Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây chữa trĩ

Trong cuộc sống hiện nay, bệnh trĩ ngày càng trở nên phổ biến chủ yếu do chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thiếu vận động. Bệnh trĩ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Có nhiều phương pháp khác nhau để chữa trị bệnh trĩ, trong đó phổ biến và đơn giản nhất là sử dụng thuốc Tây Y để điều trị. Tuy nhiên, bệnh trĩ uống thuốc có hết không là thắc mắc chung của nhiều người, vậy trong bài viết này, PSB College sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó một cách toàn diện nhất.

foellie
Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?
Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?

1. Giới thiệu chung về bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng giãn quá mức tĩnh mạch bên trong khu vực trực tràng và hậu môn, dẫn đến các tĩnh mạch bị sưng và phồng lên do chịu áp lực lớn, hoặc do bị chèn ép trong thời gian dài.

Có thể nhận biết bệnh trĩ thông qua một số dấu hiệu như đại tiện ra máu (máu có thể thành giọt hoặc thành tia tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh), đau đớn và khó chịu vùng hậu môn (đây là dấu hiệu phổ biến ở các bệnh nhân bị trĩ), sa búi trĩ (thường gặp ở bệnh trĩ mức độ nghiêm trọng). 

Bệnh trĩ được phân thành các loại khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của búi trí so với đường lược:

  • Trĩ ngoại: là tình trạng gốc búi trĩ nằm dưới đường lược.
  • Trĩ nội: là tình trạng gốc búi trĩ nằm trên đường lược.
  • Trĩ vòng: là tình trạng búi trĩ chiếm hết cả vòng hậu môn.
  • Trĩ hỗn hợp: là tình trạng cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Ngoài ra, trĩ nội còn được phân chia thành 4 cấp độ khác nhau (độ 1, độ 2, độ 3, độ 4), để thể hiện mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Trong đó, cấp độ 1 và 2 được xem là nhẹ; cấp độ 3 và 4 được đánh giá là trung bình- nghiêm trọng. 

2. Bệnh trĩ uống thuốc Tây Y có khỏi không?

Sử dụng thuốc Tây Y để chữa trĩ có đem lại hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng bệnh của bệnh nhân, chế độ tuân thủ liều hay thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị trĩ
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị trĩ

2.1. Tình trạng bệnh trĩ của bệnh nhân

Phương pháp dùng thuốc để chữa trĩ thường được sử dụng cho bệnh nhân bị trĩ nhẹ cho đến trung bình, có thể sử dụng các loại thuốc đặt kết hợp cùng với thuốc bôi ngoài da để tăng tác dụng. Một số loại thuốc thường được sử dụng như thuốc chống viêm, thuốc co mạch (nhằm hạn chế tình trạng xuất huyết khi đi đại tiện), thuốc bảo vệ da, giảm kích ứng vùng hậu môn; thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.

Với những bệnh nhân bị trĩ nghiêm trọng thì phương pháp dùng thuốc thường không đem lại hiệu quả như mong muốn. Trường hợp này cần tham khảo các phương pháp phẫu thuật ngoại khoa để điều trị dứt điểm trĩ. 

2.2. Chế độ tuân thủ liều khi sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ là điều kiện quan trọng để chữa trĩ thành công. Trong trường hợp bệnh nhân tự ý điều chỉnh liều sử dụng, không sử dụng thuốc đều đặn và liên tục hàng ngày, thường xuyên quên liều hoặc dừng dùng thuốc giữa liệu trình thì sẽ không đem lại hiệu quả điều trị, ngoài ra có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn cho điều trị sau này.

2.3. Thói quen sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân bị trĩ

Thói quen sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị dứt điểm bệnh trĩ. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ, rèn luyện lối sống lành mạnh, luôn giữ cho tinh thần được thoải mái. Nếu bệnh nhân không khắc phục được các thói quen sinh hoạt xấu trong đời sống hàng ngày thì tỷ lệ tái phát trĩ sau khi chữa là rất cao. 

2.4. Cơ địa của người dùng thuốc

Với những đối tượng có cơ địa hấp thu thuốc tốt thì có thể nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số đối tượng dung nạp thuốc kém, gây khó khăn trong điều trị, kéo dài thời gian điều trị và bệnh tình không được khắc phục triệt để. 

Nhìn chung, với những bệnh nhân bị trĩ nhẹ và trung bình, nếu tuân thủ theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ và rèn luyện được các thói quen lành mạnh thì khả năng hết trĩ là rất cao. Phương pháp dùng thuốc để điều trị trĩ là phương pháp an toàn, hiệu quả, đơn giản và nhanh chóng khi sử dụng. 

3. Các loại thuốc thường được sử dụng trong chữa trĩ

Các loại thuốc thường được sử dụng trong chữa trĩ có thể ở các dạng: thuốc uống, thuốc dạng bôi hoặc thuốc đặt.

3.1. Thuốc chữa trĩ dạng bôi

Thuốc chữa trĩ dạng bôi có công dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu, đau rát ở vùng hậu môn. Thành phần chính của các loại thuốc này thường các các hoạt chất làm dịu da và làm mềm da, các hoạt chất bôi trơn làm giảm khó chịu, các chất gây tê giúp giảm triệu chứng đau đớn. Một số chế phẩm thường được sử dụng hiện nay như:

  • Benzocain, Lidocain: có tác dụng giảm đau và ngứa rát, giảm kích ứng và khó chịu ở vùng hậu môn.
  • Ephedrin sulfat, Phenylephrin: có tác dụng co mạch, giảm triệu chứng xuất huyết khi đại tiện.
  • Kẽm oxyd, lanolin, glycein: có tác dụng tạo hàng rào bảo vệ cho vùng da bị tổn thương, giảm sự mất nước ở lớp biểu bì tế bào, giảm khó chịu và ngứa ngáy.
  • Hydrocortisol: có tác dụng chống viêm nhiễm.
  • Neomycin, Framycetin: các thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn.
  • Một số loại thuốc gel bôi có nguồn gốc thảo dược (chiết xuất từ lá lốt, ngải cứu, cúc tần): giúp làm dịu da, giảm đau, giảm chảy máu.
Một sô loại thuốc uống chữa trĩ
Một sô loại thuốc uống chữa trĩ

3.2. Thuốc chữa trĩ dạng uống

Một số loại thuốc chữa trĩ dạng uống thường được sử dụng hiện nay:

  • Thuốc nhuận tràng giúp hạn chế tình trạng táo bón, giúp quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi hơn, tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Thuốc giảm đau: ví dụ như Paracetamol, Aspirin
  • Các thuốc kháng sinh như Penicillin, Cephalosporin giảm tình trạng nhiễm khuẩn vùng vết thương.
  • Các thuốc chống viêm nhiễm như thuốc thuộc nhóm NSAIDS, hay các dẫn chất corticosteroid.
  • Thuốc có tác dụng co mạch: Ephedrin sulfat, Phenylephrin
  • Thuốc tăng sức bền thành mạch: Hesperidin, các dẫn chất Flavonoid

3.3. Thuốc chữa trĩ dạng đặt

Bên cạnh dạng uống và dạng bôi ngoài da, thuốc chữa trĩ dạng đặt cũng đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng khi sử dụng. Thuốc đặt hậu môn giúp làm giảm thiểu nhanh chóng các triệu chứng như viêm nhiễm, sưng, nóng, đỏ, đau. Tuy nhiên, thuốc đặt có thể gây kích ứng nếu sử dụng không đúng cách, do đó cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Một số loại thuốc đặt thường dùng như Avenoc, Witch Hazel, Calmol.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tây Y chữa trĩ

Trong quá trình sử dụng thuốc Tây Y để chữa trĩ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Để thuốc phát huy công dụng cần sử dụng đúng liệu trình, đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể gặp các tác dụng không mong muốn, làm ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của các cơ quan. Do đó cần cân nhắc khi sử dụng.
  • Hầu hết các loại thuốc chữa trĩ làm giảm các triệu chứng nhanh chóng nhưng không triệt để. Cần kết hợp với nhiều các yếu tố khác nhau để tình trạng trĩ không tái phát.
  • Chữa trĩ bằng thuốc chỉ đem lại hiệu quả cho người mới bị trĩ hoặc bị trĩ ở mức độ nhẹ.
  • Sử dụng thuốc tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn.
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ và vitamin, hạn chế sử dụng các đồ ăn cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ. Chú ý uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Kết hợp tập luyện nâng cao sức khỏe. Không nên ngồi quá lâu ở một vị trí.

Điều trị trĩ bằng phương pháp sử dụng thuốc Tây Y là phương pháp được nhiều người sử dụng bởi tính đơn giản, thuận lợi và hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp chỉ phù hợp với những đối tượng bị trĩ mức độ nhẹ và cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, cần thăm khám sớm để có thể điều trị trĩ khỏi hoàn toàn. 

Xem thêm:

[Hỏi đáp] Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?

9 cách giúp giảm bớt cơn đau trĩ ngay lập tức, an toàn và hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *