3+ Cách sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ không phải ai cũng biết

Bệnh trĩ là một bệnh lý có tỷ lệ người mắc hiện nay rất cao. Bệnh trĩ nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Trong dân gian, lá trầu không là vị thuốc phổ biến, được sử dụng để làm giảm các cơn đau, tình trạng viêm nhiễm do bệnh trĩ gây ra. Vậy lá trầu không chữa bệnh trĩ như thế nào? Sử dụng lá trầu không như thế nào thì hiệu quả? Hãy cùng PSB College  tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

foellie
Lá trầu không chữa bệnh trĩ
Lá trầu không chữa bệnh trĩ

1. Vì sao lá trầu không có thể chữa bệnh trĩ?

Trầu không là loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam, thường mọc leo trên thân cây khác. Không chỉ được sử dụng trong các lễ tết mà lá trầu không còn là một vị thuốc rất hữu hiệu trong các bài thuốc cổ truyền, chữa được rất nhiều bệnh lý.

Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay, nồng, mùi thơm đặc trưng. Trong lá trầu chứa 0,8% đến 1,8% tinh dầu với thành phần chính là các hoạt chất phenol. Đây là những hoạt chất phenolic có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp khử trùng và kháng viêm trên vết thương rất hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tinh dầu có trong lá trầu không kháng khuẩn rất tốt, nhất là với các vi khuẩn gram dương như B.subtilis, các loại nấm A.niger, F.oxysporum… Bởi vậy, lá trầu không được coi như một loại kháng sinh thiên nhiên vô cùng hiệu quả.

Hợp chất betel phenol có trong lá này có tác dụng cầm máu, sát khuẩn, giúp các búi trĩ dễ dàng co lại, cải thiện các triệu chứng trĩ hiệu quả. Sử dụng lá trầu không giúp các triệu chứng ngứa rát, viêm nhiễm ở hậu môn giảm rõ rệt, nhờ đó mà việc đi đại tiên cũng trở nên dễ dàng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bên cạnh đó, lá trầu không còn được sử dụng để chữa bệnh đau dạ dày, rối loạn tiêu hoá nhờ các tác dụng như làm mềm phân, phòng ngừa táo bón, hỗ trợ giảm cân, làm lành vết thương nhanh, tác dụng giảm đau và sát khuẩn, cải thiện sức khoẻ đường tiêu hoá.

Với những lợi ích như vậy, lá trầu không đã được áp dụng nhiều trong dân gian để chữa bệnh trĩ hiệu quả, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh và các cảm giác đau rát, khó chịu mà bệnh lý này gây nên.

2. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không

2.1. Ngâm hậu môn với lá trầu không để chữa bệnh trĩ

Phương pháp này bạn nên áp dụng vào mỗi buổi tối sau khi tắm và đã vệ sinh hậu môn sạch bằng nước ấm. Hái 1 năm lá trầu không, rửa sạch và ngâm nước muỗi loãng, sau 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Đun lá trầu với 4 lít nước, đợi cho nước sôi thì tắt bếp, để nguội bớt đến khi nước ấm thì đổ ra chậu, ngâm hậu môn đến khi nước nguội. Khi bạn ngâm hậu môn với nước đun lá trầu không, các tinh chất có trong lá sẽ thấm vào làm co búi trĩ lại. Đồng thời, các mạch máu cũng được lưu thông tốt hơn, các triệu chứng đau rát cũng giảm bớt khi được ngâm với nước ấm.

2.2. Chữa bệnh trĩ bằng cách đắp lá trầu không

Với cách này, vùng tổn thương sẽ được điều trị trực tiếp. Nhờ đó mà tác dụng sát trùng, co búi trĩ của lá trầu không phát huy hiệu quả nhanh và tốt hơn.

Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị một nắm lá trầu không đã rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ bụi bẩn. Giã nát lá trầu cùng với một ít muối, sau đó lọc lấy nước. Sử dụng phần nước lọc chấm lên búi trĩ, còn phần lá dùng để đắp lên xung quanh hậu môn. Bạn có thể cố định bằng khăn khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch lại hậu môn với nước ấm.

Bạn có thể áp dụng phương pháp này từ 1-2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chữa bệnh trĩ bằng cách đắp lá trầu không
Chữa bệnh trĩ bằng cách đắp lá trầu không

2.3. Phương pháp xông hơi với lá trầu không

Tinh dầu có trong lá trầu không là hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau rất hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể sử dụng phương pháp xông hơi hậu môn bằng lá trầu để làm giảm các triệu chứng đau rát và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ. Phương pháp này có thể áp dụng hàng ngày giúp bạn cảm thấy dễ chịu và đỡ đau hơn.

Các thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá trầu không đã rửa sạch và ngâm nước muối loãng. Đun sôi lá trầu không với khoảng 2 lít nước trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Dùng nước lá nóng để xông hậu môn đến khi nước nguội. Phương pháp này giúp các tinh chất và tinh dầu có trong lá trầu không hấp thu vào, cải thiện tình trạng viêm ngứa, đau rát mà bệnh lý này gây ra. Bạn nên áp dụng phương pháp này thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

2.4. Sử dụng lá trầu không kết hợp với các thảo dược khác để điều trị bệnh trĩ

Để tăng hiệu quả điều trị trĩ, trầu không còn được kết hợp với một số thảo dược khác như hạt gấc, bồ kết.

Cách thực hiện: Chuẩn bị lá trầu không, hạt gấc và quả bồ kết, mỗi loại 10g. Rửa sạch và giã nát cả 3 loại thảo dược này. Sau đó, chuẩn bị khoảng 3 lít nước, đun sôi với hỗn hợp vừa giã nát, cho thêm 1 quả cau đã cắt nhỏ. Sau khi hỗn hợp sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp và đổ nước ra chậu nhỏ. Xông hậu môn đến khi nước nguội. Hoặc bạn cũng có thể dụng dụng bã hỗn hợp để đắp quanh hậu môn khoảng 30 phút.

Với phương pháp này, bạn sẽ cảm thấy bớt đau rát và dễ chịu ngay sau khi áp dụng. Các triệu chứng co thắt búi trĩ, chảy máu hậu môn cũng sẽ được cải thiện rõ rệt. Áp dụng phương pháp này hàng ngày sẽ giúp bạn dễ chịu, hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng trĩ nhanh chóng.

3. Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không cần lưu ý gì?

Lá trầu không được rất nhiều người sử dụng để điều trị bệnh trĩ tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Lựa chọn lá trầu không có màu xanh đậm, không héo bởi những lá xanh đậm sẽ chứa hàm lượng tinh chất nhiều hơn. Sử dụng những lá này sẽ đem lại hiệu quả tối ưu cho người sử dụng trong việc điều trị bệnh trĩ.
  • Lá trầu không khi hái về cần được rửa kỹ với nước sạch. Để đảm bảo, bạn nên ngâm lá với nước muối loãng khoảng 10 đến 20 phút, giúp loại bớt bụi bẩn, phòng trường hợp bị viêm nhiễm nặng hơn do sử dụng lá trầu bụi bẩn.
  • Chỉ nên áp dụng các phương pháp ngoài hậu môn, không nên thụt rửa sâu vào bên trong vì rất có thể bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm trực tràng.
  • Những phương pháp điều trị trĩ bằng lá trầu không sẽ mang lại hiệu quả điều trị chậm. Đây chỉ là những phương pháp giúp hỗ trợ điều trị trĩ, làm giảm các triệu chứng đau rát cho người bệnh. Để đảm bảo an toàn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm và đúng cách.
  • Nến kết hợp với các phương pháp điều trị trĩ khác như bôi thuốc, uống thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng đa dạng. Cần tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau xanh, khoai lang… và hạn chế đồ ăn cay nóng, thô cứng.
  • Việc uống đủ nước không chỉ giúp cơ thể thanh lọc, thải độc tốt mà còn giúp hệ tiêu hoá của bạn tốt hơn. Người bệnh được khuyên nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn, giảm bớt đau đớn và chảy máu.
  • Tinh thần cũng là một yếu tố quan trọng khi điều trị bệnh. Bạn nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tích cực tập thể dục, vận động phù hợp để duy trì sức khỏe tốt nhất.
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Trên đây là một số thông tin về phương pháp sử dụng lá trầu không trong việc điều trị bệnh trĩ. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về loại thảo dược này, tham khảo sử dụng đúng cách và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:

[Review] Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi an toàn mà vô cùng hiệu quả

[Review] 4 Cách dùng cỏ mực chữa bệnh trĩ an toàn, hiệu quả nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *