Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ hay không? Đây là một câu hỏi khá thầm kín nhưng lại là một mối quan tâm rất lớn của rất nhiều người đang mắc bệnh trĩ. Đừng lo lắng, bài viết ngày hôm nay của PSB College sẽ giúp quý vị giải đáp chi tiết mọi thắc mắc về vấn đề này.
Bệnh trĩ là gì và các cấp độ của bệnh trĩ
Định nghĩa về bệnh trĩ đơn giản nhất mà bạn đọc có thể hiểu chính là: Bệnh trĩ là hiện tượng giãn quá mức các búi tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng của cơ thể. Các trường hợp mắc bệnh trĩ thường được phân loại thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp (bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại).
Các mức độ biểu hiện của bệnh trĩ được chia làm 4 cấp bao gồm như sau:
- Bệnh trĩ độ 1: Lúc này, các búi trĩ bắt đầu được hình thành, đây được xem là giai đoạn đầu của bệnh trĩ. Biểu hiện rõ ràng nhất là người bệnh bị chảy máu khi đi đại tiện.
- Bệnh trĩ độ 2: Biểu hiện điển hình là các búi trĩ sa ra ngoài vùng hậu môn khi người bệnh đi đại tiện. Tuy nhiên vẫn có thể kiểm soát và co lại được khi đi đại tiện xong.
- Bệnh trĩ độ 3: Búi trĩ lúc này có thể sa ra ngoài ngay cả khi ngồi xổm hoặc khi làm việc nặng, đi lại nhiều. Búi trĩ không thể tự co vào trong mà người bệnh phải thư giãn nghỉ ngơi hoặc dùng áp lực để đẩy vào.
- Bệnh trĩ độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài vùng hậu môn và khó kiểm soát.
Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng không?
Như chúng ta đã biết, vùng hậu môn có liên hệ mật thiết đến vùng kín nên sẽ có ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc yêu nếu như một trong hai người đang mắc bệnh trĩ. Một số vấn đề “không trọn vẹn” trong cuộc yêu mà người bệnh thường gặp phải có thể kể đến như sau:
- Gây viêm nhiễm phụ khoa: Nếu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, bạn có thể bị viêm nhiễm phụ khoa và khiến bệnh trĩ trở nên nặng hơn. Nguyên nhân là do khí hư của nữ giới kết hợp với tinh dịch của nam giới đi xuống vùng hậu môn, lại cộng thêm dịch tiết từ búi trĩ là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm.
- Ảnh hưởng tâm lý: Thông thường, người bị bệnh trĩ sẽ thiếu tự tin khi quan hệ. Có nhiều lý do có thể kể đến, ví dụ như vì sợ đau, vì không tự tin vào cơ thể, vì sợ dịch tiết của búi trĩ có mùi hôi, vì không thể quan hệ mạnh được… Điều này thường dẫn tới tâm lý trốn tránh chuyện chăn gối, làm tình cảm dễ tụt dốc không phanh.
- Giảm hưng phấn: Ví dụ như khi đang chuẩn bị “lên đỉnh” mà lại cảm thấy quá đau vùng hậu môn thì quả là khó nói. Đặc biệt, nếu người bệnh ở mức độ trĩ nặng thì sẽ khó đạt được khoái cảm hơn. Do đó, để an toàn khi sinh hoạt vợ chồng, tốt nhất là bạn nên đi điều trị dứt điểm ngay bệnh trĩ!
Bệnh trĩ có ảnh hưởng tới sinh sản của phái nữ không?
Chị em đừng quá lo lắng về vấn đề này vì bệnh trĩ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới sau này. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý, nếu chị em có ý định mang thai thì phải điều trị bệnh trĩ dứt điểm trước đó.
Nguyên nhân là do khi đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú, nếu bị bệnh trĩ, chị em có thể gặp các khó khăn và ảnh hưởng sau đây:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ và bé: Thường cơ thể phụ nữ lúc này có nhiều nguy cơ thiếu máu. Bệnh trĩ có thể gây tình trạng này nặng hơn do khiến lượng hồng cầu loãng hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
- Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: Việc tồn tại búi trĩ ở vùng hậu môn có thể khiến cho chị em cảm thấy bức bối và khó ở. Bệnh trĩ cũng có thể làm trở ngại khi đi đại tiện và đặc biệt là nếu sinh thường, chị em sẽ rất dễ bị tổn thương vùng hậu môn nếu đang bị trĩ.
- Tăng khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm: Cơ thể phụ nữ lúc này đang rất nhạy cảm, búi trĩ tiết dịch có thể là nguyên nhân gây các bệnh phụ khoa cho chị em.
Bệnh trĩ có lây khi quan hệ không?
Một số người thường băn khoăn liệu bệnh trĩ có thể lây khi quan hệ không? Các chuyên gia đã khẳng định rằng: bệnh trĩ không thể lây từ người sang người qua quan hệ tình dục. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ như:
- ngồi lâu trên bồn cầu,
- rặn lâu khi đi đại tiện,
- tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính,
- béo phì,
- chế độ ăn ít chất xơ,
- chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh ít vận động…
Đặc biệt, tỉ lệ mắc bệnh trĩ thường tăng theo độ tuổi vì các cấu trúc mô nâng đỡ ở vùng trực tràng – hậu môn dần bị lão hóa và giãn lỏng, dễ dẫn tới bệnh trĩ.
Do vậy, bạn đọc có thể yên tâm rằng quan hệ tình dục không thể khiến bạn bị lây bệnh trĩ từ người khác. Tuy nhiên, làm chuyện ấy có thể làm cho bệnh trĩ thêm nặng nếu như hai bạn “yêu” không đúng cách. Bạn có thể đọc thêm phần lưu ý dưới đây để có thêm thông tin bảo vệ cho sức khỏe của cả hai.
Lưu ý cho người bị bệnh trĩ khi quan hệ tình dục
- Tránh giao hợp tình dục qua đường hậu môn: Đây là điều tuyệt đối cấm kỵ đối với các trường hợp đang bị bệnh trĩ. Điều này có thể dẫn tới tổn thương các búi trĩ, làm rách các búi trĩ, khiến bệnh càng nặng hơn.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi quan hệ: Đây là khoảng thời gian vùng kín của cả hai người rất ẩm ướt, là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt đối với người bị bệnh trĩ, các búi trĩ thường tiết dịch làm vùng hậu môn dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Do đó, việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ là điều bắt buộc phải làm để tránh bị viêm nhiễm phụ khoa.
- Làm chuyện ấy trong thời gian vừa đủ: Thời gian dương vật nằm trong âm đạo quá lâu sẽ có thể tăng áp lực lên búi trĩ. Vì vậy, anh em có thể chú ý tăng thời gian ở màn dạo đầu để tạo thêm hưng phấn chứ không nên làm chuyện ấy quá lâu, dễ ảnh hưởng tới sức khỏe nếu đang mắc bệnh trĩ.
- Quan hệ nhẹ nhàng, không gây áp lực mạnh đến hậu môn: Như đã giải thích ở trên, áp lực mạnh lên tĩnh mạch. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ như ngồi lâu trên bồn cầu, tiêu chảy mạn tính, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ. Đặc biệt, tỉ lệ mắc bệnh trĩ thường tăng theo độ tuổi vì các cấu trúc mô ở trực tràng – hậu môn môn dần bị giãn lỏng, dễ dẫn tới bệnh trĩ. vùng hậu môn sẽ ảnh hưởng đến búi trĩ, có thể làm bệnh thêm trầm trọng. Do đó, bạn đọc cần chọn tư thế quan hệ phù hợp và tránh những hành động quá mạnh bạo nhé.
- “Yêu” với tần suất hợp lý: Theo lời khuyên của chuyên gia, nếu bạn đang trong thời gian điều trị bệnh trĩ thì chỉ nên quan hệ một lần mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe.
Đồng thời, để bệnh trĩ nhanh chóng được chữa khỏi dứt điểm, người bệnh cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, đặc biệt là cần ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để nhuận tràng. Bạn nên lưu ý tập thể dục thường xuyên 3 – 5 lần mỗi tuần, không nên ngồi một chỗ quá lâu để tránh áp lực lên vùng hậu môn. Bệnh trĩ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không chú ý điều trị thì sẽ khó chữa lành.
Cuối cùng, xin chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt và luôn viên mãn trong đời sống lứa đôi nhé!
Tham khảo thêm một số bài viết về bệnh trĩ khác:
Người bị bệnh trĩ nội nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?