Bệnh trĩ đang là một vấn đề gặp phải ở rất nhiều người, nó không chỉ khiến ta cảm thấy khó chịu mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày. Dân gian đã có phương pháp dùng cây lộc vừng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả, bạn đã biết chưa, hãy cùng PsbCollege tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1, Tại sao có thể dùng cây lộc vừng chữa bệnh trĩ?
Cây lộc vừng là một loại cây thường được trồng làm cảnh do có hoa màu đỏ và mùi thơm. Không chỉ được dùng để trang trí cho ngôi nhà, cây lộc vừng còn được biết đến như một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh trong Đông y. Trong đó, phương pháp sử dụng cây lộc vừng để chữa bệnh trĩ đã được con người áp dụng từ lâu và cho đến bây giờ vẫn được dùng vì nó đem lại hiệu quả rất tốt.
Theo y học phương Đông, cây lộc vừng có vị ngọt, tình bình đi vào can, tỳ, phế, thận đem lại nhiều tác dụng như bổ huyết, bổ can thận, thông nhĩ, nhuận tràng… Do đó, cây lộc vừng giúp cải thiện các tình trạng kiết lỵ, táo bón, huyết niệu, giúp điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Ngoài ra cây còn sử dụng cho những người bị râu tóc bạc sớm, thiếu máu, da xanh xao, suy nhược cơ thể.
Theo y học hiện đại, thành phần của cây lộc vừng có chứa saponin và một số hoạt chất khác có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng tốt. Các thành phần này giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn, giúp cầm máu, làm các vết loét nhanh lành. Do đó cây lộc vừng được dùng điều trị bệnh trĩ rất tốt.
2, Các phương pháp chữa bệnh trĩ từ cây lộc vừng
Qua kinh nghiệm dân gian từ lâu và các nghiên cứu hiện đại, người ta đã đưa ra nhiều phương pháp sử dụng cây lộc vừng để chữa trĩ một cách hiệu quả. Hai bộ phận được dùng chủ yếu là lá và hạt lộc vừng, với nhiều cách chế biến, sử dụng khác nhau.
2.1 Đắp lá lộc vừng vào búi trĩ
Đây là phương pháp điều trị bên ngoài bằng cách đắp trực tiếp lộc vừng lên vùng hậu môn. Cách làm này sẽ giúp sát khuẩn, chống viêm nhiễm hậu môn, cầm máu và làm teo búi trĩ.
Bạn cần chuẩn bị một lượng lá lộc vừng vừa phải, chọn lá ở gần ngọn sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Lá thu được bạn đem rửa thật sạch, có thể ngâm qua nước muối pha loãng. Sau đó bạn cho lá vào cối hoặc bát, giã nát, lấy bã đắp trực tiếp vào vùng hậu môn. Dùng băng gạc để cố định, nằm yên khoảng 15-20 phút. Sau đó lấy ra và rửa sạch hậu môn bằng nước, lau khô.
2.2 Uống nước lá lộc vừng
Khác với điều trị từ bên ngoài, phương pháp này có tác dụng điều trị bên trong cơ thể. Uống nước lá lộc vừng sẽ giúp nhuận tràng, giúp hoạt động tiêu hóa tốt hơn, làm mềm phân giúp điều trị tình trạng táo bón.
Cách làm tương tự như cách dùng ngoài, nhưng sau khi giã nát lá, bạn dùng một tấm vải màn sạch để vắt lấy nước uống trực tiếp.
Bạn có thể kết hợp 2 cách điều trị bên trong và bên ngoài bằng cách đồng thời vừa uống nước lá, vừa tận dụng bã để đắp luôn. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị trĩ.
2.3 Ăn sống lá lộc vừng
Phương pháp này thường được sử dụng sau khi bạn đã thực hiện uống nước lá và đắp bã trực tiếp để duy trì hiệu quả tốt hơn.
Bạn chọn lá không quá già và quá non, rửa sạch với nước, ngâm khoảng 5- 10 phút với nước muối pha loãng để đảm bảo vệ sinh. Sau đó đem rửa bằng nước sạch. Thực hiện ăn sống lá trong khoảng 10 ngày để duy trì hiệu quả.
2.4 Dùng hạt lộc vừng chữa trĩ
Đây là bài thuốc dân gian trong Đông y được mọi người hay sử dụng. Bài thuốc là sự kết hợp của 3 vị: hạt lộc vừng, hà thủ ô và ngưu tất.
Chuẩn bị hạt lộc vừng, hà thủ ô và ngưu tất mỗi loại 50g. Những nguyên liệu này được tán thành bột mịn, sau đó nặn thành từng viên nhỏ và bảo quản trong bình kín có nắp đậy, sử dụng hàng ngày. Mỗi ngày uống khoảng 10g chia thành 3 lần trong ngày. Nên sử dụng đều đặn và kiên trì để cho tác dụng tốt nhất.
3, Những lưu ý khi sử dụng cây lộc vừng chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ mới đầu chỉ xuất hiện với những triệu chứng nhẹ, nhưng sau đó mức độ sẽ tăng dần và có thể trở nên nghiêm trọng. Do đó để áp dụng các phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng một cách an toàn và hiệu quả, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho những người bị trĩ ở mức độ nhẹ, khi mới có những triệu chứng ban đầu và búi trĩ chưa sa ra ngoài hậu môn. Nếu bạn bị trĩ ở mức độ nặng thì cần thăm khám bởi bác sĩ để đánh giá tình trạng bệnh và có những phác đồ điều trị hiệu quả.
- Không dùng cây lộc vừng để chữa bệnh cho những người bị dị ứng với loại cây này, bởi nó có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Khi áp dụng phương pháp này, bạn cần thực hiện kiên trì, đều đặn để hiệu quả đạt được tốt nhất.
- Trong quá trình điều trị, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học. Bạn cần ăn tăng cường bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả để giảm tình trạng táo bón. Đồng thời bạn cũng cần uống đủ nước mỗi ngày, tránh tình trạng thiếu nước dẫn đến phân khô, khó đào thải ra ngoài, dễ bị táo bón.
- Ngoài chế độ ăn uống, chế độ tập luyện và sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng. Bạn nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, sự vận động cũng giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn. Đồng thời bạn cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt hằng ngày: thường xuyên thay đổi tư thế để máu lưu thông tốt, không đi vệ sinh quá lâu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
Bài viết này đã chia sẻ đến các bạn phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng cây lộc vừng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Xem thêm: