Táo bón ở trẻ sơ sinh là căn bệnh về những rối loạn tiêu hóa thường gặp và gây ra nhiều khó chịu cho trẻ trong ăn uống, sinh hoạt. Tuy bệnh không quá nghiêm trọng nhưng nếu để kéo dài sẽ gây ảnh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Trong bài viết này, PsbCollege sẽ mách các bậc phụ huynh một số phương pháp điều trị cho con cực kỳ hữu ích.
1, Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?
Táo bón trẻ sơ sinh là tình trạng phân trở nên khô cứng, khó đẩy ra ngoài và không tiêu đi hết làm cho trẻ di chuyển khó khăn hơn. Khi trẻ bị táo bón thì số lần đi đại tiện sẽ giảm đi, khoảng 3 đến 5 ngày mới đi một lần hoặc có thể lâu hơn.
Tình trạng này thường làm cho trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi phải dùng sức rặn thì phân mới được đẩy ra ngoài. Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy, các mẹ cần nhận biết sớm để có biện pháp điều trị hợp lý.
2, Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Táo bón ở trẻ sơ sinh do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính dẫn đến bé gặp phải tình trạng này:
2.1 Chế độ ăn uống của mẹ
Hầu hết ở giai đoạn đầu đời thì thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ. Vì vậy mà chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới dinh dưỡng, sức khỏe của con. Khi mẹ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ăn nhiều đồ cay, nóng, ít chất xơ, đồ khó tiêu cùng với chế độ ngủ nghỉ không hợp lý đã gây ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của bé và dẫn đến tình trạng bé bị táo bón.
Sữa mẹ vừa là nguồn thức ăn thiết yếu vừa là nguồn cung cấp nước cho trẻ. Do đó nếu bú sữa mẹ không đủ sẽ khiến bé bị thiếu nước, làm phân cứng dẫn đến tình trạng bé bị táo bón.
2.2 Cho trẻ sử dụng sữa ngoài
Táo bón ở trẻ sơ sinh còn do mẹ cho trẻ sử dụng sữa ngoài quá sớm. Ở giai đoạn đầu đời khi mà dạ dày bé chưa phát triển hoàn thiện trong khi đó sữa công thức lại kết hợp nhiều thành phần lại không có chất xơ nên bé khó tiêu hóa được. Các chuyên gia cũng đã nhận định sữa công thức không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ đặc biệt trẻ sơ sinh.
Có một số trường hợp bắt buộc phải cho bé uống sữa công thức thì khi các bà mẹ cho con uống sữa công thức nhưng pha sai công thức cũng là nguyên nhân cao khiến bé bị táo bón.
2.3 Do bệnh lý
Ngoài những lý do bên ngoài thì nguyên nhân trẻ bị táo bón có thể do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể của trẻ. Do trẻ bị tổn thương thương đường tiêu hóa hoặc dị tật bẩm sinh như: Bệnh suy giáp nặng, đại tràng bị phình to.
3, Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh
Vì là trẻ sơ sinh chưa biết nói nên khó giao tiếp với bố mẹ để thể thông báo con bị táo bón. Do đó để biết con mình bị táo bón hay không, bố mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu bất thường dưới đây:
3.1 Trẻ quấy khóc, biếng ăn
Khi trẻ bỗng dưng biếng ăn, quấy khóc vô cớ, hay khó chịu nhăn nhó là những biểu hiện của bệnh táo bón. Tiêu hóa thực chất là quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng và đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Nhưng khi trẻ bị táo bón thì các chất cặn bã lại không được đào thải ra ngoài hay là hấp thụ ngược. Khi những chất này tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, bị đầy bụng từ đó mà trở nên quấy khóc, ngủ không con hay tỉnh giấc. Khi thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến trẻ biếng ăn.
3.2 Trẻ ít đi ngoài hơn bình thường, trẻ đi ngoài gặp nhiều khó khăn
Thông thường trẻ sơ sinh khi bú mẹ trong độ tuổi từ 8 đến 12 tháng thì sẽ đi ngoài từ 2 đến 3 lần một ngày. Còn với trẻ sử dụng sữa công thức thì số lần đi ngoài sẽ ít hơn. Nếu mẹ theo dõi con thấy số lần đi ngoài của con ít hơn bình thường, khoảng 1 đến 2 ngày mới đi một lần hoặc nặng hơn là 1 đến 2 tuần mới đi một lần thì khả năng rất cao trẻ đang bị táo bón.
Đặc biệt, khi trẻ đi ngoài gặp nhiều khó khăn cũng là biểu hiện điển hình của táo bón. Khi đi ngoài trẻ thường có các biểu hiện như người đỏ bừng, đổ nhiều mồ hôi hay nhăn nhó nguyên nhân là do phân bón cục, khô cứng làm trẻ phải dùng sức rặn nhiều. Phân của trẻ lúc này sẽ có màu sẫm đen hoặc xám và ở dạng viên vón cục vê tròn như phân dê và phân không có độ ẩm. Bên cạnh đó khi phải dùng sức để rặn nhiều đã gây tổn thương lên niêm mạc ở cùng chậu hông của trẻ, làm cho trẻ cảm thấy đau rát và sẽ hay quấy khóc.
3.3 Trẻ bị đầy bụng khó tiêu
Một dấu hiệu cũng giúp các bà mẹ dễ nhận thấy con mình bị táo bón đó là hiện tượng đầy bụng, chướng bụng khó tiêu. Khi trẻ bị đầy bụng thì bụng lúc nào cũng ở tình trạng phình to khi sờ thì cảm thấy cứng đi kèm với triệu chứng như là xì hơi thì nặng mùi.
4, Cách điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh
Dẫu biết bệnh này không gây nguy hiểm ngay nhưng táo bón kéo dài lâu ngày không được điều trị sẽ gây ra hậu quả như: Trẻ bị bệnh trĩ, ăn khó tiêu, biếng ăn, hay nôn chớ, chậm lớn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, còi cọc, thậm chí là bị nứt trực tràng. Dưới đây là một số phương pháp các mẹ có thể áp dụng tại nhà để điều trị chứng táo bón cho con nhỏ.
4.1 Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé
Trẻ sơ sinh đang phải bú mẹ thì việc đầu tiên là các bà mẹ nên cải thiện chế độ ăn của mình từ đó mà thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Để cải thiện hệ tiêu hóa cho bé các mẹ nên bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế đồ cay nóng, khó tiêu.
4.2 Để trẻ không bị thiếu nước thì các mẹ nên cho bé bú đủ.
Trường hợp trẻ phải uống sữa công thức mà bị táo bón thì mẹ nên đổi loại sữa khác cho con vì rất có thể trẻ bị dị ứng bởi thành phần trong sữa.
Để kích thích khả năng đi ngoài của trẻ các mẹ có thể cho trẻ uống một chút nước bạc hà pha loãng. Bạc hà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm dịu dạ dày. Ngoài ra để kích thích dạ dày các mẹ cũng có thể cho trẻ uống một lượng nhỏ nước trái cây từ các loại trái cây như: mận, nho, táo, lê, việt quất,… Các mẹ nên tránh cho con uống các loại trái cây như mơ, cam, bưởi, thơm, kiwi,..để tránh gây dị ứng lên dạ dày của trẻ.
4.3 Massage nhẹ nhàng cho trẻ
Mẹ chỉ nên sử dụng 3 ngón tay giữa chụm lại massage ở vùng bụng quanh rốn cho trẻ khoảng 3 phút. Khi massage mẹ nên ấn lực vừa phải đủ để cảm nhận được sự chuyển động của hơi cứng quanh rốn. Điều này sẽ giúp kích thích trẻ đi ngoài
4.4 Cho bé tắm trong nước ấm
Đây được coi là phương pháp điều trị được nhiều bà mẹ áp dụng nhất. Khi trẻ được tắm trong nước ấm sẽ giảm được cảm giác khó chịu và cảm thấy thoải mái hơn. Nước ấm có tác dụng kích thích nhu động ruột và kích thích cơ vòng hậu môn nhờ đó mà trẻ sơ sinh đi ngoài dễ dàng hơn.
Lưu ý: Khi trẻ bị táo bón từ 2 tuần trở đi và có các triệu chứng như: đi ngoài phân lẫn máu, bụng to lên, hay nôn ói,..thì mẹ cần đưa con tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời tránh để lại biến chứng sau này.
Xem thêm: