[Review] 4 Cách dùng cỏ mực chữa bệnh trĩ an toàn, hiệu quả nhất

Cây cỏ mực là thảo dược có nhiều công dụng trong chữa bệnh. Cỏ mực chứa thành phần có công dụng kháng viêm và làm se niêm mạc hiệu quả vì vậy trong dân gian hay dùng cỏ mực chữa bệnh trĩ. Tuy nhiên còn nhiều người chưa biết về phương pháp này thì bài viết dưới đây PsbCollege sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp dùng cỏ mực để chữa bệnh trĩ.

foellie
Cỏ mực chữa bệnh trĩ
Cỏ mực chữa bệnh trĩ

1, Tổng quan về cây cỏ mực và tác dụng chữa bệnh trĩ.

Cây cỏ mực còn được gọi với cái tên nhọ nồi là loại cây rất thân thuộc với người dân Việt Nam, cỏ mực mọc hoang ở nhiều nơi và dễ tìm thấy nhất là ở đồng ruộng.

Trong Y học cổ truyền, cỏ mực là cây thuốc nam có vị hơi ngọt chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể và chữa trị táo bón. Cỏ mực là vị thuốc an toàn và lành tính cho mọi đối tượng.

Vậy cây cỏ mực là cây gì, có đặc điểm dược liệu như thế nào và có công dụng chữa bệnh  ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loại thảo dược này.

1.1 Cây cỏ mực là gì?

Cây cỏ mực được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Bạch hoa thảo, hàn liên thảo, kim lăng thảo, thủy hạn liên. Có tên khoa học là Eclipta prostrata L, tên tiếng anh là Eclipta alba Hassk. Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là cây nhọ nồi và phổ biến ở Châu Á.

Hình ảnh cây cỏ mực
Hình ảnh cây cỏ mực

Sở dĩ gọi là cỏ mực nguyên nhân 1 phần cũng là do khi vò nát cây sẽ ra loại nước có màu đen như mực. Do tính chất đó mà nhiều nơi trên thế giới nhất là ở Ấn Độ cỏ mực được điều chế thành sản phẩm trong mỹ phẩm có tác dụng chăm sóc da và là thuốc nhuộm làm đen tóc. Ở Java người ta lấy lá của cỏ mực làm thực phẩm.

Đặc điểm sinh thái cây cỏ mực:

  • Cỏ mực là cây có tuổi thọ dài, chúng có thể sống hơn 1 năm hoặc dài hơn tùy thuộc vào địa hình nơi sống. Cây mọc bò hoặc mọc thẳng đứng, có chiều cao trung bình khoảng từ 0.2 đến 0.4m, hoặc có thể cao tới 0.8m.
  • Có thân cây màu nâu, xanh lục hoặc hơi đỏ tía, có lông thưa, cứng mọc quanh thân.
  • Lá mọc đối, phát triển đồng đều 2 bên, các phiến hẹp và dài khoảng 2.5cm x 1.2cm. Hai mặt lá đều có lông, mép lá nguyên.
  • Hoa màu trắng, mọc ở ngọn thân hoặc mọc ở kẽ lá. Một cụm hoa có hoa lưỡng tính ở giữa và hoa cái nằm ở ngoài.
  • Quả dẹt hoặc cụt đầu, có 3 cạnh màu đen có chiều dài 3mm và chiều rộng 1.5mm.

Cỏ mực được phân thành 2 loại là: Cây cỏ mực tươi và cây cỏ mực khô

Thành phần hoạt chất có trong cây cỏ mực

  • Cây cỏ mực chứa lượng nhỏ  tinh dầu, caroten, chất đắng và chất ancaloit (ecliptin).
  • Nhiều nghiên cứu khác cho rằng cỏ mực có chứa thêm chất wedelolacton là chất curmarin lacton có thể tách được chất demetylwedelolactone và flavonozit.
  • Theo Y học hiện đại cỏ mực chứa các thành phần như saponin, tanin và các loại vitamin A, E, K.

1.2 Tác dụng của cây cỏ mực khi chữa bệnh trĩ

Các thành phần trong cỏ mực ở dạng tự nhiên nên phát huy tác dụng dụng chậm. Nhưng các thành phần này có tác dụng tốt trong làm giảm sưng, viêm và diệt trừ vi khuẩn. Đồng thời có tác dụng ngăn ngừa xuất huyết ở búi trĩ, làm bền vững tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn và làm lành những vết thương do bệnh trĩ gây ra.

2, Hướng dẫn cách dùng cây cỏ mực chữa bệnh trĩ

Điều trị bệnh trĩ bằng cỏ mực là một quá trình điều trị mất nhiều thời gian vì cỏ mực chứa các thành phần tự nhiên nên tác dụng mang lại sẽ hơi chậm. Có thể sử dụng cỏ mực chữa bệnh trĩ bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó để tăng hiệu quả người ta còn kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau.

Bạn có thể tham khảo 4 phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cỏ mực dưới đây

2.1 Dùng cây cỏ mực tươi xông hơi hậu môn chữa bệnh trĩ

Sử dụng các loại thảo dược để xông hơi hậu môn, vệ sinh búi trĩ hiện là phương pháp phổ biến được áp dụng rộng rãi.

Nước được sắc từ cây búi trĩ có tác dụng làm sạch búi trĩ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Từ đó mà đã giúp người bệnh tránh được tình trạng chảy máu búi trĩ, nhiễm trùng và giúp thúc đẩy quá trình tái tạo lại các tế bào niêm mạc đã bị tổn thương.

Cỏ mực tươi xông hơi hậu môn chữa bệnh trĩ
Cỏ mực tươi xông hơi hậu môn chữa bệnh trĩ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm cây cỏ mực tươi, sau đó nhặt bỏ lá úa.
  • Đem cỏ mực rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để cho ráo nước.
  • Cỏ mực sau khi ráo hết nước cho vào nồi đun sôi cùng với khoảng 1.5 lít nước và đun trong 5 đến 7 phút để cho các hoạt chất của cỏ mực tan vào nước.
  • Nước sau khi đun xong đổ ra chậu và chờ cho bớt nóng, dùng nước này để xông hơi hậu môn.
  • Xông cho đến khi nước nguội hẳn thì dùng nước này để ngâm rửa ngoài hậu môn.
  • Với phương pháp này bạn chỉ cần áp dụng ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

2.2 Dùng bột cây cỏ mực để chữa bệnh trĩ

Nếu như nơi bạn ở có ít cây cỏ mực thì bạn có thể mua cỏ mực ở dạng bột hoặc tự sơ chế để dùng dần và vì phương này cần điều trị trong thời gian dài nên bạn phải bảo quản cẩn thận. Cỏ mực ở dạng sơ chế này vẫn đảm bảo về các thành phần nên người bệnh có thể yên tâm khi áp dụng.

Dùng bột cây cỏ mực để chữa bệnh trĩ
Dùng bột cây cỏ mực để chữa bệnh trĩ

Hướng dẫn cách sơ chế cỏ mực:

  • Chuẩn bị số lượng lớn cây cỏ mực ( khoảng 2 -3kg ), đem nhặt bỏ lá úa và lá sâu, có thể sử dụng rễ hoặc cắt bỏ rễ.
  • Đem toàn bộ cỏ mực đi rửa sạch nhiều lần với nước và để ráo.
  • Sau khi ráo nước đem cỏ mực đi thái nhỏ và phơi qua dưới bóng dâm và cho lên bếp sao đến khi khô hoàn toàn.
  • Sau khi đã sao khô đem cỏ mực đi nghiền thành dạng bột mịn rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản và sử dụng đần.

Cách sử dụng:

  • Mỗi lần sử dụng chỉ lấy khoảng 10g bột hòa với nửa bát nước cơm và uống trực tiếp.
  • Để có hiệu quả tốt bạn nên thực hiện phương pháp này trong khoảng 1 tháng và ngày uống từ 2 đến 3 lần.

2.3 Kết hợp cây cỏ mực ( nhọ nồi ) và rượu chữa bệnh trĩ.

Rượu trắng là nguyên liệu có tính sát khuẩn cao, sát trùng và hạn chế tình trạng viêm nhiễm vết thương rất tốt. Chính vì thế khi kết hợp cỏ mực và rượu trắng sẽ là công thức điều trị bệnh trĩ hoàn hảo. Đặc biệt phương pháp này còn có thể áp dụng điều trị óng song cho đắp ngoài búi trĩ và uống bên trong.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 200g cây cỏ mực tươi, rửa sạch với nước và 1 ly rượu trắng có hàm lượng 50ml.
  • Sau khi rửa sạch cỏ mực thì ngâm cỏ mực trong nước muối khoảng 5 đến 7 phút để sạch hết bụi bẩn, để ráo nước.
  • Khi cỏ mực đã ráo hết nước thì thái nhỏ và cho vào cối giã nhuyễn đến khi có nước cốt thì dừng.
  • Cho toàn bộ phần nước cốt và phần bã cây cỏ mực vào nồi đun đến khi sôi, trong quá trình đun dùng đũa khuấy để hỗn hợp hòa quyện vào nhau.

Cách dùng:

  • Lấy miếng vải sạch lọc lấy phần nước cốt sau khi đun uống trực tiếp, còn phần bả thì đắp trực tiếp lên hậu môn, cố định lại bằng băng gạc để khoảng 30 phút sau đó mới thay bã và rửa lại bằng nước ấm cho sạch.
  • Để tăng hiệu quả của phương pháp này bạn nên thực hiện ngày 1 đến 2 lần là duy trì sử dụng trong khoảng 4 đến 6 tuần.

2.4 Chữa bệnh trĩ bằng cây cỏ mực và các thảo dược khác nhau

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh người ta còn kết hợp dùng cây cỏ mực và các loại thảo dược khác như: Cỏ bồ hoàng, trắc bá diệp, cỏ ngẫu tiết. Bài thuốc này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng ra máu nhiều khi đi đại tiện và giúp thanh nhiệt.

Kết hợp cỏ mực và các thảo dược khác chữa bệnh trĩ
Kết hợp cỏ mực và các thảo dược khác chữa bệnh trĩ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị: 40g cỏ mực, 20g cỏ ngưu tất, 20g cỏ bồ hoàng, 20g trắc bá diệp và 20g cỏ ngẫu tiết.
  • Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch với nước muối loãng. Sau đó ngâm tất cả nguyên liệu với nước muối loãng thêm khoảng 15 – 20 phút thì vớt ra để ráo nước.
  • Cho tất cả nguyên liệu đã làm sạch lên chảo nóng sao khô. Sau đó cho nguyên liệu vào ấm sắc lấy nước uống. Cho khoảng 4 bát nước vào ấm đun sôi với lửa nhỏ đến khi còn khoảng 2 bát con nước thì ngừng.
  • Lấy khăn sạch lọc phần bã thuốc lấy mình nước thuốc. Chia nước thuốc thành 3 phần, ngày uống 3 lần sau bữa ăn chính.
  • Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong vòng  4 – 8 tuần để có hiệu quả tốt nhất.

3, Đối tượng có thể dùng cây cỏ mực chữa bệnh trĩ

Cỏ mực là thảo dược tự nhiên hoàn toàn lành tính và an toàn khi sử dụng cho người bệnh. Cỏ mực có thể điều trị cả bệnh trĩ ngoại và trĩ nội. Tuy nhiên đây là phương pháp dân gian và hiệu quả mang lại chậm vì vậy chỉ nên áp dụng phương pháp này với người bị bệnh trĩ ở mức độ nhẹ tức là khi bệnh mới bắt đầu phát triển ( ở giai đoạn 1 và 2 ).

Với những trường hợp bị trĩ nặng như búi trĩ sưng to, sa ra ngoài  thì nên tới các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị phù hợp.

4, Lưu ý khi dùng cây cỏ mực chữa bệnh trĩ

  • Không dùng cỏ mực chữa bệnh cho người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của cây.
  • Không sử dụng cỏ mực cho phụ nữ đang mang thai vì các thành phần trong cỏ mực có nguy cơ làm cho bà bầu bị sảy thai.
  • Dùng cỏ mực để chữa bệnh trĩ bạn phải kiên trì áp dụng để có hiệu quả tốt vì hiệu quả sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người và tình trạng của bệnh.
  • Nếu trong quá trình điều trị bệnh trở nặng thì bạn cần phải ngưng sử dụng cỏ mực và tới ngay cơ sở y tế để được điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trường hợp người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng hay tổn thương nặng thì tuyệt đối không áp dụng các bài thuốc ngâm rửa và đắp ngoài
  • Để có hiệu quả tốt bạn nên chú trọng tới chế độ ăn uống. Bạn nên uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, ăn đồ mát, ăn các thực phẩm giàu vitamin và hạn chế đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, hạn chế các chất kích thích, có cồn như rượu, bia.
  • Ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya đồng thời kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng tăng cường sức khỏe và không quan hệ bằng đường hậu môn.
  • Vệ sinh vùng kín,  hậu môn sạch sẽ, khi đi đại tiện sử dụng giấy mềm mịn tránh cọ xát gây tổn thương.

Xem thêm:

Cách dùng dầu mù u trị trĩ an toàn, hiệu quả nhất

Những cách sử dụng rượu tỏi chữa bệnh trĩ hiệu quả, đơn giản tại nhà

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *