Huyết trắng là gì? Nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh huyết trắng

Huyết trắng là bệnh gì?

Huyết trắng là chất dịch đặc trưng được tiết từ âm đạo của phụ nữ, ở trạng thái bình thường có màu trắng sữa, sánh và trong như lòng trắng trứng, không có mùi. Huyết trắng có vai trò duy trì cân bằng độ ẩm cho âm đạo, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi nấm, các vi sinh vật gây bệnh; tạo môi trường thích hợp cho tinh trùng sống sót và di chuyển thực hiện chức năng sinh sản. Có thể thấy, huyết trắng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển chức năng sinh sản của nữ giới. Khi cơ thể ở trạng thái bình thường và không nhiễm bệnh, một ngày cơ thể tiết một lượng nhỏ huyết trắng từ 1 đến 4 mL. Khi âm đạo bị các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, lượng huyết trắng sẽ tăng lên đáng kể, kèm với độ là sự biến chuyển về màu sắc như huyết trắng màu vàng, màu nâu, đục, có mùi hôi, vón cục, hay thậm trí là huyết trắng có máu. Tình trạng huyết trắng bị thay đổi khác với huyết trắng sinh lý bình thường được gọi chung là bệnh huyết trắng.

foellie

Tuy nhiên có một số trường hợp huyết trắng có sự thay đổi nhưng không đáng kể hay không nguy hiểm. Sự thay đổi này là do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới, thường gặp ở phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú, nữ giới đang trong chu kỳ đèn đỏ, đối tượng thường xuyên sử dụng các thuốc tránh thai có nguồn gốc estrogen hay progesteron; phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh; người thường xuyên bị căng thẳng lo âu kéo dài; người đang sử dụng các thuốc kháng sinh để điều trị và nhiều trường hợp khác. Các trường hợp này đa phần không gây nguy hiểm tới sức khỏe của bản thân và có thể khắc phục bằng các phương pháp không sử dụng thuốc.

Huyết trắng là gì?
Huyết trắng là gì?

Sự khác biệt giữa khí hư và huyết trắng

Huyết trắng là một chất dịch sinh lý của cơ thể. Huyết trắng được tạo thành qua sự trộn lẫn của các chất nhầy ở tuyến dịch ở âm hộ, huyết tương thẩm thấu qua các mạch máu nhỏ ở thành âm đạo, cùng với các tế bào đã già hóa tại tử cung và âm đạo; tạo ra chất nhầy màu trắng, gần giống với lòng trắng trứng, không có mùi hoặc có mùi tanh nhẹ nhưng không rõ ràng. Lượng huyết trắng tiết ra phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ hormon estrogen trong cơ thể. Nồng độ estrogen thì được thay đổi qua các độ tuổi và quá trình phát triển khác nhau của mỗi nữ giới, do đó tại mỗi thời kỳ, huyết trắng cũng có sự thay đổi ít nhiều.

Ở độ tuổi dưới 12 tuổi, khi cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện, cơ thể bé gái hầu như không xuất hiện huyết trắng.

Trong giai đoạn dậy thì, các bộ phận của cơ quan sinh dục phát triển nhanh và mạnh, buồng trứng cũng lớn dần theo thời gian, cùng với đó là hoạt động bài tiết các chất nội tiết, huyết trắng bắt đầu xuất hiện nhưng với lượng không nhiều.

Khi cơ thể trưởng thành, cơ quan sinh dục phát triển ổn định, nồng độ estrogen và progesterone được thay đổi trong suốt chu kỳ sinh lý của nữ giới. Trong chu kỳ đèn đỏ là thời điểm nồng độ estrogen và progesterone cao nhất, kéo theo đó là lượng huyết trắng nhiều (trước thời điểm rụng trứng từ 12 đến 24 giờ). Tại các thời điểm khác, khi nồng độ nội tiết tố cân bằng lại và ổn định thì lượng huyết trắng không còn bài tiết nhiều như trước, duy trì ở mức sinh lý của cơ thể.

Khi âm đạo bị nhiễm các vi khuẩn, vi nấm, vi sinh vật gây hại thì huyết trắng sẽ có biểu hiện bất thường đặc trưng cho nguyên nhân gây bệnh, khi đó gọi lầ khí hư. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà khí hư có màu sắc và số lượng khác nhau. Khí hư do nhiễm nấm Candida albicans có màu trắng đục, đặc, có thể keo tụ với nhau tạo thành từng mảng, có hoặc không xuất hiện mùi hôi khó chịu, gây cảm giác ngứa và khó chịu tại âm đạo. Khí hư do nhiễm Trichomonas Vaginalis có màu vàng hoặc màu xanh, thể chất loãng, nhiều bọt khí, có hoặc không xuất hiện mùi hôi khó chịu, gây cảm giác ngứa và khó chịu tại âm đạo. Khí hư do nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường âm đạo có màu trắng xám hoặc màu vàng, loãng, không vón cục và bám dính trên quần nhỏ, gây mùi hôi tanh khó chịu.

Hình ảnh khí hư
Hình ảnh khí hư

Triệu chứng của bệnh huyết trắng

Bệnh huyết trắng thường được nhận biết khi cơ thể có một số triệu chứng sau:

  • Số lượng huyết trắng tăng nhiều bất thường so với dịch sinh lý thông thường, màu sắc thay đổi (từ màu trắng sữa trong sang màu vàng, xanh, xám, trắng đục).
  • Huyết trắng có mùi hôi tanh khó chịu.
  • Vùng kín có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Âm đạo đau rát khi quan hệ hoặc gặp khó khăn trong tiểu tiện.
  • Triệu chứng đau vùng bụng dưới ít gặp hơn so với các triệu chứng trên nhưng cũng có xuất hiện khi bị bệnh huyết trắng.

Nguyên nhân gây bệnh huyết trắng

Nhiễm nấm Candida albicans

Candida albicans là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh phụ khoa ở chị em phụ nữ. Cơ thể thường mắc phải vi nấm này khi pH âm đạo đột ngột thay đổi do nội tiết cơ thể, hoặc do sử dụng kháng sinh liều cao hay phụ nữ đang trong thai kỳ. Khí hư do nhiễm nấm Candida albicans có màu trắng đục, đặc, có thể keo tụ với nhau tạo thành từng mảng, có hoặc không xuất hiện mùi hôi khó chịu, gây cảm giác ngứa và khó chịu ở âm đạo.

Nhiễm trùng roi Trichomonas

Tỷ lệ mắc bệnh âm đạo do trùng roi Trichomonas cũng được ghi nhận khá cao, thường gặp ở những bệnh nhân không vệ sinh sạch sẽ vùng kín hoặc vệ sinh bằng nguồn nước không đảm bảo. Khí hư do nhiễm Trichomonas Vaginalis có màu vàng hoặc màu xanh, thể chất loãng, nhiều bọt khí, có hoặc không xuất hiện mùi hôi khó chịu, gây cảm giác ngứa và khó chịu tại âm đạo.

Do bệnh lý liên quan tới tử cung

Một số bệnh lý liên quan tới tử cung cũng được ghi nhận là nguyên nhân gây ra bệnh huyết trắng như viêm lộ tuyến tử cung, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu. Các bệnh lý ở các mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau đều có thể dẫn tới sự bất thường của khí hư. Với từng tình trạng bệnh lý mà khí hư cũng có những thể chất và màu sắc khác nhau. Khi bị viêm cổ tử cung, huyết trắng thường có màu xanh, đặc, dễ lẫn máu. Hay khi bị viêm lộ tử cung, khí hư có mùi hôi nặng, gây khó chịu, chất nhầy màu trắng đục và bám chặt trên quần trong.

Nguyên nhân gây ra bệnh huyết trắng
Nguyên nhân gây ra bệnh huyết trắng

Do tạp trùng

Khi âm đạo bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, các vi khuẩn hay tạp trùng, huyết trắng sinh lý sẽ có biểu hiện bệnh lý như có màu trắng xám hoặc màu vàng, loãng, không vón cục và bám dính trên quần nhỏ, gây mùi hôi tanh khó chịu. Hầu hết các tác nhân gây hại xâm nhập được là do âm đạo mất đi hàng rào bảo vệ sinh lý, khiến cho mất cân bằng pH tại vùng kín, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi sinh vật phát triển.

Huyết trắng ra nhiều có nguy hiểm không?

Bệnh huyết trắng được khẳng định không gây nguy hiểm tới sức khỏe của bệnh nhân nhưng lại khiến cuộc sống thường ngày gặp nhiều bất tiện. Tình trạng huyết trắng tiết nhiều và có mùi khó chịu làm ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày, ảnh hưởng tới đời sống riêng tư của các cặp đôi. Ngoài ra, việc vùng kín luôn ẩm ướt, khó chịu, ngứa ngáy, khiến nữ giới mất đi sự tự tin. Tình trạng bệnh nếu trở nên nghiêm trọng và không được kiểm soát có thể làm suy giảm chức năng sinh sản ở nữ giới, gây sinh non, vô sinh hoặc làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Bà bầu ra nhiều khí hư có cần đi khám phụ khoa?

Khi phụ nữ đang mang thai, nội tiết tố trong cơ thể có nhiều biến động, sự gia tăng nồng độ hormone estrogen và progesteron sẽ khiến khí hư nhiều hơn bình thường, đây là dấu hiệu thường gặp nhưng chị em không nên coi nhẹ và bỏ qua. Cần xem xét kết hợp với một hoặc nhiều các dấu hiệu khác:

  • Nếu khí hư có kèm hiện tượng mùi hôi khó chịu, màu sắc thay đổi, vùng kín thường xuyên bị đau rát và ngứa ngáy; đây là dấu hiệu cao của tình trạng viêm âm đạo.
  • Nếu khí hư có màu hồng hoặc đỏ vào giai đoạn cuối thai kỳ, đây là dấu hiệu thai phụ sắp chuyển dạ hoặc có nguy cơ cao bị viêm lộ tử cung.

Khi gặp các trường hợp như trên hoặc bất kỳ trường hợp bất thường nào khác, chị em nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng sau này.

Bà bầu cần làm gì khi khí hư ra nhiều?

Trong thai kỳ mà gặp tình trạng ra nhiều khí hư, trước khi sử dụng các phương pháp dùng thuốc, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng của mình:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, thay quần nhỏ 2 lần mỗi ngày để giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ và thoáng khí. Sử dụng quần áo vừa với cơ thể, chất vải thoải mái; không nên mặc đồ bó sát cơ thể, đặc biệt đối với vùng kín.
  • Không thụt rửa sâu vào trong âm đạo.
  • Không sử dụng các dung dịch vệ sinh có tác động mạnh tới âm đạo, tránh làm mất cân bằng pH âm đạo. nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ và an toàn với cơ thể.
  • Không tự ý dùng thuốc tại nhà khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    Cần làm gì khi huyết trắng ra nhiều
    Cần làm gì khi huyết trắng ra nhiều

Cách điều trị bệnh huyết trắng

Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà có thể lựa chọn những liệu trình điều trị khác nhau:

  • Khí hư do nhiễm nấm Candida albicans: Sử dụng thuốc đặt âm đạo Miconazole hoặc Clotrimazole, sử dụng liên tục và đều đặn trong 6 ngày. Hoặc sử dụng thuốc uống Fluconazole một liều duy nhất.
  • Khí hư do nhiễm trùng roi Trichomonas: Sử dụng một liều Tinidazole hoặc Secnidazole duy nhất.
  • Khí hư do nhiễm khuẩn đường âm đạo: sử dụng thuốc Metronidazol. Với liều thấp có thể duy trì chế độ liều mỗi ngày 2 lần, dùng trong 7 ngày. Với liều cao, chỉ sử dụng 1 liều duy nhất.

Phòng tránh bệnh huyết trắng như thế nào?

Để phòng tránh và giảm nguy cơ mắc các bệnh đường âm đạo gây tình trạng khí hư, chị em nên tuân thủ một số biện pháp sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày. Sử dụng nguồn nước đảm bảo và hợp vệ sinh.
  • Không lạm dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh, không dùng những sản phẩm có hoạt tính quá mạnh.
  • Không thụt rửa quá sâu vào âm đạo.
  • Sử dụng quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng khí.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh, chú ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Khi bắt đầu có dấu hiệu của khí hư nên đi khám phụ khoa để được điều trị sớm.

Trên đây là các thông tin mà PSB College tổng hợp được liên quan đến bệnh huyết trắng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Phòng tránh bệnh huyết trắng
Phòng tránh bệnh huyết trắng

Xem thêm:

Cách se khít vùng kín bằng lá trầu không đơn giản, Hiệu quả nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *