[Review] Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi an toàn mà vô cùng hiệu quả

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là phương pháp có từ xa xưa, được nhiều người sử dụng và cho thấy hiệu quả vượt trội. Bài viết dưới đây PSB College sẽ cung cấp những bài thuốc từ tỏi tươi giúp trị trĩ nhanh chóng, đơn giản và dễ thực hiện tại nhà.

foellie
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi

1. Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có tốt không?

Tỏi là một gia vị quen thuộc xuất hiện trong bếp của mỗi gia đình, giúp các món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn. Không những vậy, tỏi còn được coi là một nguyên liệu làm thuốc, hỗ trợ làm thuyên giảm nhiều các bệnh lý khác nhau. Trong đó, hiệu quả khi sử dụng tỏi để chữa bệnh trĩ đã được chứng minh qua nhiều các nghiên cứu.  Theo y học cổ truyền, tỏi là một thảo dược có vị cay nồng, thành phần có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng dược lý.

Qua chiết suất tìm thấy một số hoạt chất có trong tỏi như vitamin, polysaccharide, allicin, khoáng chất, inulin. Hàm lượng allicin trong tỏi khá cao, có tác dụng tương tự như một chất kháng sinh, có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự xâm nhập và phát triển của nhiều chủng vi khuẩn khác nhau; giảm nguy cơ viêm nhiễm ở vết thương, giảm tỷ lệ hình thành các khối u ác tính, ngăn ngừa tình trạng ung thư ở những đối tượng có nguy cơ cao.

Một số công dụng chính của tỏi trong trị bệnh trĩ như:

  • Khắc phục tình trạng sưng viêm và đau đớn ở vùng hậu môn do búi trĩ gây ra, từ đó làm giảm cảm giác khó chịu ở người bệnh. Việc khắc phục các triệu chứng trên giúp người bệnh thoải mái hơn, từ đó cải thiện được chất lượng cuộc sống.
  • Ức chế sự xâm nhập và phát triển của nhiều chủng vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng ở các vết thương.
  • Cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, từ đó cải thiện và nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý do tác dụng từ môi trường xung quanh.
  • Kiểm soát lượng máu lưu thông tới khu vực có búi trĩ, từ đó giảm được áp lực lên thành trực tràng, giảm kích thước búi trĩ.
  • Các chất chống oxy hóa có trong tỏi giúp thúc đẩy quá trình phục hồi của các tế bào bị tổn thương, tăng cường độ bền thành mạch, tăng cường các yếu tố bảo vệ thành mạch nhờ cơ chế loại bỏ các gốc tự do khỏi tế bào.

2. Các phương pháp sử dụng tỏi để chữa bệnh trĩ

2.1. Chữa trĩ bằng nước ép từ tỏi tươi

Có hai phương pháp chính sử dụng nước ép tỏi tươi để điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Cách 1: Sử dụng nước cốt tỏi tươi thoa lên hậu môn

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 4 đến 5 tép tỏi tươi.
  • Loại bỏ hoàn toàn vỏ tỏi, đem giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
  • Pha loãng nước cốt tỏi tươi cùng khoảng 15 mL nước sạch, đun sôi trong 1- 2 phút, sau đó để nguội đến nhiệt độ phù hợp để tránh gây bỏng rát.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, thấm khô nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương vùng da xung quanh hậu môn.
  • Sử dụng một miếng bông y tế thấm nước tỏi đã đun, đắp trực tiếp vào vùng búi trĩ. Giữ yên trong khoảng 20 đến 25 phút. Sau đó tháo bông và rửa sạch lại với nước.
  • Áp dụng phương pháp này đều đặn hàng ngày để nhận thấy kết quả tốt nhất.

Cách 2: Uống trực tiếp nước cốt tỏi tươi

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 3 đến 4 tép tỏi tươi.
  • Loại bỏ hoàn toàn vỏ tỏi, đem giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
  • Pha loãng nước cốt tỏi cùng 150mL nước lọc và sử dụng trực tiếp trong 1 lần.
  • Sử dụng phương pháp này hàng ngày, liên tục trong thời gian tối thiểu khoảng 2- 3 tuần để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
Sử dụng nước ép tỏi tươi
Sử dụng nước ép tỏi tươi

2.2. Chữa trĩ bằng rượu tỏi

Rượu tỏi có cách làm đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, mà lại có hiệu quả cao trong quá trình điều trị trĩ. Rượu tỏi có tính kháng khuẩn chống viêm tốt, giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở vùng da bị tổn thương, giảm đau hiệu quả, từ đó giúp người bệnh thoải mái hơn trong cuộc sống thường ngày.

Hướng dẫn cách làm rượu tỏi: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 500 gam tỏi tươi, 300 mL rượu trắng cùng 1 bình thủy tinh vừa đủ để ủ rượu. Tỏi được bóc sạch vỏ, giã dập. Sau đó cho toàn bộ tỏi vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng lên trên, đóng kín miệng và ủ trong 14 ngày. Chú ý nên để bình rượu ở nơi thoáng mát, không để ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Sau khi ủ lấy rượu ra có thể sử dụng theo 2 cách để trị trĩ.

Cách 1: Sử dụng rượu tỏi đắp trực tiếp vào vùng bị trĩ:

  • Dùng 1 miếng băng y tế thấm đều rượu tỏi sau đó đắp trực tiếp lên búi trĩ.
  • Cố định băng gạc khoảng 20 đến 25 phút, sau đó bỏ ra và rửa sạch lại với nước.
  • Thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn bông.

Cách 2: Chữa bệnh trĩ bằng rượu tỏi

  • Sử dụng rượu tỏi uống trực tiếp. Mỗi ngày uống từ 2 cho đến 3 lần, mỗi lần khoảng 1 thìa cà phê nhỏ.
  • Khuyến khích sử dụng trong bữa ăn hoặc sau khi ăn để tránh gây hại tới dạ dày.
Sử dụng rượu tỏi
Sử dụng rượu tỏi

2.3. Kết hợp tỏi tươi và hoàng liên chữa trĩ

Hướng dẫn cách tiến hành:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 4 củ tỏi tươi, 30 gam hoang liên.
  • Bước 1: Nướng tỏi cho đến khi có mùi thơm, bóc bỏ vỏ, phần tỏi bên trong nướng đến khi có màu vàng nhạt. Sau đó giã nhuyễn 4 củ tỏi.
  • Tán nhỏ hoàng liên thành dạng bột mịn.
  • Trộn đều bột hoàng liên cũng tỏi đã giã nhuyễn, viên thành các viên nhỏ đều có kích thước bằng hạt đậu.
  • Sử dụng đều đặn viên hoàn hàng ngày, chia thành 2 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 2- 3 viên hoàn. Sử dụng liên tục và đều đặn trong thời gian tối thiểu từ 2 đến 3 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Phần viên hoàn chưa sử dụng nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.

2.4. Kết hợp tỏi tươi, tiêu đen và bạch chỉ đen chữa trĩ

Hướng dẫn cách tiến hành:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 3 đến 5 nhánh tỏi tươi, 4 gam bạch chỉ gồm 1 thìa cà phê tiêu đen.
  • Tỏi tươi lột sạch vỏ hoàn toàn, giã nhuyễn. Tán đều bạch chỉ thành dạng bột mịn.
  • Trộn đều bạch chỉ, tiêu đen cùng tỏi đã giã nhuyễn thành hỗn hợp dạng đặc sệt.
  • Sau đó sao đều hỗn hợp trên chảo cho đến khi hỗn hợp chuyển màu vàng nhạt thì đổ vào một miếng vải sạch, buộc kín sau đó đắp trực tiếp lên búi trĩ. Có thể để nguội bớt để tránh gây bỏng.
  • Đắp hỗn hợp trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
  • Áp dụng phương pháp này đều đặn hàng ngày để nhận thấy hiệu quả tốt nhất.

2.5. Chữa trĩ bằng tỏi nướng

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 củ tỏi tươi.
  • Nướng đều củ tỏi cho đến khi có mùi thơm và tép tỏi phía trong chuyển màu vàng.
  • Loại bỏ hoàn toàn lớp vỏ bên ngoài, giã dập. Bọc tỏi trong một miếng khăn sạch, mỏng, sau đó đắp trực tiếp lên búi trĩ.
  • Giữ nguyên khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
  • Mỗi ngày thực hiện phương pháp này một lần vào thời điểm trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Kiên trì sử dụng trong 3 tuần để nhận được kết quả như mong muốn.
Dùng tỏi nướng
Dùng tỏi nướng

2.6. Sử dụng tỏi như thuốc đạn chữa trĩ

Sử dụng tỏi làm thuốc đạn là một phương pháp đơn giản, chỉ cần chuẩn bị 1 tép tỏi tươi cùng một ít dầu dừa hoặc dầu oliu. Tỏi được bóc bỏ vỏ, rửa sạch với nước. Sau đó nhúng ngập tép tỏi vào dầu dừa hoặc dầu oliu. Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, sau đó nằm nghiêng trên giường, tư thế hơi gập người, rồi từ từ đưa tép tỏi vào hậu môn. Nên thực hiện phương pháp này 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Một số lưu ý khi sử dụng tỏi để chữa bệnh trĩ

Tỏi là một nguyên liệu quen thuộc được dùng để chữa trĩ, khá an toàn và lành tính khi sử dụng, tuy nhiên vẫn cần lưu ý một số điểm sau để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng tỏi.

– Một số đối tượng có thể bị dị ứng với tỏi, dẫn đến các triệu chứng như phát ban, mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy, sưng môi hay gây buồn nôn. Nếu gặp các triệu chứng liệt kê trên, người bệnh cần ngưng sử dụng tỏi và không tiếp tục các phương pháp từ tỏi. Ngoài ra, sử dụng tỏi còn có thể gây mùi cơ thể, tăng tiết mồ hôi, gây rối loạn tiêu hóa, gây ợ hơi ợ nóng. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng tỏi để chữa bệnh.

– Tỏi có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc Tây Y như thuốc điều trị HIV (Rescriptor, Efavirenz), thuốc kháng tiểu cầu (Aspirin), thuốc tránh thai đường uống, thuốc chống đông máu đường uống Warfarin.

– Tránh sử dụng tỏi cùng thịt gà, trứng, cá diếc vì có thể gây ngộ độc thức ăn.

– Kết hợp chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, phù hợp với bệnh nhân bị trĩ. Nên tăng cường sử dụng nhiều rau xanh và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày. Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

– Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.

– Không ngồi quá lâu trong một tư thế, nên xen kẽ vận động nhẹ nhàng giữa thời gian làm việc.

– Rèn luyện thói quen đi đại tiện tại cùng một thời điểm trong ngày. Không nhịn đi đại tiện.

– Phương pháp sử dụng tỏi để chữa bệnh trĩ cho tác dụng chậm, cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài để nhận thấy kết quả tốt nhất. Ngoài ra, phương pháp này phù hợp với bệnh nhân bị trĩ nhẹ, và ít có tác dụng điều trị triệt để cho người bị trĩ mức độ nghiêm trọng.

– Thận trọng khi sử dụng tỏi cho nhóm đối tượng sau:

  • Người đang bị rối loạn tiêu hóa.
  • Người có tiền sử dị ứng khi sử dụng tỏi.
  • Người đang trong quá trình điều trị các bệnh lý về mắt.
  • Đối tượng bị rối loạn máu, cao huyết áp.

Phương pháp chữa trĩ bằng tỏi là phương pháp đơn giản dễ thực hiện tại nhà, phù hợp cho người bị trĩ mức độ nhẹ. Người bị trĩ có thể dễ dàng thực hiện sau khi tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị. Tốt nhất, bên cạnh các phương pháp dùng tỏi, bệnh nhân nên tham điều trị đặc hiệu tại các cơ sở y tế.

Xem thêm:

[Review] 4 Cách dùng cỏ mực chữa bệnh trĩ an toàn, hiệu quả nhất

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *