Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa và Phòng tránh

Bệnh trĩ nội là bệnh gì?

Bệnh trĩ nội không còn là một khái niệm xa lạ đối với rất nhiều người. Bệnh trĩ nội không chỉ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người mà còng gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

foellie

Bệnh trĩ nội là hiện tượng tĩnh mạch tại hậu môn trực tràng bị phình to ra và giãn quá mức. Trong giai đoạn khởi phát bệnh, búi trĩ chỉ mới được hình thành một khối thịt thừa rất nhỏ, cư trú tại phía dưới đường lược. Khi bệnh bắt đầu tiến triển hơn thì khối thịt này dần to ra và sau đó có tình trạng bị sa ra ngoài.

Bệnh trĩ được chia thành hai loại chính: bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội. Sự phân loại bệnh lý trĩ dựa vào vị trí của búi trĩ hình thành và phát triển tại phía dưới hay phía trên đường lược của hậu môn. Đặc điểm để nhận biết bệnh trĩ nội là bệnh không gây đau bởi không có dây thần kinh cảm giác, búi trĩ hình thành trong ống hậu môn. Trong một thời gian đầu, búi trĩ chưa được phát hiện bằng mắt thường. Tuy nhiên, bệnh trĩ nội trong giai đoạn này có một số dấu hiệu điển hình như đau rát, chảy máu khi đi cầu, cảm giác nặng ở vùng hậu môn, chảy dịch và sau đó mới thấy xuất hiện sa búi trĩ.

Bệnh trĩ nội được phân chia thành 4 cấp độ dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh:

4 cấp độ của bệnh trĩ nội
4 cấp độ của bệnh trĩ nội
  • Bệnh trĩ nội độ 1: búi trĩ xuất hiện hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Bệnh trĩ nội độ 2: khi đi cầu và rặn sẽ có hiện tượng búi trĩ lòi một ít hoặc thập thò ra ngoài. Tuy nhiên, khi bệnh nhân trong trạng thái bình thường thì búi trĩ vẫn nằm hoàn toàn trong hậu môn.
  • Bệnh trĩ nội độ 3: búi trĩ sẽ sa ra bên ngoài vùng hậu môn nếu ngồi xổm, đi cầu, làm việc nặng hoặc đi lại nhiều.
  • Bệnh trĩ nội độ 4: ở giai đoạn này thường thấy búi trĩ đã sa thường trực ra bên ngoài vùng hậu môn, mặc dù đẩy cũng không có hiện tượng co lên. Ở bệnh trĩ nội độ 4, một số biến chứng có thể sẽ hình thành như hoại tử, viêm nhiễm,..búi trĩ.

Bệnh trĩ nội không phải là bệnh lý lây truyền từ người này sang người khác.

Xem thêm: Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Có nguy hiểm không, Cách điều trị

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội

Hiện nay, người bệnh cần phải đề phòng rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý trĩ nội. bệnh trĩ nội có một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Táo bón kinh niên: người mắc bệnh táo bón kinh niên, khi đi cầu cần phải rặn nhiều và mạnh để tống chất thải ra bên ngoài. Trong quá trình rặn đã vô tình làm tăng áp lực vùng lòng ống hậu môn, từ đó gây sự hình thành bệnh trĩ nội.
  • Hội chứng lỵ: những người bệnh bị bệnh lỵ sẽ làm tặng áp lực trong ổ bụng bởi mỗi ngày họ đều phải đi cầu nhiều lần và phải rặn nhiều trong mỗi lần đi cầu. Tăng áp lực ổ bụng sẽ là nguyên nhân dẫn đến búi trĩ nội.
  • Tăng áp lực ổ bụng: bệnh trĩ nội có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị tăng áp lực trong ổ bụng như người bệnh giãn phế quản, lao động nặng (ví dụ như khuân vác), viêm phế quản mãn tính, ho nhiều.
  • Tư thế đứng: tỉ lệ người mắc bệnh trĩ cao hơn nhiều so với người bình thường nếu phải ngồi nhiều, đứng lâu hoặc ít đi lại như thợ may, thư ký bàn giấy hay nhân viên bán hàng.
  • U bướu hậu môn trực tràng: những đám rối trĩ có thể bị căng phồng lên và dần hình thành bệnh trĩ nội nếu đường tình mạch hồi lưu bị cản trở và chèn ép.
  • Do tĩnh mạch hậu môn, hạ bộ trực tràng bị phình gập, hoặc thu hẹp lòng ống hậu môn gây cản trở quá trình đẩy phân ra ngoài.
  • Kích thích vùng trực tràng, hậu môn: những kích thích tác động như vùng hậu môn bị lạnh, nóng quá mức do táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Do những vấn đề từ hệ tiêu hóa: đi ngoài chậm, ít vận động hoặc giảm nhu động ruột.
  • Do gia tăng áp lực ở vùng bụng: gặp ở những đối tượng như bệnh nhân mắc bệnh có khối u nằm trong ổ bụng, phụ nữ mang thai hoặc bệnh nhân tuyến tiền liệt phì đại.
  • Do thói quen sinh hoạt không hợp lý: nhịn đi vệ sinh, ăn uống quá no hoặc ngồi xổm quá lâu.
  • Do căng thẳng, do lười hoặc di tập trung trong công việc,..nên lười và nhịn đi vệ sinh. Ở giới trẻ, đây là nguyên nhân càng ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Triệu chứng của bệnh trĩ nội

Triệu chứng của bệnh trĩ nội ở mỗi cấp độ nặng nhẹ sẽ biểu hiện khác nhau:

Triệu chứng của bệnh trĩ nội
Triệu chứng của bệnh trĩ nội
  • Bệnh trĩ nội độ 1: bệnh nhân không có cảm giác bị đau rát, nhưng có dấu hiệu đi vệ sinh kèm theo máu, máu có thể dính ở giấy vệ sinh hoặc ở phân. Sau khi bệnh trở lên nặng hơn, máu bắn thành tia hoặc chảy nhỏ giọt kèm theo sự xuất hiện của tình trạng búi trĩ bị sa ra bên ngoài vùng hậu môn. Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu do hậu môn bị ẩm ướt bởi dịch nhầy chảy ra.
  • Bệnh trĩ nội độ 2: búi trĩ nằm thập thò ở trong vùng hậu môn, sa thấp hơn. Trong giai đoạn này, khi đi đại tiện và rặn, búi trĩ có thể sẽ lòi ra bên ngoài, nhưng sau đó tự thụt vào trong hậu môn mà không cần bất cứ sự can thiệp nào.
  • Bệnh trĩ nội độ 3: trong giai đoạn này, biểu mô búi trĩ to hơn và dày hơn, bề mặt búi trĩ thô như những búi trĩ ngoại và có màu đỏ sẫm. Cơ thắt hậu môn bị nhão do búi trĩ đã bị sa ra ngoài, búi trĩ sa ra ngoài cả khi vận động mạnh, khi ho hay khi đi đại tiện. Nếu bệnh nhân không can thiệp (dùng tay nhét vào) thì búi trĩ không thể thụt trở lại vào vùng hậu môn.

Những đối tượng nguy cơ bệnh trĩ nội

Theo sự thống kê từ y tế, vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, dân số mắc bệnh trĩ chiếm tới ¾. Nguy cơ mắc bệnh có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, người phải ngồi nhiều. Những người trong độ tuổi từ 45 đến 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Có những yếu tố nguy cơ gây tăng khả năng mắc bệnh trĩ nội như:

  • Chế độ ăn chứa ít chất xơ: thiếu chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội.
  • Người bị tiêu chảy, táo bón cũng làm tăng tần suất mắc bệnh trĩ. Ngoài ra, khi rặn sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch và gay ra trĩ nội.
  • Béo phì, thừa cân.
  • Tăng áp lực ổ bụng: gặp ở những người  phải thường xuyên vận động nặng như vận động viên cử tạ, người lao động khuân vác, vận động viên quần vợt,..áp lực ổ bụng tăng lên gây cản trở sự lưu hồi máu về tim gây ra tình trạng trĩ nội.
  • U vùng tiểu khung: u ở tử cung, u đại trực tràng, mang thai,…làm quá trình hồi lưu máu về tim trở lên khó khăn hơn, dẫn đến trĩ nội.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội

Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ nội là giữ cho phân được mềm khi di chuyển qua lỗ hậu môn. Một số biện pháp nhằm kiểm soát và giảm triệu chứng của bệnh trĩ nội như:

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cho bệnh nhân bị trĩ nội
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cho bệnh nhân bị trĩ nội
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên cám,..có tác dụng tăng khối lượng phân và làm mềm phân.
  • Mỗi ngày nên uống từ 6 đến 8 ly nước, có thể bổ sung thêm những chất lỏng khác (trừ rượu bia, chất kích thích) để giúp phân mềm hơn.
  • Khi đi vệ sinh, tránh rặn mạnh: rặn mạnh sẽ tạo ra một áp lực lớn đến tĩnh mạch ở trực tràng phía dưới, dẫn đến hiện tượng phình to búi trĩ và dễ gây ra chảy máu.
  • Có cảm giác mắc thì cần đi vệ sinh ngay.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục: tập thể dục giúp giảm áp lực lên các tính mạch và hạn chế tình trạng táo bón.
  • Tránh ngồi lâu, đặc biệt là ngồi quá lâu trên bồn cầu. Ngồi quá lâu sẽ gia tăng áp lực đến các tĩnh mạch vùng hậu môn.

Tham khảo: Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không, Cách trị trĩ bằng rau muống

Những biện pháp nhằm điều trị bệnh trĩ nội

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp khác nhau:

  • Ở mức độ bệnh nhẹ: bệnh trĩ nội không phải là bệnh lý khó điều trị, tuy nhiên để điều trị bệnh cần điều trị sớm và người bệnh phải kiên trì. Người bệnh không cần đến phẫu thuật mà vẫn có thể làm giảm những triệu chứng của bệnh nếu sử dụng thuốc đặt hoặc thuốc uống.
  • Kiểm soát chế độ ăn, ở giai đoạn đầu của bệnh, chế độ ăn uống khoa học cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ nội. Người bệnh ở giai đoạn đầu bệnh trĩ nội cần hạn chế các nhóm thực phẩm khó tiêu, không sử dụng thuốc lá, không uống rượu bia và không sử dụng các chất kích thích khác.
  • Trong những trường hợp bệnh trĩ xuất hiện những biến chứng huyết khối thì cần sớm được can thiệp. những liệu pháp can thiệp có thể là phương pháp phối  hợp cắt trĩ bằng các biện pháp khác với lấy huyết khối, biện pháp cắt bỏ.
  • Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nội thì cần sớm được điều trị để hạn chế sự tiến triển bệnh và gây ra các biến chứng nguy hiểm đến bệnh nhân. Những phương pháp cắt trĩ có thể là:
Thủ thuật cắt búi trĩ bằng chích xơ
Thủ thuật cắt búi trĩ bằng chích xơ

Thủ thuật cắt búi trĩ bằng chích xơ hoặc dây thun mạch máu đến nuôi búi trĩ, thủ thuật này thường được sử dụng với những đối tượng mắc bệnh ở mức độ nhẹ.

Chích xơ: sử dụng 1 đến 2 ml chất làm xơ (chất làm xơ thường là phenol 5%, natri tetradecyl, quinine, polidocanol hoặc urea hydrochloride) được tiêm vào lớp niêm mạc dưới của búi trĩ bằng kim 25-gauge.

  • Thủ thuật cắt búi trĩ bằng biện pháp thắt dây thun-vòng: búi trĩ sẽ bị thắt xung quanh dây thun-vòng thắt cao su. Sau khi búi trĩ bị thắt lại sẽ bị thiếu máu cục bộ rồi xơ và teo đi, cuối cùng búi trĩ sẽ tự rụng.
  • Biện pháp longo: biện pháp này nhằm cắt bỏ búi trĩ ở những người bệnh có độ trĩ nội 3 và 4. Nguyên lý của phương pháp này là gây ra sự gián đoạn những mạch máu giữa và trên. Tiếp theo là khâu niêm mạc trực tràng hậu môn bị sa lên trên và đưa búi trĩ trở lại vị trí trong lòng ống hậu môn. Cuối cùng mô trĩ sẽ bị teo đi.
  • Biện pháp khâu triệt mạch THD: nhằm làm giảm sự phình to của búi trĩ nhờ siêu âm gây tắc mạch cung cấp máu cho vùng hậu môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *