[GIẢI ĐÁP] Bệnh trĩ có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhiều người thắc mắc liệu bệnh trĩ có lây không? Để trả lời cho câu hỏi này, bài viết của PSB College sẽ cung cấp một số thông tin giúp độc giả hiểu rõ hơn về tình trạng trĩ.

foellie
Bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ có lây không?

1. Bệnh trĩ là gì?

Tỷ lệ bệnh trĩ ngày càng tăng cao trong những năm gần đây, khoảng 50 đến 66% so với các bệnh lý liên quan đến hậu môn- trực tràng. Bệnh trĩ là tình trạng các đám rối tĩnh mạch bị giãn quá mức do áp lực lớn, tạo thành các búi trĩ, gây đau đớn và khó chịu ở vùng hậu môn. Bệnh trĩ được chia thành các phân loại khác nhau gồm trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân bị trĩ nội và trĩ ngoại chiếm phần lớn.

Bệnh trĩ nghiêm trọng có thể gây ra một số biến chứng như thiếu máu cấp tính, gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, mệt mỏi kéo dài; nhiễm trùng nhiễm khuẩn, có thể phát triển thành các ổ áp xe hậu môn; sa búi trĩ, thuyên tắc búi trĩ do các cục máu đông.

Để tìm hiểu bệnh trĩ có lây không, trước hết cần hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Do tuổi tác: Tuổi tác càng cao, khiến hoạt động của hệ tiêu hóa suy giảm, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ dọc và cơ vòng ống hậu môn, làm giảm nhu động ruột, từ đó làm tăng tỷ lệ bị táo bón ở người già và bệnh nhân bị trĩ.

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai: Sự phát triển của thai nhi làm tăng sức nặng lên vùng xương chậu và vùng hậu môn. Áp lực lớn từ thai nhi khiến chèn ép các tĩnh mạch, làm tăng tỷ lệ bị trĩ.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Khi quan hệ qua con đường này, có thể gây chảy máu và gây đau đớn do làm rách niêm mạc, làm tổn thương vùng hậu môn. Ngoài ra, tình trạng này còn làm chậm tuần hoàn máu, gây nên tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch, làm tĩnh mạch phình và căng lên.

Đối tượng bị táo bón hoặc tiêu chảy trong một thời gian dài cũng dễ mắc trĩ. Táo bón tạo ra ma sát lớn khi đi đại tiện, do đó có thể làm tổn thương niêm mạc và vùng hậu môn, từ đó xuất hiện bệnh trĩ.

Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, không khoa học:

  • Chế độ ăn thiếu chất xơ do thiếu rau củ, thiếu vitamin do không ăn trái cây thường xuyên
  • Thường xuyên các đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia.
  • Uống ít hơn 2 lít nước mỗi ngày.

Do không thường xuyên luyện tập thể thao, ngồi quá lâu ở một tư thế.

Đối tượng mắc các bệnh lý liên quan đến đường ruột.

Vệ sinh không sạch sẽ sau khi đi đại tiện.

Thường xuyên bị căng thẳng, stress do áp lực công việc và áp lực cuộc sống.

3. Bệnh trĩ có lây được không?

Như các thông tin đã cung cấp ở phần trên, có thể nhận thấy nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do các thói quen sinh hoạt, do tuổi tác, do thay đổi cơ địa ở phụ nữ trong thai kỳ mà không mang tính di truyền và không lây qua bất kỳ con đường nào. Một số trường hợp nhận thấy nhiều thành viên trong cùng gia đình cùng mắc bệnh trĩ, đó không phải do lây lan mà do trong cùng một điều kiện sống và thói quen sinh hoạt nên nguyên nhân gây ra bệnh có nét tương đồng.

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ
Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ

4. Một số các phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ là một căn bệnh không lây lan và có thể được phòng ngừa bằng một số các phương pháp sau:

– Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng đủ chất và khoa học:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ ví dụ như các loại rau xanh, củ, trái cây. Cung cấp các đồ ăn giàu đạm và protein như cá hồi, hạn chế sử dụng gia vị trong nấu nướng cũng làm giảm nguy cơ bị trĩ.
  • Không sử dụng các đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ.
  • Không ăn các đồ ăn cay nóng do làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa, làm mềm phân, giúp dễ đào thải cặn bẩn ra bên ngoài. Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê hay đồ uống có gas.

– Duy trì cân nặng ở mức độ tiêu chuẩn. Tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây tăng áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng, từ đó làm tăng tỷ lệ bệnh trĩ.

– Không lao động nặng với cường độ cao trong một thời gian dài.

– Không nên ngồi quá lâu tại cùng một vị trí. Trong thời gian làm việc nên kết hợp đi lại và vận động giúp thư giãn cơ thể với tần suất 50 phút một lần.

– Luyện tập thói quen đi đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày, không nhịn đại tiện.

– Kết hợp luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Nói chung, trĩ là một căn bệnh không lây lan và không có tính di truyền. Để ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ, cần kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập khoa học; đồng thời nên thăm khám sớm ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên để tránh khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Xem thêm:

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây chữa trĩ

[Review] Viên uống Hemono có tốt không? Cách sử dụng? Giá bao nhiêu?

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *