mẩn ngứa, mề đay, phù Quincke, sốc phản vệ,…và đặc biệt là gây ra tình trạng kháng kháng sinh.
  • Thuốc nhuận tràng: có tác dụng chống táo bón do đây là một trong những nguyên nhân gây ra và làm tiến triển nặng hơn tình trạng bệnh trĩ. Một số loại thuốc trị táo bón như Forlax, Sorbitol,…
  • Nhóm thuốc co mạch: có tác dụng thu nhỏ các mạch máu giúp làm teo búi trĩ. Khi sử dụng nhóm này người bệnh cần chú ý đề phòng các tác dụng phụ như tăng huyết áp, căng thẳng, mất ngủ,…Các thuốc nhóm co mạch có chứa các hoạt chất như epinephrine, phenylephrine, norepinephrine,…

Thuốc đặt hậu môn chữa trĩ

Thuốc đạn đặt hậu môn có tác dụng kháng viêm, giảm đau và giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, bên cạnh đó cũng giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh trĩ. Một số thuốc đặt được chỉ định hiện giờ như Avenoc, Calmol, Witch, Anusol,…

Xem thêm :

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa và Phòng tránh

Thuốc bôi trĩ

Thuốc điều trị triệu chứng, giúp làm giảm tình trạng ngứa, đau tạm thời trong thời gian bệnh.

  • Những loại thuốc có chứa Hydrocortisone có tác dụng giảm ngứa như Thuốc mỡ, kem Cortizone – 10,…
  • Thuốc bôi có tác dụng gây tê cục bộ, cải thiện các cơn đau dây thần kinh như kem trĩ gây mê Tronolane, Thuốc trĩ mỡ Americane, kem trĩ medicone, lanacane, nupercaia,…

Thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và giúp giảm các triệu chứng bệnh trĩ như Mastu S, Proctolog,…

Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Một số thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ có nguồn gốc từ các thảo dược trong nhiên thiên mà bạn có thể tham khảo như:

  • Thực phẩm hỗ trợ điều trị trĩ BMASS: được sản xuất bởi công ty Olympian Labs – Mỹ, là sản phẩm được chứng nhận GMP và FDA theo các yêu cầu chuyên môn khắt khe nhất.
  • Viên uống Hemo Check: được bào chế theo công thức bí truyền của Ấn Độ, được sản xuất bởi công ty dược phẩm Nutrition.
  • An trĩ Vương: là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam bởi công ty sản xuất và thương mại Hồng Bàng và được viện y học cổ truyền trung ương chứng nhận.
  • Thăng Trĩ Mộc Hoa: được sản xuất ra dựa trên một bài thuốc Đông y bởi Công ty TNHH Mộc Hoa Đường, được đảm bảo tiêu chuẩn Vệ sinh An toàn thực phẩm.

Video: Phân biệt sa trực tràng và trĩ

Cách phòng ngừa bệnh trĩ tại nhà

  • Bệnh trĩ nên ăn gì? Tạo lập một chế độ ăn uống khoa học, chứa nhiều chất xơ như ăn nhiều rau xanh, trái cây, củ, quả,…nhằm giúp mềm phân chống táo bón.
  • Bệnh trĩ kiêng ăn gì? Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, món ăn nhiều gia vị cay, tiêu, đồ uống có cồn như rượu bia.
  • Không nên nhịn đi vệ sinh, và khi khó đi đại tiện hay bị táo bón hãy giữ trạng thái thoải mái, tránh rặn quá nhiều gây áp lực cho tĩnh mạch trực tràng và hậu môn. Nên tạo cho bản thân thói quen đi vệ sinh hàng ngày và hạn chế đi đại tiện quá lâu.
  • Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày, trung bình một người lớn cần bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
  • Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên, rèn luyện sức khỏe, giúp giảm áp lực tĩnh mạch và chống táo bón. Hạn chế ngồi quá lâu trong thời gian dài.

Video: Bệnh trĩ cách phòng ngừa và điều trị

Xem thêm:
Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Có nguy hiểm không, Cách điều trị

Thuốc đặt hậu môn trị trĩ

8 Thuốc đặt hậu môn trị trĩ tốt nhất hiện nay [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]

Hiện nay có rất nhiều những phương pháp khác nhau trong điều trị trĩ. Một trong số đó có phương pháp đơn giản là sử dụng thuốc đặt hậu môn. Bài viết dưới đây PsbCollege sẽ gửi tới bạn những thông tin cần thiết về thuốc đặt hậu môn trị trĩ. 1, Thuốc đặt hậu…

Lá mơ chữa bệnh trĩ

6+ Cách dùng lá mơ chữa bệnh trĩ bằng dân gian hiệu quả nhất

Lá mơ là một loại lá không còn xa lạ trong cuộc sống. Không chỉ làm gia vị trong món ăn, lá mơ còn được sử dụng để chữa một số bệnh thường ngày, trong đó rất nhiều người đã dùng lá mơ chữa bệnh trĩ. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những phương…

Bệnh trĩ nên ăn gì?

Bệnh trĩ nên ăn gì? Thực đơn dinh dưỡng cho người bị trĩ

Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom thường khiến người bệnh đau đớn và khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng với người bị trĩ. Bệnh trĩ nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà…

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi

[Review] Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi an toàn mà vô cùng hiệu quả

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là phương pháp có từ xa xưa, được nhiều người sử dụng và cho thấy hiệu quả vượt trội. Bài viết dưới đây PSB College sẽ cung cấp những bài thuốc từ tỏi tươi giúp trị trĩ nhanh chóng, đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. 1. Chữa bệnh…