Trĩ sưng đau đem lại cảm giác khó chịu và đau đớn, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu được điều đó, trong bài viết này, PSB College sẽ cung cấp cho các bạn những cách giảm đau trĩ đơn giản và hiệu quả, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.
1. Hiện tượng đau trong bệnh trĩ
Trĩ là tình trạng bệnh phổ biến hiện nay có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Búi trĩ là tình trạng đám rối tĩnh mạch vùng trực tràng- hậu môn bị giãn quá mức, gây nên những tổn thương ở vùng hậu môn, khiến các tĩnh mạch bị phình to. Kích thước búi trĩ tăng dần theo thời gian và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Cảm giác đau đớn thể hiện rõ nhất khi búi trĩ có kích thước lớn và sa ra ngoài, thường gặp ở những bệnh nhân bị trĩ mức độ từ trung bình cho đến nặng. Chúng gây khó chịu, ngứa ngáy và đau đớn, tăng nguy cơ nhiễm trùng nhiễm khuẩn ở vùng hậu môn, tăng tỷ lệ mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư hậu môn- trực tràng. Do đó, cần có những biện pháp làm giảm đau trĩ và điều trị trĩ triệt để.
2. Các cách giảm đau búi trĩ phổ biến hiện nay
2.1. Sử dụng thuốc giảm đau trĩ
Sử dụng thuốc Tây Y được xem là phương pháp cho hiệu quả nhanh nhất khi bị đau do trĩ và cũng là phương pháp được các bác sĩ khuyên dùng. Sử dụng thuốc cần tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không được phép tự ý dùng thuốc, tránh khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn. Để giảm đau trĩ, bệnh nhân thường được kê đơn sử dụng một số các nhóm thuốc sau:
- Thuốc giảm đau sử dụng đường uống. Một số các chế phẩm thường được kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin.
- Nhóm thuốc kháng viêm giúp búi trĩ bớt sưng to và giảm viêm nhiễm.
- Dibucain: Thuốc có tác dụng ức chế các dây thần kinh cảm giác đau ở vùng hậu môn, để hệ thần kinh trung ương không nhận được tín hiệu đau, từ đó giúp người bệnh giảm được cảm giác đau đớn do búi trĩ gây ra.
- Trimebutin: Thuốc có tác dụng hạn chế hoạt động co thắt ở cơ vòng hậu môn, từ đó giảm áp lực lên hậu môn, giảm cảm giác đau.
- Thuốc bôi Preparation H: Thuốc có tác dụng co các tĩnh mạch, giúp giảm kích thước búi trĩ, từ đó giảm cảm giác đau và khó chịu vùng hậu môn.
- Thuốc nhuận tràng, làm mềm phần: Giảm cảm giác đau khi đi đại tiện.
2.2. Một số bài thuốc dân gian hiệu quả
Sử dụng các bài thuốc dân gian giúp làm giảm đau búi trĩ từ từ an toàn và lành tính đối với cơ thể, hầu như không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả phương pháp đem lại chậm, do đó cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài.
- Giảm đau trĩ bằng lá trầu không: Chuẩn bị một nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau đó đun sôi nước cùng với lá trầu không khoảng 10 phút, cho đến khi nước đun chuyển màu vàng nhạt. Để nguội nước rồi sử dụng nước lá trầu không để ngâm hậu môn khoảng 15 phút, áp dụng 2 đến 3 lần mỗi ngày. Chú ý trước khi ngâm nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Các thành phần từ lá trầu không như tinh dầu, các chất kháng viêm,… sẽ giúp thu nhỏ kích thước búi trĩ, giảm đau, tránh nhiễm trùng nhiễm khuẩn.
