Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không, Cách trị trĩ bằng rau muống

Bệnh trĩ có thể được chữa bằng Tây Y hoặc Đông Y. Phương pháp chữa trĩ bằng rau muống hiện vẫn được áp dụng trong dân gian. Vậy bệnh trĩ có nên ăn rau muống không, hãy cùng PsbCollege tìm hiểu trong bài viết này.

foellie

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là một bệnh lý khá phổ biến trong xã hội, tỷ lệ người mắc bệnh khá cao. Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ bệnh ở người trên 50 tuổi lên đến 50%; khoảng 5% dân số có triệu chứng của bệnh trĩ. Điều tra dịch tễ tại Việt Nam, số người mắc bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 35%. Căn bệnh này đa số xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi và không gặp ở trẻ em. Tỷ lệ bệnh ở phái nam gấp đôi phái nữ. Căn bệnh này khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nó.

Bệnh trĩ là tình trạng cấu trúc ống hậu môn thay đổi bất thường do các tĩnh mạch tại hậu môn và trực tràng chịu áp lực lớn. Khi áp lực tăng quá mức gây ra tình trạng tổn thương nặng các thành tĩnh mạch, xuất hiện các triệu chứng xuất huyết hậu môn, tĩnh mạch rối tạo thành búi trĩ trong hoặc ngoài hậu môn. Hiện nay trĩ được chia thành ba dạng gồm trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống
Bệnh trĩ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống

Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ bao gồm:

  • Tuổi tác. Bệnh trĩ thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên
  • Ngồi nhiều giờ liên tục, ít vận động thể thao; nhịn đi đại tiện
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ, uống quá ít nước trong ngày.
  • Bệnh tiêu chảy và táo bón mạn tính.
  • Lao động cường độ cao quá mức trong thời gian dài.

Một số triệu chứng dấu hiệu của bệnh trĩ: xuất huyết hậu môn khi đi đại tiện, sa búi trĩ, ngứa rát hậu môn, đại tiện khó, đau rát vùng hậu môn, tăng tiết dịch quá mức vùng hậu môn.

Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh, trong đó sử dụng các phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả; trong đó sử dụng rau muống cũng là một biện pháp hiệu quả trong chữa bệnh trĩ.

Xem thêm: Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Có nguy hiểm không, Cách điều trị

Công dụng của rau muống trong chữa bệnh trĩ

Rau muống là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Nhưng ít ai biết rau muống có nhiều công dụng chữa bệnh được áp dụng trong Đông Y. Theo y học cổ truyền, rau muống có vị cay- đắng, tính ấm. Theo dân gian rau muống có nhiều công dụng trong chữa và cải thiện bệnh trĩ. Một số công dụng đã được ghi nhận như sau:

Công dụng của rau muống trong chữa bệnh trĩ 
Công dụng của rau muống trong chữa bệnh trĩ
  • Bệnh trĩ xảy ra một phần nguyên nhân là do táo bón lâu dài, khi bị bệnh trĩ cũng khiến cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn. Trong rau muống có chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ tốt cho tiêu hóa và giúp việc thải trừ phân ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Bên cạnh bổ sung chất xơ từ rau muống, bạn cũng có thể bổ sung từ nhiều nguồn thực phẩm và viên uống bổ sung khác nhau.
  • Một trong những biểu hiện nghiêm trọng của trĩ là xuất huyết. Tình trạng xuất huyết kéo dài có thể khiến cơ thể bị thiếu máu. Trong rau muống có chứa hàm lượng sắt cao, là một trong những nguyên liệu quan trọng trong quá trình tạo máu. Sắt cũng là một trong những khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
  • Rau muống có chứa các hoạt chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn, chống viêm, tiêu mụn, giải độc cho cơ thể, khắc phục được tình trạng viêm nhiễm và sưng đỏ tại các búi trĩ, giảm cảm giác đau đớn khi va chạm.
  • Rau muống chứa nhiều các loại vitamin khác nhau như vitamin A, vitamin C, chứa các hoạt chất như calci, iron, protein, leucin, valin, threonine giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Một số tác dụng khác của rau muống có thể kể đến như loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, chống oxy hóa, tăng cường các yếu tố bảo vệ gan, giảm tỷ lệ mắc ung thư.

Rau muống biển có tác dụng chữa bệnh trĩ?

Rau muống biển có tên khoa học là Ipomoea pescarpae (L.) thuộc họ khoai lang – Convolvulaceae. Một số tên gọi khác của loại cây này là mã an đằng, nhị diệp hồng thự, muống biển. Đây là một loại cây sống nhiều năm, mọc bò trên mặt đất. Thân cây dày và phân nhánh nhiều lần, không có cuống, thân nhẵn có màu đỏ. Lá muống biển hình thuôn dài hoặc hình tim, mọc so le, dài từ 4 đến 6cm, rộng từ 5 đến 7cm, có nhựa màu đục trắng. Toàn cây muống biển có thể sử dụng để chữa bệnh.

Chiết xuất lá muống biển thu được các hợp chất pentatriacontane, triacontane, sterol, một số loại tinh dầu và các acid hữu cơ.

Theo y học cổ truyền, muống biển có vị cay- đắng, tính ấm, có công dụng nhuận tràng và hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, tiêu viêm, chữa đau bụng, trị xuất huyết ở bệnh trĩ. Nhờ vậy, muống biển thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị trĩ để cải thiện tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn.

Rau muống có làm bệnh trĩ nặng hơn?

Theo lời truyền miệng dân gian, khi cơ thể có các vết thương hở thì không nên ăn nhiều rau muống vì rau muống dễ để lại sẹo lồi trên da. Hay với các bệnh nhân bị trĩ nếu ăn nhiều rau muống sẽ khiến búi trĩ nhô ra nhiều hơn và khiến cho bệnh tình nặng thêm. Đây là một việc làm không có cơ sở chính xác mà chỉ thông qua truyền miệng nên kiêng rau muống đối với bệnh nhân bị trĩ là không cần thiết.

Rau muống có làm bệnh trĩ nặng hơn không
Rau muống có làm bệnh trĩ nặng hơn không

Trong quá trình sử dụng thuốc Đông Y, nhiều thầy thuốc cũng khuyên không nên sử dụng rau muống vì lo sợ sẽ làm mất tác dụng của thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc, gây ra các tương kỵ bất lợi cho người sử dụng, chống lại tác dụng của thuốc. Một số người có quan điểm khi sử dụng thuốc Đông Y thì sẽ kiêng một số loại thực phẩm nhất định như rau muống, hải sản, đỗ,… Tùy từng thang thuốc mới gây ra tương kỵ với các loại thực phẩm, rau muống không gây tương kỵ với tất cả các loại thuốc. Do vậy, để biết chính xác về tương tác giữa rau muống với các vị thuốc khác thì bệnh nhân nên thăm khám kỹ lưỡng tại các cơ sở y tế uy tín.

Như đã phân tích ở trên, rau muống hay rau muống biển có nhiều công dụng trong việc chữa trị, được nhiều người ứng dụng và thành công, cho hiệu quả tốt. Quan điểm rau muống làm bệnh trĩ nặng hơn là hoàn toàn vô căn cứ, độc giả nên tìm hiểu kỹ lưỡng nguồn tin trước khi tin tưởng để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Cách trị bệnh trĩ bằng rau muống

Hầm lòng lợn với rau muống trị bệnh trĩ

Phương pháp này thường được dùng để cải thiện tình trạng trĩ ở bệnh nhân, hiệu quả cho cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Thành phần: 30 gam rau muống biển; 500 gam lòng lợn

Cách tiến hành:

  • Làm sạch nguyên liệu với nước, sau đó kết hợp hai nguyên liệu cho vào nồi hầm tới khi nhừ. Tùy thuộc vào khẩu phần ăn mà có thể chia thành 2 hoặc 3 lần ăn.
  • Đây là một món ăn bổ dưỡng có thể sử dụng hàng ngày, sử dụng liên tiếp trong vòng 10 ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng. Sau đó ngưng dùng trong vòng 1 đến 2 tuần trước khi sử dụng lại để tránh tình trạng ngán.
Hầm lòng lợn với rau muống trị bệnh trĩ
Hầm lòng lợn với rau muống trị bệnh trĩ

Công dụng: Món lòng lợn hầm với rau muống giúp kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn, phân mềm hơn nên dễ dàng đi đại tiện hơn, giảm đau đớn khi đi đại tiện, giảm chảy máu hậu môn, khắc phục các triệu chứng của trĩ.

Trị bệnh trĩ bằng canh rau muống

Cách 1:

Thành phần: khoảng 30- 60 gam rau muống biển, 500 ml nước.

Cách tiến hành:

  • Sơ chế nguyên liệu trước khi sắc.
  • Chuẩn bị một nồi hoặc ấm nhỏ, đun sôi nước, sau đó bỏ rau muống vào sắc cùng.
  • Sắc khoảng 15 phút với lửa nhỏ, lọc lấy nước, bỏ bã.
  • Nước uống chia thành nhiều lần trong ngày để sử dụng.

Cách 2:

Thành phần: 100 gam rau muống, 2 lít nước, 100 gam đường.

Cách tiến hành:

  • Đun sôi phần nước trước, sau đó thả rau vào đun sôi.
  • Khi rau chín, vớt rau ra ăn kèm với cơm, phần nước tiếp tục đun cùng khoảng 100 gam đường cho đến khi nước sánh như siro.
  • Chia hỗn hợp thành 2 phần và sử dụng trong ngày.

Cả hai cách trên đều có thể sử dụng đều đặn hàng ngày.

Trị bệnh trĩ bằng bã rau muống biển

Thành phần: rau muống biển tươi

Cách tiến hành:

  • Sơ chế sạch phần rau, bỏ các lá úa và lá sâu, rửa sạch nhiều lần với nước và nước muối để khử trùng.
  • Giã hoặc vò nát rau, đắp trực tiếp vào búi trĩ mỗi tối trước khi đi ngủ.
  • Đắp khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.

Công dụng: các hoạt chất trong rau thẩm thấu qua da giúp kháng khuẩn chống viêm, giảm bớt tình trạng sưng viêm, cho hiệu quả cao đối với bệnh trĩ ngoại.

Trị bệnh trĩ bằng bã rau muống biển
Trị bệnh trĩ bằng bã rau muống biển

Trị bệnh trĩ bằng bột rau muống

Nguyên liệu: rau muống biển tươi.

Cách tiến hành:

  • Sơ chế nguyên liệu sạch sẽ, loại bỏ lá úa và lá sâu.
  • Sao lá với nhiệt độ vừa phải đến khi lá chuyển màu nâu đen nhưng chưa cháy thành than có mùi khét. Nghiền mịn lá khô đã sao thành bột mịn.
  • Bảo quản trong lọ thủy tinh kín tránh ẩm.
  • Mỗi lần sử dụng lấy một lượng bột vừa đủ hòa với nước tạo hỗn hợp đặc, đắp trực tiếp lên búi trĩ. Hỗn hợp có thể để qua đêm. Rửa sạch lại vào sáng hôm sau
  • Phương pháp này có thể áp dụng 2 đến 3 lần mỗi tuần.

Xông hơi búi trĩ bằng rau muống

Nguyên liệu: rau muống biển, lá dây đau xương, củ sả, vỏ dừa khô

Cách tiến hành:

  • Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu ban đầu.
  • Giã hoặc vò nát rau muống biển cho nhỏ, sau đó trộn chung với các nguyên liệu còn lại.
  • Đốt hỗn hợp nguyên liệu. Sau đó sử dụng khói bốc lên để xông vùng hậu môn.
  • Nên thực hiện phương pháp này khi các dấu hiệu còn nhẹ, có thể áp dụng hàng ngày.

Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng rau muống

Khi sử dụng rau muống chữa bệnh trĩ cần lưu ý một số điểm sau để hiệu quả điều trị được nâng cao:

  • Không ăn rau muống sống vì đồ sống chứa nhiều ký sinh trùng, có thể gây các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, hoặc các triệu chứng nguy hiểm hơn.
  • Khi sơ chế nguyên liệu cần làm sạch nhiều lần với nước, nên ngâm kỹ với nước muối để diệt ký sinh trùng.
  • Không nên sử dụng rau muống với những đối tượng có vết thương hở sâu, bệnh nhân bị gout, bị sỏi thận, bị bệnh khớp.
  • Không sử dụng cùng với sữa bò, sữa chua, pho mát.
  • Các phương pháp này không nên sử dụng cho phụ nữ đang trong thai kỳ.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp tại nhà này.

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *