Polyp hậu môn: Nguyên nhân, Triệu chứng, Biện pháp điều trị dứt điểm

Polyp hậu môn là một bệnh có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng khác nhau và ở mọi lứa tuổi. Đây là căn bệnh gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây PsbCollege sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

foellie
Polyp hậu môn
Polyp hậu môn

1, Polyp hậu môn là gì?

Polyp hậu môn là những khối u lồi tương đối lành tính và ít gây nguy hiểm khi ở mức độ nhẹ. Chúng có hình tròn hoặc hình elip có cuống, đồng thời chúng có khả năng di chuyển được trong đường ruột và được hình thành do sự tăng sinh mạnh mẽ của niêm mạc hậu môn.

Polyp hậu môn là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây ung thư hoặc một số bệnh khác nguy hiểm của đường ruột.

Hình ảnh Polyp hậu môn
Hình ảnh Polyp hậu môn

Có 3 dạng polyp hậu môn thường hay gặp là:

  • Polyp ở dạng viêm và lành tính chiếm tới 80%.
  • Polyp bạch huyết chiếm ( 15%).
  • Polyp dạng u tuyến.

2, Nguyên nhân bị Polyp hậu môn

Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn đến bị polyp hậu môn. Sau đây là một số những nguyên nhân điển hình gây ra polyp hậu môn:

  • Do thói quen ăn uống không khoa học: Thực phẩm ăn hàng ngày có độ acid cao. Điều này dẫn đến người bệnh bị polyp hậu môn dạng u tuyến.
  • Yếu tố di truyền: Bệnh nhân bị polyp hậu môn cũng có thể là do gen bị đột biến và có khả năng được truyền từ bố mẹ qua con cái, không phân biệt giới tính. Đặc biệt, khi bị polyp hậu môn do yếu tố di truyền gây nên thì có thể tiềm ẩn nguy cơ ác tính tương đối cao.
  • Do các tổn thương ngoài hậu môn gây nên: Khi hậu môn bị tổn thương thì đây cũng chính môi trường tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Chúng phát triển mạnh mẽ và gây nên các tổn thương tại hậu môn gây nên polyp hậu môn. Trường hợp hay gặp nhất đó là bị apxe hậu môn.
  • Do hoạt động của vi khuẩn lao: Khi bệnh nhân mắc lao, vi khuẩn sẽ tấn công vào cơ thể không chỉ gây ra các bệnh về đường ruột mà ở vùng hậu môn cũng có thể nhiễm khuẩn. Từ đó gây nên áp – xe – đây là cơ sở dẫn tới bị polyp hậu môn.
  • Do tình trạng táo bón kéo dài: Táo bón lâu ngày sẽ gây ra đau đớn mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện do sức ép bị dồn xuống hậu môn để tống phân ra ngoài. Mặt khác, phân có tính chất khô, cứng nên khi đi qua hậu môn gây ra trầy xước tai niêm mạc nên dễ bị vi khuẩn tấn công.
  • Do hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ: Hậu môn là nơi đưa chất thải ra ngoài nên thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh. Chính vì thế khi không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi đại tiện sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh lý và nhiễm khuẩn cũng như dễ bị polyp hậu môn.
  • Ngoài ra còn một số những nguyên nhân khác dẫn tới bị polyp hậu môn và hay gặp nhất đó là do bị cong hoặc hẹp ống hậu môn. Bên cạnh đó cũng do bị tắc tĩnh mạch hậu môn dẫn tới bị thiếu máu, không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho hậu môn, từ đó bị polyp hậu môn.

3, Triệu chứng thường gặp của bệnh polyp hậu môn

Polyp hậu môn có nhiều những triệu chứng tương đối là giống với một số bệnh khác như là trĩ:

Triệu chứng thường gặp của bệnh polyp hậu môn
Triệu chứng thường gặp của bệnh polyp hậu môn
  • Đi đại tiện bị đau rát và buốt ở hậu môn.
  • Đi ngoài ra máu và có thể xuất hiện dịch nhầy, bị chảy máu vùng hậu môn.
  • Trực tràng xuất hiện khối u mềm và trơn ( trường hợp bị polyp phân khúc).
  • Trực tràng có biểu hiện sa ngoài hậu môn cũng tương tự giống sa búi trĩ (trường hợp cuống polyp nằm ở cuối trực tràng).
  • Cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, khả năng tập trung bị suy giảm do thiếu máu.
  • Các triệu chứng ở đường ruột: Khi bệnh nhân bị polyp hậu môn sẽ cảm thấy bị khó chịu ở vùng bụng gây đau bụng , tiêu chảy.

4, Polyp hậu môn có gây ra những nguy hiểm gì không?

Polyp hậu môn có gây nguy hiểm hay là không? Đây có lẽ là vấn đề hiện đang được rất nhiều người chú ý và quan tâm tới. Có thể nói rằng hầu hết tất cả các bệnh dù cho là ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể cũng đều gây ra những nguy hiểm cho bệnh nhân và bệnh polyp hậu môn cũng không hề ngoại lệ khi ở mức độ nặng.

Theo các nghiên cứu của các chuyên gia polyp hậu môn khi càng trở nặng sẽ kéo theo nhiều những biến chứng nguy hiểm cụ thể như:

  • Polyp hậu môn có thể gây ra những vấn đề về đường ruột: Khi số lượng polyp tăng lên quá nhiều hoặc tăng về kích thước sẽ làm cho không gian bên trong hậu môn càng ngày càng hẹp lại. Điều này, dẫn tới giảm sức chứa của hậu môn, gây cản trở trong việc bài tiết chất thải của cơ thể, đồng thời dẫn đến tắc nghẽn trong quá trình lưu thông của đường ruột.
  • Không chỉ thế, polyp hậu môn cũng có thể dẫn tới ung thư hậu môn – trực tràng: Một khi polyp hậu môn chuyển qua giai đoạn mãn tính sẽ dẫn tới nguy cơ cao gây ung thư hậu môn.
  • Gây sa trực tràng: Tại cuối đường tiêu hóa khi kích thước của polyp trở nên lớn hơn sẽ làm các niêm mạc bị giãn ra và tách dần ra khỏi bề mặt của cơ. Khi bệnh nhân đi đại tiện mà dùng sức rặn thì sẽ dễ xảy ra biến chứng bị sa trực tràng.
  • Nguy cơ gây tái phát cao: Dù có điều trị được bệnh nặng thì việc tái phát là không thể tránh khỏi. Khi bị tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm cho việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn và cũng gây nguy hiểm hơn rất nhiều. Do vậy bệnh nên được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm thiểu những nguy cơ xấu nhất.

5, Cách điều trị polyp hậu môn

Polyp hậu môn được chuẩn đoán thông qua việc nội soi hậu môn- đây được xem là phương pháp tốt nhất để phát hiện polyp. Từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị cho bệnh.

Trong giai đoạn đầu của bệnh khi các polyp có kích thước nhỏ thì thường được điều trị bằng các thuốc giảm đau, giảm kích thích và tăng cường sức bền cho thành mạch máu, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.

Khi ở giai đoạn muộn của bệnh lúc này kích thước của các polyp đã trên 10 mm thì sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội soi để cắt bỏ polyp.

Nội soi cắt bỏ Polyp hậu môn
Nội soi cắt bỏ Polyp hậu môn

Hiện nay với công nghệ tiên tiến thì phương pháp cắt nội soi plasma đang được ưu tiên sử dụng bởi những ưu điểm mà phương pháp này mang lại:

  • Có độ an toàn cao: Với kỹ thuật cắt này sẽ đảm bảo về sự an toàn cho bệnh nhân cũng như đảm bảo được chức năng hoạt động của hậu môn sau khi cắt.
  • Phương pháp plasma còn giúp hạn chế xâm lấn và tăng khả năng hồi phục: Sử dụng dao plasma giúp cầm máu tốt, bệnh nhân có thể hồi phục nhanh chóng và cũng hạn chế được sự phát triển của bệnh thành ung thư đại tràng.

6, Cách phòng tránh Polyp hậu môn hiệu quả

Để phòng tránh bị polyp hậu môn các bạn hãy tham khảo một vài biện pháp dưới đây để trang bị cho bản thân:

  • Phải có chế độ ăn uống hợp lý bởi nó góp phần vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh nguy cơ mắc bệnh polyp hậu môn.
  • Theo các chuyên gia y tế việc ăn nhiều rau xanh, củ quả cung cấp chất xơ, có tác dụng nhuận tràng. Nên bổ sung cho cơ thể một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như là cải bó xôi, cải xoăn, khoai lang. Những loại này sẽ giúp làm mềm phân khi đi đại tiện cũng dễ dàng hơn.
  • Không sử dụng các loại đồ ăn gây táo bón, khó tiêu như là chuối xanh, ổi,… chúng sẽ làm bệnh polyp hậu môn trở nặng hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • Nên uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1,5 – 2 lít nước
  • Vận động tích cực, tập các bài tập thể thao giúp hỗ trợ việc tiêu hóa.

Xem thêm:

Bệnh trĩ nên ăn gì? Thực đơn dinh dưỡng cho người bị trĩ

Lý do cần vệ sinh hậu môn đúng cách [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *