Ngày nay, mướp không chỉ được sử dụng làm thức ăn hàng ngày mà còn được sử dụng để chữa bệnh trĩ. Hãy cùng PSB College tìm hiểu về công dụng cũng như các bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng xơ mướp.
Công dụng chữa bệnh trĩ của mướp
Mướp là một loại thực phẩm quen thuộc có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Không chỉ có tác dụng trong chế biến thức ăn, các bộ phận từ mướp cũng mang lại hiệu quả trong chữa bệnh.
Đông y sử dụng các bộ phận của cây mướp như lá, quả, hoa, hạt mướp hay xơ mướp để chữa nhiều bệnh và nổi bật trong đó có bệnh trĩ, dùng được cho phụ nữ mang thai để kích sữa,…do trong thành phần của mướp có chứa sắt, glucid, các vitamin, canxi,… có tác dụng kích thích cầm máu, giảm sưng nề, hỗ trợ làm vết thương chóng lành, giảm ngứa, giảm đau rát ở bệnh nhân trĩ, ngoài ra hỗ trợ cải thiện sức đề kháng và chức năng hệ miễn dịch.
Vai trò chữa bệnh của xơ mướp và hoa mướp đối với bệnh trĩ cụ thể như sau:
- Xơ mướp:
Xơ mướp được lấy từ quả mướp chín già, đã khô quắt, vỏ bên ngoài nhăn nheo, cầm nhẹ tay, có màu vàng óng, khi đem ngâm với nước nhiều lần, lớp vỏ ngoài nát ra để lại phần xơ bên trong, được phơi khô thành xơ mướp.
Xơ mướp trong Đông y có tên gọi Tỳ qua lạc, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, giúp làm giảm co thắt, kích thích đi đại tiện, dùng cho bệnh nhân trĩ để làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu, giảm đau nhức và hỗ trợ làm co búi trĩ hiệu quả.
Theo y học hiện đại, lượng sắt có trong xơ mướp kích thích khả năng tái tạo máu, giúp cầm máu, bù máu cần thiết cho bệnh nhân mắc trĩ thường xuyên đi đại tiện ra máu, ngoài ra vitamin trong mướp giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian hồi phục.
- Hoa mướp:
Hoa mướp ngoài tác dụng chữa đau đầu, giúp hạ sốt, còn được dùng cho bệnh nhân trĩ với các tác dụng:
Nấu uống thay nước mỗi ngày giúp tiêu thũng tán ứ, chỉ huyết lương huyết, dùng cho bệnh nhân trĩ đi ngoài ra máu, giúp cầm máu và chóng lành vết thương, giảm sưng nề. Tác dụng này sẽ được cải thiện hơn khi hoa mướp được hãm chung với hoa hòe.
Giã nát hoa mướp và đắp lên búi trĩ có tác dụng làm săn búi trĩ, giúp thanh nhiệt, giải độc, làm co búi trĩ hiệu quả.
Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng xơ mướp và hoa mướp
Cách chữa bệnh trĩ bằng xơ mướp
Chuẩn bị: 3g xơ mướp, 20g khổ sâm dùng lá, 1 lít nước lọc
Cách làm:
- Chọn quả mướp khô già, héo vỏ, rửa sạch nhiều lần, loại bỏ hết vỏ và phần hạt, phần ruột còn sót lại, giữ lấy phần xơ. Xơ mướp đem nướng qua với lửa nhỏ, chỉ nướng vừa tới, không nướng cháy khét.
- Rửa sạch lá sâm, cho xơ mướp, lá sâm vào nước, sắc trong nồi khoảng 30 phút đến khi nước cạn còn 1 nửa.
- Để nguội, chắt lấy phần nước và chia thành nhiều lần. Nước sắc xơ mướp không nên dùng hàng ngày, 1 ngày nên uống 3 lần (sáng, trưa và chiều), uống quá nhiều có thể gây tác dụng không mong muốn.
- Bệnh nhân khi sử dụng xơ mướp cần kiên trì, uống đều đặn, có thể thấy được hiệu quả làm co búi trĩ cũng như giảm viêm, đau rát, giảm chảy máu khi đi ngoài sau khoảng 1-2 tuần. Bài thuốc này có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng mắc bệnh khác nhau, do đó người bệnh có thể yên tâm sử dụng.
Chữa bệnh trĩ bằng sử dụng hoa mướp
Với bệnh nhân bị trĩ, đi ngoài kém máu: kết hợp sử dụng hoa mướp và hoa hòe sẽ làm tăng hiệu quả điều trị.
Chuẩn bị: 20g hoa mướp, 10g hoa hòe.
Cách làm: nguyên liệu được rửa sạch, để ráo nước, sau đó đem hãm cùng với nước sôi. Sau 20 phút có thể dùng uống tương tự như uống trà. Mỗi ngày chỉ nên hãm 1 lần, chia nhỏ thành nhiều lần uống.
Với bệnh nhân bị sa búi trĩ: sử dụng hoa mướp tươi, rửa sạch, để ráo, sau đó đem giã nát. Hậu môn cần được rửa sạch, có thể dùng thuốc tím, sau đó lau khô bằng khăn mềm, đắp hoa mướp đã giã nát lên. Giữ hoa mướp đó trong khoảng 15-20 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm, lau khô. Bệnh nhân có thể thực hiện hàng ngày đến khi các triệu chứng đau rát, sưng tấy giảm hẳn.
Cách chữa bệnh trĩ bằng xơ mướp và hoa mướp có hiệu quả không?
Sử dụng hoa và xơ mướp trong điều trị bệnh trĩ là một bài thuốc dân gian, được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời và đã chứng minh được hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng đau rát, sưng nề, đồng thời hỗ trợ làm co búi trĩ, đẩy nhanh thời gian hồi phục của bệnh nhân.
Đây không phải cách điều trị bệnh trĩ duy nhất hiện nay, người dùng vẫn có thể kết hợp sử dụng các liệu pháp trên cùng với phác đồ điều trị đưa ra bởi các bác sĩ và chuyên gia y tế như sử dụng thủ thuật đốt búi trĩ bằng laser, hoặc sử dụng thuốc, có thể phẫu thuật cắt búi trĩ để làm tăng hiệu quả điều trị, chữa bệnh triệt để hơn và nhanh chóng hơn.
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng xơ mướp
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng liệu pháp chữa trĩ bằng xơ mướp:
Xơ mướp cần được xử lý sạch trước khi pha nước uống.
Nước uống xơ mướp không được uống quá nhiều và liên tục do có thể gây ra các tác dụng ngoài ý muốn, mỗi ngày chỉ nên uống 3 lần, uống trong vòng 7 ngày liên tục sẽ thấy được hiệu quả giảm đau, co búi trĩ rõ nét. Người dùng có thể tiếp tục sử dụng sau 1 tuần cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
Chữa trĩ bằng xơ mướp là một liệu pháp dân gian, đơn giản, song hiệu quả trên từng đối tượng bệnh nhân khác nhau cũng sẽ khác nhau do phụ thuộc vào đặc điểm cơ địa mỗi người, cũng như mức độ bệnh lý mỗi người khác nhau, cách sử dụng khác nhau.
Liệu pháp này hiệu quả đối với bệnh nhân trĩ ở mức độ nhẹ, mới phát hiện hoặc dùng để ngăn ngừa bệnh trĩ. Đối với bệnh nhân trĩ phức tạp, mức độ nặng hoặc có biến chuyển xấu, bệnh nhân cần được điều trị bằng những liệu pháp chuyên biệt mà bác sĩ chỉ định, có thể kết hợp với việc dùng xơ mướp để hỗ trợ giảm triệu chứng trong quá trình điều trị.
Chữa trĩ bằng xơ mướp không thể thay thế cho phác đồ điều trị trĩ của bác sĩ. Bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng liệu pháp để tránh gây ra tình trạng viêm nhiễm hậu môn, hoặc làm nặng thêm tình trạng táo bón, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo:
Những điều cần thực hiện khi chữa bệnh trĩ bằng xơ mướp
Trong quá trình chữa trĩ bằng xơ mướp người bệnh cần thực hiện một số biện pháp đi kèm sau để đạt hiệu quả một cách tối đa
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bệnh nhân mắc trĩ cần điều chỉnh chế độ ăn theo nguyên tắc sau:
- Tăng cường bổ sung rau xanh, các thực phẩm nhiều chất xơ, nhiều vitamin, các loại rau, củ, quả để nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón.
- Bổ sung nhiều trái cây như cam,… để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và nhanh hồi phục vết thương.
- Uống nhiều nước để giảm tình trạng táo bón.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích.
- Tránh ăn các thức ăn cay nóng, quá nhiều dầu mỡ, thức ăn quá mặn, nhiều gia vị.
Vệ sinh hậu môn
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, hàng ngày, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Người bệnh cũng nên chú ý sử dụng các loại giấy vệ sinh mềm, không có mùi để tránh việc gây kích ứng, làm xước và nặng thêm tình trạng đau rát hậu môn.
Việc ngâm rửa hậu môn hàng ngày bằng nước ấm có thể làm dịu các cơn đau, giúp làm giảm ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, giúp làm giảm các vết sưng nề.
Đi đại tiện khi có nhu cầu, không nên ngồi xổm khi đi ngoài, tránh việc dùng sức khi rặn có thể gây ra các vết nứt hậu môn, làm cho tình trạng búi trĩ ngày càng nặng, có thể gây lòi búi trĩ.
Thay đổi thói quen hằng ngày
Bệnh nhân bị trĩ nên hạn chế việc vận động quá mạnh, khuân vác đồ nặng, làm công việc cần dùng sức nhiều bởi có thể gây căng tức búi trĩ, làm búi trĩ sa xuống hoặc gây đau đớn, sưng nề nặng hơn.
Bệnh nhân cần chú ý nghỉ ngơi khi đau, không nên ngồi quá lâu, nên đi lại nhẹ nhàng, đồng thời nên thăm khám bác sĩ định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời nếu có biến chứng.
Review từ người dùng xơ mướp chữa bệnh trĩ
Anh Trần Văn Long – 1 nhân viện văn phòng chia sẻ:
“Tôi năm nay 40 tuổi, công việc văn phòng ngồi nhiều khiến tôi khó chịu vùng hậu môn, đại tiện khó khăn và ra máu tươi. Đi khám thì được bác sĩ chuẩn đoán trĩ cấp độ 1. Tôi rất lo lắng, nhưng sau được ông anh hàng xóm mách cho phương pháp chữa bệnh trĩ bằng xơ mướp cùng với luyện tập thể thao và dinh dưỡng hợp lý. Sau 3 tháng kiên trì tình trang của tôi đã giảm đi đáng kể, không còn đau và ra máu mỗi khi địa tiện nữa. Tuy vậy, giờ tôi đều đặn chữa trĩ bằng phương pháp này để ngăn ngừa bệnh tái phát.”
Xem thêm:
Dùng Cỏ Mần Trầu Chữa Bệnh Trĩ Bằng 5 Bài Thuốc Quý Cổ Truyền