Đi ngoài ra máu khi mang thai gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ đặc biệt là sự phát triển thai nhi. Vậy đi ngoài ra máu khi mang thai do đâu? Cách phòng tránh tình trạng này như thế nào và biện pháp xử lý nào an toàn? Những thắc mắc về tình trạng này sẽ được PsbCollege giải đáp qua bài viết dưới đây.
1, Nguyên nhân bà bầu đi ngoài ra máu khi mang thai
Đi ngoài ra máu khi mang thai là hiện tượng không hiếm, trên thực tế thống kê được khoảng 15 đến 30% sản phụ khi đi ngoài có hiện tượng ra máu. Tuy nhiên những sản phụ gặp phải tình trạng này lại không biết rõ nguyên nhân vì thế mà vô cùng lo lắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu khi mang thai. Đặc biệt khi chị em mang thai được khoảng 1 đến 3 tháng hoặc ở 3 tháng cuối kỳ thì khi gặp tình trạng này phải hết sức cẩn thận. Đa số sản phụ gặp phải tình trạng này thường là do chịu tác động, ảnh hưởng từ hậu môn trực tràng.
Cụ thể, nguyên nhân gây ra gây ra tình trạng đi ngoài ra máu khi mang thai như sau:
1.1 Thai phát triển ngoài tử cung
Người phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ gặp phải tình trạng ra máu khi đi ngoài. Thông thường khi chảy ra âm đạo là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này vì vậy mà sản phụ cần phải chú ý. Theo như ta được biết thì trứng sau khi đã thụ tinh thành công thì sẽ bám vào tử cung để phát triển.
Nhưng có một số trường hợp ngoại lệ trứng lại được cấy vào ống dẫn trứng gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung. Mà ống dẫn trứng không phải là nơi để thai nhi phát triển do đó mà khi thai phát triển có khả năng khiến cho ống dẫn trứng bị vỡ. Vì vậy mà sản phụ sẽ gặp tình trạng chảy máu khi mang thai.
1.2 Viêm nhiễm vùng kín
Trong thời gian mang thai sản phụ cần phải chăm sóc sức khỏe thật tối đặc biệt là luôn cẩn thận vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ. Nếu bộ phận sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Viêm nhiễm bộ phận sinh dục chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu khi mang thai.
Thai phụ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục thường là do nội tiết tố đột ngột thay đổi và âm đạo trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn sản sinh và phát triển. Vì vậy mà việc vệ sinh vùng kín rất là quan trọng.
1.3 Sảy thai
Tình trạng sảy thai cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu và thường xảy ra ở 12 đến 13 tuần đầu của thai kỳ. Nếu bạn bị sảy thai thì âm đạo sẽ chảy máu, bị chuột rút hoặc đau quặn bụng. Vì vậy bạn cần phải cẩn thận trong thời gian đầu khi mang thai.
1.4 Táo bón
Khi bạn không có chế độ ăn uống, chế độ dinh dưỡng hợp lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón. Khi mang thai thì hormone progesterone sẽ tăng vì thai nhi ngày một phát triển hơn. Lúc này thì hoạt động nhu động ruột sẽ giảm rất mạnh cùng với việc ăn uống thiếu dưỡng chất, không khoa học, cơ thể thiếu chất xơ và không đủ nước,..xong lại lười vận động là những nguyên nhân khiến thai phụ bị táo bón.
Mặt khác khi mang thai làm mẹ bầu phải đi vệ sinh về đêm nhiều, khiến cho nhiều mẹ bầu hạn chế uống nước nhưng lại dẫn đến tình trạng thiếu nước và bị táo bón.
Khi bị táo bón phân sẽ khô, cứng vì vậy mà sẽ gặp nhiều khó khăn khi đẩy phân ra ngoài. Đặc biệt với bà bầu khi thể trạng đã yếu thì lại càng gặp khó khăn hơn. Khi phân đi qua vùng niêm mạc ống hậu môn trực tràng sẽ xảy ra tình trạng va chạm làm trầy và xước khi đó sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu hậu môn.
1.5 Bệnh trĩ gây ra chảy máu
Bệnh trĩ là hậu quả của bệnh táo bón lâu ngày do đó cũng là yếu tố gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu khi mang thai. Bệnh này sẽ gây giãn tĩnh mạch ở xung quanh trực tràng – ống hậu môn. Khi thai nhi ngày càng phát triển thì áp lực trong ống hậu môn cũng ngày một tăng cao. Đồng thời sự lưu thông máu chậm, máu ở vùng chậu có xu hướng giảm cùng với chế độ ăn uống không khoa học thiếu chất xơ, ..chính những điều này đã gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu khi mang thai ở những tháng cuối của thai kỳ.
Ngoài hiện tượng chảy máu thì bà bầu cũng gặp nhiều vấn đề khác như cảm thấy đau đớn, khó chịu,..Đặc biệt là khi sa búi trĩ, căng tức hậu môn, hậu môn ngứa rát và tiết dịch sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu và sức khỏe bà bầu cũng giảm sút rất nhiều và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
1.6 Chảy máu trực tràng
Chảy máu trực tràng là hiện tượng phổ biến xảy ra với rất nhiều người đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Biểu hiện của bệnh này là chảy máu khi đi ngoài.
Một số triệu chứng và hiện tượng của bệnh này là: Thường xuyên cảm thấy choáng váng đầu óc, chóng mặt, trực tràng thì bị đau, căng tức,..Nếu không kịp thời điều trị bà bầu có thể bị ngất xỉu.
Khi mang thai mà mẹ bầu đi ngoài ra máu thì lúc này mẹ bầu có thể bị mắc một số bệnh như: Bệnh trĩ, viêm ruột, hay biến chứng của bệnh Crohn,..
Bệnh polyp hậu môn: Không được điều trị thì các polyp sẽ tăng dần và gây tắc nghẽn đường ruột, sa niêm mạc trực tràng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh gây ra một số tình trạng như đau bụng, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, chảy máu khi đi đại tiện và trong phân có chất nhầy.
Bệnh ung thư hậu môn trực tràng: Trong thời kỳ mang thai có thể khiến cho khối tu to hơn khi đó sẽ chèn ép vào các cơ quan gây nên tình trạng chảy máu khi đi đại tiện.
1.7 Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là hậu quả của bệnh táo bón hoặc bệnh trĩ. Nếu mẹ bầu từng mắc một trong 2 bệnh trên thì sẽ gặp phải tình trạng đi ngoài kèm máu tươi.
Nứt kẽ hậu môn gây nên tình trạng co giãn quá mức của các cơ quan xung quanh ống hậu môn làm cho lớp niêm mạc và các mạch máu bị nứt ra. Khi đi ngoài phải dùng sức rặn thì mới đẩy được hết phân ra ngoài vì vậy càng làm cho các vết nứt này lớn hơn và bị chảy máu. Nếu không kịp thời can thiệp thì mẹ bầu có thể bị viêm nhiễm và lở loét.
2, Đi ngoài ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?
Những người bình thường khi đi ngoài ra máu đã gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy mà bà bầu là những đối tượng có thể trạng yếu khi đi ngoài ra máu lại càng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi.
Nhiều chuyên gia y tế cho biết nếu tình trạng chảy máu chỉ xảy ra trong khoảng từ 1 đến 2 ngày thì sẽ không gây ra nguy hiểm cho mẹ bầu. Nhưng nếu tình trạng kéo dài kèm theo một số triệu chứng như đau đớn dữ dội, lượng máu chảy càng nhiều thì cần phải xử lý nhanh chóng tránh gây ảnh hưởng xấu tới cả mẹ lẫn bé.
Đi ngoài ra máu khi mang thai sẽ gây nhiều nguy hiểm như:
2.1 Gây tăng nguy cơ thiếu máu thai kỳ
Mỗi lần đi đại tiện mẹ bầu sẽ liên tục mất một lượng lớn máu tươi. Tình trạng này kéo dài và không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ bầu như gây hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, dễ bị ngất xỉu.
Khi cơ thể người mẹ mất quá nhiều máu thì sẽ không đủ lượng máu để cung cấp cho thai nhi khi đó sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của đứa bé và khiến cho thai nhi không thể phát triển bình thường. Bé có thể bị suy dinh dưỡng hay còi cọc, còi xương, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ.
Nguy hiểm hơn khi lượng máu mất quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị sảy thai hoặc sinh non, suy nhược cơ thể và rối loạn tiêu hóa,..và mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác.
2.2 Gây viêm nhiễm hậu môn, vùng kín
Khi mẹ bầu không biết cách chăm sóc bản thân, vệ sinh bộ phận sinh dục sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Nhất là khi đi đại tiện chảy máu thường xuyên gây ẩm ướt, lúc này âm đạo sẽ trở thành môi trường thuận lợi để cho các vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển gây bệnh cho người mẹ như viêm nhiễm hậu môn, viêm nhiễm vùng kín.
2.3 Gây khó khăn trong sinh hoạt
Khi đi ngoài ra máu, máu ở hậu môn chảy ra sẽ gây đau rát, ngứa ngáy cho mẹ bầu. Ở trên ta đã biết nguyên nhân của tình trạng này là mẹ bầu mắc các bệnh như táo bón, chảy máu trực tràng, bệnh trĩ hay nứt kẽ hậu môn vì vậy sẽ tạo nhiều khó khăn cho mẹ bầu khi đi đại tiện. Bởi khi đi đại tiện mẹ bầu phải mất nhiều sức để rặn để đẩy phân ra ngoài, việc dùng sức rặn như vậy sẽ gây đau đớn và khó chịu cho mẹ bầu. Vì cảm giác sợ đau nên mẹ bầu thường có xu hướng sợ và nhịn đại tiện từ đó mà vừa ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa vừa ảnh hưởng tới sinh hoạt, chăm sóc bản thân,..
2.4 Tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh ở hậu môn – trực tràng
Nếu mẹ bầu đi ngoài ra máu thì khả năng cao mẹ bầu đã mắc các bệnh ở hậu môn – trực tràng. Nguyên nhân chính của bệnh này là do mẹ bầu không được chăm sóc tốt, không chú trọng về chế độ ăn uống dẫn đến nguy cơ mắc bệnh táo bón, bệnh trĩ, apxe hậu môn,..Những bệnh này không được chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, nghiêm trọng hơn bệnh có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của mẹ bầu khi bệnh chuyển biến thành ung thư hậu môn ác tính. Đồng thời, bệnh cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
2.5 Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Khi sức khỏe mẹ bầu bị ảnh hưởng thì sức khỏe đứa bé cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy mà mẹ bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất và nhất là sắt để thai nhi có thể phát triển bình thường.
Thiếu máu trong thai kỳ gây đã nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi như: Dị tật thai nhi, thai nhi gặp các vấn đề về mắt và da, thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng, còi cọc, thậm chí đe dọa tính mạng thai nhi.
3, Cách điều trị an toàn đi ngoài ra máu khi mang thai
Khi mẹ bầu đi ngoài ra máu có thể áp dụng các biện pháp sau để ngăn ngừa tình trạng này
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, ngũ cốc, các loại hoa quả như táo, lê, mâm xôi, đu đủ,..Những thực phẩm này có tác dụng lợi tiêu hóa, nhuận tràng và nhu động ruột.
Uống nhiều nước để đảm bảo cơ thể không bị thiếu nước mỗi ngày nên uống khoảng 1,5 đến 2 lít nước. Đồng thời có thể uống các loại nước ép trái cây.
Tạo thói quen đi đại tiện theo giờ
Mẹ bầu tập thói quen này sẽ giúp kiểm soát được lượng máu chảy ra ngoài sau mỗi lần đi đại tiện. Điều này vừa giúp đào thải chất thải tốt hơn vừa giúp bảo vệ sức khỏe.
Vệ sinh hậu môn
Khi vùng hậu môn sạch sẽ, vi khuẩn sẽ không có cơ hội gây bệnh lúc này sẽ là giảm nguy cơ mắc các bệnh hậu môn – trực tràng.
Tập luyện thể dục đều đặn
Để tăng cường sức khỏe mẹ bầu có thể chọn các bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội,..vừa hạn chế được táo bón vừa được thư giãn giảm stress khi mang bầu.
Lưu ý: Nếu bệnh tình chuyển biến xấu mẹ bầu nên tới các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: