Trong cuộc sống hiện nay, bệnh trĩ ngày càng trở nên phổ biến và được trẻ hóa gây nên những khó khăn và cản trở trong sinh hoạt cũng như công việc. Nhiều người thắc mắc rằng bị bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không? Bài viết dưới đây PSB College sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này.
1, Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng tổn thương tại vùng hậu môn trực tràng, là hiện tượng tổn thương tĩnh mạch, tạo thành đám rối tĩnh mạch, hay còn gọi là búi trĩ. Tình trạng này xuất hiện thường do các tác động và thói quen sinh hoạt không khoa học hàng ngày của bệnh nhân.
2, Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trĩ
Một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trĩ thường gặp bao gồm: chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và thiếu khoa học, thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn; thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê; do thói quen thường xuyên ngồi trong thời gian dài, ít vận động; do quá trình mang thai ở nữ giới,… Trĩ cũng có thể vì tinh thần bị căng thẳng, stress trong một thời gian dài do áp lực cuộc sống, công việc cao.
3, Phân loại trĩ
Trĩ được chia thành trị nội và trĩ ngoại, tùy thuộc vào vị trí của búi trĩ.
Mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng của bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, được nhận biết bằng các dấu hiệu đặc trưng. Việc chẩn đoán cấp độ bệnh trĩ giúp quá trình điều trị được thực hiện phù hợp và chính xác hơn.
- Trĩ cấp độ 1: Dấu hiệu nhận biết là khi xuất hiện đám rối tĩnh mạch ở trong hoặc ở ngoài, xuất hiện triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện, có cảm giác đau rát. Ở giai đoạn này, máu chảy sau phân hoặc không lẫn với phân, được nhận biết khi nhìn qua giấy vệ sinh.
- Trĩ cấp độ 2: Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó chịu ở vùng hậu môn, lượng máu chảy nhiều hơn khi đi đại tiện, có thể thành giọt. Đám rối tĩnh mạch giãn nhiều hơn, có thể quan sát rõ hơn hiện tượng sa búi trĩ ở trĩ nội và trĩ ngoại. Đối với trĩ ngoại, quan sát ở hậu môn thấy các nốt tròn có kích thước nhỏ sần sùi. Đối với tình trạng trĩ nội, búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện, đặc biệt là khi phải dùng sức; sau đó búi trĩ có thể tự co lại vào trong ống hậu môn; bệnh nhân có thể bị sưng hoặc phù ở thành hậu môn.
- Trĩ cấp độ 3: Xuất huyết nặng khi đi đại tiện, máu chảy ra có thể theo tia hoặc thành dòng, có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu gây suy nhược cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi, không có sức làm việc và hoạt động. Các búi trĩ phát triển với kích thước lớn, gây khó chịu nhiều ở vùng hậu môn. Với những người bị trĩ nội, khi đại tiện búi trĩ sẽ bị sa ra ngoài và không còn khả năng tự co lại. Bệnh nhân cần tác động lực từ bên ngoài để đẩy búi trĩ lại bên trong.
- Trĩ cấp độ 4: Bệnh nhân thường xuyên bị đau rát và cảm thấy khó chịu, triệu chứng sa búi trĩ trở nên nghiêm trọng, máu chảy nhiều khi đi đại tiện. Búi trĩ sa ra ngoài không thể co lại ống hậu môn dù có tác động lực từ bên ngoài. Kích thước các búi trĩ phát triển nhanh, gây khó khăn khi di chuyển.
Bệnh trĩ ngoại ở mức độ nhẹ thì búi trĩ thường nhỏ và không gây đau đớn cho người bệnh. Khi bệnh tình tiến triển nặng, kích thước búi trĩ tăng lên, có dấu hiệu căng và sưng phồng, gây đau đớn và khó khăn khi di chuyển.
4, Bệnh trĩ có thể tự khỏi được không?
Trĩ là tình trạng bệnh xuất hiện chủ yếu do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mỗi người, có thể được khắc phục khi điều chỉnh phù hợp và khoa học. Với những bệnh nhân bị trĩ ở mức độ nhẹ, khi tình trạng tổn thương chưa lan rộng, có thể tự điều trị tại nhà bằng việc xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học, bổ sung nhiều chất xơ, tăng cường luyện tập để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.
Ngược lại, khi các nguyên nhân gây ra trĩ không được khắc phục hay cải thiện thì bệnh trĩ không thể tự khỏi nếu không có can thiệp điều trị y khoa. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, tình trạng trĩ được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng, không tái phát.
5, Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh nhân bị trĩ thường không đi khám khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên, do ở mức độ nhẹ, các triệu chứng không quá nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của cá nhân. Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, diễn biến nặng (ví dụ như trĩ nội cấp độ 3, cấp độ 4), bệnh nhân mới tham gia điều trị. Bệnh trĩ chỉ được điều trị và khỏi hoàn toàn khi điều trị sớm (tốt nhất là ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên). Đối với những trường hợp tình trạng bệnh đã trở nên nguy hiểm, để điều trị dứt điểm bệnh trĩ là khó khăn và cần nhiều thời gian, chi phí; bên cạnh đó tỷ lệ tái phát bệnh cũng được đánh giá là khá cao.
Mặt khác, để chữa dứt điểm bệnh trĩ, bệnh nhân cần được loại bỏ hoàn toàn các nguyên nhân gây ra bệnh. Một số nguyên nhân khó điều trị như bệnh nhân gặp tình trạng viêm đại tràng mạn, đây là bệnh lý không được khắc phục hoàn toàn nên gây trở ngại trong chữa trĩ. Hay ở phụ nữ đang mang thai thì tình trạng trĩ chỉ có thể cải thiện sau khi sinh em bé. Đồng thời sau khi chữa trĩ (bằng thuốc hoặc bằng các phương pháp ngoại khoa), người bệnh cần duy trì chế độ ăn và chế độ sinh hoạt phù hợp, chỉ như vậy thì mới không tái phát trĩ sau này.
Để biết tình trạng bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không , bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế, các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm. Không nên sử dụng các phương pháp truyền miệng không có cơ sở khoa học, tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và gây khó khăn trong điều trị sau này.
6, Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
6.1. Áp dụng các biện pháp không sử dụng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng tại nhà
- Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và khoa học, bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tránh các đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
- Không sử dụng các loại đồ uống có ga, hay có chứa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Người bị bệnh trĩ nên uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.
- Tăng cường luyện tập rèn luyện thân thể và nâng cao thể lực. Không ngồi quá lâu, nên xen kẽ vận động thư giãn trong thời gian làm việc.
- Sử dụng quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thoáng mát, không bó sát với cơ thể.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện/ tiểu tiện.
- Không nhịn khi có cảm giác buồn đại tiện. Xây dựng thói quen đi đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày.
- Tránh làm việc căng thẳng kéo dài, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trĩ.
6.2. Chữa dứt điểm trĩ bằng phương pháp sử dụng thuốc
Một số nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ bao gồm:
- Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm viêm, giảm tình trạng ngứa rát khó chịu ở vùng hậu môn: Hydrocortison 0.25% hoặc 1%
- Thuốc có tác dụng co mạch, khắc phục triệu chứng xuất huyết khi đi đại tiện, giảm triệu chứng ngứa rát và viêm nhiễm: Ephedrine sulfate, Phenylephrine. Nhóm thuốc này không được phép sử dụng cho bệnh nhân gặp tình trạng phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường, cao huyết áp, cường giáp, người gặp các bệnh lý tim mạch.
- Thuốc có tác dụng tăng cường yếu tố bảo vệ tế bào da, hạn chế kích ứng ở niêm mạc: Kẽm oxid, Glycerin hay Lanolin.
- Thuốc có tác dụng giảm đau do búi trĩ gây nên: Benzocain, Lidocain
- Có thể sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
Sử dụng thuốc là phương pháp phù hợp cho bệnh nhân bị trĩ mức độ nhẹ. Với tình trạng trĩ nghiêm trọng thì việc dùng thuốc thường không đem lại hiệu quả cao trong điều trị. Với trường hợp này nên sử dụng các biện pháp ngoại khoa, thực hiện các thủ thuật/ phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ. Hiện nay có nhiều phương pháp mổ búi trĩ hiện đại và tân tiến, đem lại hiệu quả cao và giảm tỷ lệ tái phát bệnh sau này, do đó vấn đề chữa trĩ dứt điểm là hoàn toàn có thể. Bệnh nhân nên tham khảo và lựa chọn những phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh và kinh tế của bản thân.
6.3. Chữa trĩ bằng các thảo dược tự nhiên tại nhà
– Sử dụng tỏi để chữa trĩ:
Trong tỏi có chứa hàm lượng lớn hoạt chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn chống viêm hiệu quả, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng nhiễm khuẩn ở vùng hậu môn. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào mới thay thế cho các tế bào bị tổn thương, giúp thu nhỏ kích thước búi trĩ. Một số cách có thể sử dụng tỏi để giảm tình trạng trĩ như:
- Sử dụng rượu tỏi: Ngâm khoảng 500 gam tỏi nghiền nhuyễn cùng với 500 mL rượu trắng trong thời gian khoảng 2 tuần. Sau đó sử dụng rượu này vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn hàng ngày.
- Đắp trực tiếp tỏi đã đập dập vào vùng hậu môn bị tổn thương. Có thể để qua đêm, sau đó rửa lại sạch sẽ bằng nước sạch.
– Sử dụng rau diếp cá để khắc phục các triệu chứng của trĩ:
Thành phần lá diếp cá có chứa nhiều các hoạt chất có tác dụng dược lý, đặc biệt là tinh dầu Decanonyl acetaldehyde với hàm lượng lên tới 21%. Thành phần này có tác dụng cầm máu tốt, khắc phục tình trạng xuất huyết khi đi đại tiện. Ngoài ra lá diếp cá cũng có tác dụng chống viêm hiệu quả.
Sử dụng lá diếp cá xông hơi vùng hậu môn là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện. Đun sôi khoảng 300 gam lá diếp cá cùng với một nồi nước, để nguội tới khoảng 60 độ rồi thực hiện xông hơi vùng hậu môn. Chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi xông hơi để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra có thể sử dụng nước ép lá diếp cá hàng ngày cũng giúp cải thiện tốt hệ tiêu hóa, hỗ trợ cho quá trình điều trị trĩ.
Một số các nguyên liệu thảo dược khác dễ kiếm, có thể dùng để chữa trĩ tại nhà như lá trầu không, lá lốt, lá bỏng, lá thiên lý, dầu dừa, mật ong, đu đủ,… Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện của bản thân để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Như vậy, bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không còn tùy thuộc vào người bệnh có tham gia điều trị sớm với những phương pháp phù hợp và kết hợp với thói quen sinh hoạt- chế độ dinh dưỡng khoa học hay không. Tốt nhất, người bệnh nên thăm khám ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên để tránh gặp khó khăn trong điều trị sau này.
Xem thêm:
Những cách sử dụng rượu tỏi chữa bệnh trĩ hiệu quả, đơn giản tại nhà