- Giảm đau trĩ bằng lá bỏng: Lá bỏng được cho rằng có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả cho các vết thương ngoài da. Có thể sử dụng lá bỏng để ăn hoặc đắp ngoài da để làm giảm cơn đau do trĩ gây ra. Cách 1: Sử dụng lá bỏng ăn hai lần mỗi ngày, mỗi lần 4 lá, sử dụng vào buổi sáng và buổi chiều. Cách 2: Giã nát lá bỏng rồi đắp trực tiếp vào hậu môn vào buổi tối trước khi đi ngủ, để qua đêm. Sau đó vệ sinh sạch sẽ lại hậu môn vào sáng hôm sau.
- Sử dụng lá lốt giảm đau trĩ: Giống như lá trầu không, đun sôi nước cùng lá lốt, sau đó sử dụng nước này để ngâm hậu môn (cũng có thể sử dụng để xông hơi hậu môn trước, rồi dùng nước nguội để ngâm hậu môn). Có thể kết hợp lá lốt cùng các loại thảo dược khác để tăng hiệu quả của phương pháp như lá sung, lá cúc tần, ngải cứu, nghệ. Áp dụng phương pháp này 2 đến 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Giảm đau trĩ bằng rau diếp cá: Sử dụng rau diếp cá ép lấy nước, sử dụng uống hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, có thể sử dụng rau diếp cá đun sôi cùng nước để sử dụng xông hậu môn. Khi nước nguội có thể dùng để ngâm rửa hậu môn. Sau đó, rửa lại với nước, lau khô nhẹ nhàng với khăn bông.
2.3. Cách giảm đau trĩ tại nhà
2.3.1. Chườm lạnh
- Chuẩn bị túi nước đá để trong tủ lạnh cho đến khi nước đóng đá hoàn toàn.
- Bọc túi nước đá trong một chiếc khăn sạch rồi chườm nhẹ lên búi trĩ. Chườm nhẹ nhàng khoảng vài phút rồi dừng, đợi cho tới khi da ấm lại thì tiếp tục chườm. Không nên chườm trong thời gian quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh vùng da xung quanh. Thực hiện chườm lạnh từ 3 cho đến 4 lần mỗi ngày.
- Sau đó dùng khăn bông thấm nhẹ nhàng để làm khô vùng hậu môn.
Phương pháp này giúp giảm sưng và đau một cách nhanh chóng, làm co thành mạch, có tác dụng cầm máu hiệu quả.
2.3.2. Nằm xuống
Búi trĩ bị đau nhức khi có áp lực lớn lên vùng hậu môn, do đó để giảm đau, cách tốt nhất là giảm áp lực đó. Khi bị đau, người bệnh nên nằm xuống và co chân vuông góc trong khoảng nửa giờ. Tư thế này giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, làm giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
2.3.3. Ngâm hậu môn trong nước ấm
Ngâm hậu môn trong nước ấm có tác dụng giảm đau, giảm sưng, giảm viêm cho người bị đau ở vùng hậu môn. Chú ý không thêm xà phòng hoặc sữa tắm vào nước, tránh gây kích ứng vùng tổn thương. Tuy nhiên, có thể thêm một số chất theo hướng dẫn của bác sĩ như povidoneiodine, baking soda.
Hướng dẫn cách tiến hành:
- Chuẩn bị một chiếc chậu sạch và có kích thước phù hợp để tiến hành ngâm hậu môn.
- Chuẩn bị nước ấm vừa đủ đổ vào chậu. Nhiệt độ nước khoảng 50- 60 độ C, nước nóng quá có thể gây bỏng và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tiến hành ngâm hậu môn từ 15 cho đến 20 phút.
- Sau đó, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch, tránh thao tác mạnh làm tổn thương vùng búi trĩ.
2.3.4. Đưa búi trĩ về đúng vị trí
Sa búi trĩ ra vùng ngoài hậu môn gây khó chịu, đau đớn và sưng tấy cho bệnh nhân. Để khắc phục tình trạng này, có thể đưa búi trĩ về đúng vị trí bên trong hậu môn nếu thao tác thực hiện không gây quá đau.
Hướng dẫn các thao tác thực hiện:
- Chuẩn bị dụng cụ gồm găng tay một lần, gel bôi trơn.
- Tư thế ngồi: Ngồi xổm, ôm sát ngực vào đùi.
- Thoa gel bôi trơn lên ngón tay đã đeo gang.
- Nhẹ nhàng đẩy búi trĩ vào bên trong hậu môn.
- Kết hợp chườm đá lạnh vào hậu môn để giảm đau, giảm sưng búi trĩ.
Chỉ thực hiện biện pháp này khi việc đưa búi trĩ trở lại không quá đau đớn. Nếu không thực hiện được, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ điều trị.
2.3.5. Tránh rặn mạnh khi đi đại tiện
Rặn mạnh khi đi đại tiện khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài, tăng cảm giác đau đớn, dễ dẫn tới tình trạng nứt kẽ hậu môn. Do đó, cần áp dụng đúng tư thế và kĩ thuật để tránh tình trạng phải dùng sức rặn khi đi đại tiện. Về tư thế ngồi, ngồi đúng không chỉ giúp người bệnh giảm đau nhức khó chịu mà còn giúp vết thương nhanh lành hơn. Khi đại tiện nên ngồi hẳn vào ghế toilet, đặt tay lên đùi để giảm áp lực thân trên lên vùng hậu môn. Chân hơi chếch ở phía trước, người nghiêng về đằng trước nhẹ hoặc có thể dùng một chiếc ghế nhỏ để kê chân. Đây là tư thế được khuyến khích dùng khi đi đại tiện với bệnh nhân bị trĩ.
2.3.6. Kết hợp các phương pháp chăm sóc da vùng hậu môn
Vùng da quanh hậu môn thường nhạy cảm đối với các bệnh nhân bị trĩ, do đó không nên sử dụng các chất tẩy rửa hoặc xà phòng để làm sạch vùng này, dễ gây kích ứng và khiến cơn đau dai dẳng hơn. Tốt nhất chỉ nên sử dụng nước ấm để vệ sinh vùng hậu môn.
2.3.7. Sử dụng khăn lau không có chứa cồn
Để làm khô vùng hậu môn, chú ý không sử dụng giấy vệ sinh thô. Giấy vệ sinh thô có bề mặt thô ráp có thể gây trầy xước và kích ứng vùng hậu môn. Nên sử dụng khăn ướt y tế hoặc khăn bông ẩm mềm để làm khô nhẹ nhàng. Có thể thấm ẩm khăn với tinh chất lô hội, vitamin E, witch hazel để làm dịu da và mềm da nhanh chóng.
3. Biện pháp phòng tránh tình trạng đau trong trĩ
Bên cạnh các phương pháp giúp làm giảm đau búi trĩ, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh tình trạng đau trong trĩ. Sau đây là một số biện pháp được bác sĩ khuyên áp dụng:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng, phù hợp với người bị bệnh trĩ. Do đó, nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn để tốt cho hệ tiêu hóa, phòng tránh tình trạng táo bón, các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, hạn chế sử dụng các đồ ăn cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ, hay các thức uống chứa cồn như rượu, bia.
- Uống tổi thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng nhu động ruột, tăng cường tiêu thụ chất xơ và giúp làm mềm phân.
- Kết hợp luyện tập thể thao thường xuyên.
- Rèn luyện thói quen đi đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày. Không nhịn đại tiện khi có nhu cầu, điều đó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Không duy trì tư thế ngồi quá lâu trong thời gian dài. Kết hợp luyện tập nhẹ nhàng giữa giờ với tần suất 50 phút ngồi- 5 phút thư giãn.
- Tránh để tâm lý bị căng thẳng và stress trong thời gian dài.
- Thường xuyên tái khám để kiểm soát tình trạng bệnh của bản thân.
Nói chung, có nhiều biện pháp hỗ trợ giúp làm giảm cơn đau trĩ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị sớm để điều trị căn bệnh này dứt điểm, tránh tái phát sau này.
Xem thêm:
Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả
Những cách sử dụng rượu tỏi chữa bệnh trĩ hiệu quả, đơn giản tại nhà