[Kinh Nghiệm] 5 Mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía hiệu quả tại nhà

Cùng với sự phát triển của xã hội, bệnh trĩ ngày một tăng lên. Hiện nay, ngoài sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh trĩ, người bệnh luôn tìm đến các phương pháp chữa trĩ được lưu truyền dân gian từ xưa tới nay. Trong đó cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ là một phương pháp dân gian mà ai ai cũng biết tới. Để tìm hiểu kĩ về cây thầu dầu tía cũng như các công dụng của nó đối với người bị bệnh trĩ mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của PSB College.

foellie

Cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ như thế nào?

Cây thầu dầu tía hay tên gọi khác như  thầu dầu, đu đủ tía, tỳ ma, có tên khoa học là Ricinus communis L, thuộc họ Euphorbiaceae (Thầu dầu). Thầu dầu tía là một loại cây sống lâu năm, thân yếu có chiều cao khoảng 4-5 m, lá lớn có màu tía hoặc màu tím đậm, mép lá có răng cưa. Quả màu tím nhạt hoặc màu lục, mềm, có hạt. Hạt thầu dầu tía hơi dẹp, có hình elip, nhẵn và có hoa văn ngựa vằn.

Cả lá, thân và hạt đều là các bộ phận dùng để chữa bệnh.

Hình ảnh cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

Dùng cây thầu dầu tía là một phương pháp dùng để trị bệnh trĩ trong dân gian, công dụng của nó đối với bệnh trĩ bao gồm:

  • Theo Y học cổ truyền lá thầu dầu tía có vị cay, ngọt, tính bình, hơi độc có tác dụng giảm đau, tiêu viêm kháng khuẩn, hoạt huyết nên được ứng dụng để trị các triệu chứng của bệnh trĩ như sưng nóng, khó chịu, đau rát vùng hậu môn.
  • Hạt thầu dầu tía có vị ngọt thanh, tính bình, có độc có tác dụng chữa trị một số bệnh về tiêu hóa, giúp nhuận tràng. Ngoài ra dầu thầu dầu tía được ép từ hạt có thể hỗ trợ chống táo bón an toàn.
  • Rễ cây có vị cay nồng, hơi nhạt, tính bình có tác dụng khư phong, giảm đau, chấn tính, hoạt huyết.

Thành phần hóa học của lá và hạt:

  • Lá thầu dầu tía có các thành phần như: axit xitric, axit corydalic, axit tactric, axit amin, astragalin, rutozit, quexetin, khoảng 1,3% ricin.
  • Hạt thầu dầu tía có các thành phần như: 25% chất anbummoi,lượng tinh dầu lớn  khoảng 40% -50%, 0,15% ricin.

Chất ricin là một chất độc và độ độc của nó rất cao. Cơ chế tác động đối với người: làm vón hồng cầu và bạch cầu. Liều độc đối với người là 3mg nếu tiêm dưới da, ăn tươi 1 hạt có thể gây nôn mửa, ăn tươi 14-15 hạt có thể gây tử vong đối với người trưởng thành. Mặt khác, nếu chất ricin đã được đun lâu thì nó sẽ bị phá hủy ở nhiệt độ cao và  độc tính của nó sẽ không còn nữa, bởi vì vậy trong đông y thường sử dụng thầu dầu chỉ để đắp ngoài da.

Nếu sử dụng hạt để ép dầu thì lượng ricin sẽ nằm trong khô dầu, chính vì thế phần khô dầu không thể sử dụng được.

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía

Để sử dụng thầu dầu tía chữa trĩ an toàn và hiệu quả bạn hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây:

Xông hơi, ngâm rửa hậu môn bằng nước lá thầu dầu tía

Chuẩn bị

150gram lá thầu dầu tía, nửa thìa muối tinh.

Cách tiến hành

  • Lá thầu dầu tía đem rửa sạch.
  • Cho lá thầu dầu cùng nửa thìa muối tinh vào nồi đun với 1 lít nước sạch.
  • Chờ đến khi nước sôi, tiếp tục đun nhỏ lửa tầm 10 phút rồi tắt bếp để tinh dầu thầu dầu trong lá phai ra.
  • Bắc nồi nước xuống và tiến hành xông hơi cùng búi trĩ và hậu môn.
  • Khi nước ấm đổ ra chậu sạch để ngâm hậu môn trong vòng 20-30 phút .
  • Sau khi ngâm thì rửa lại thêm 1 lần nữa.
  • Thực hiện đều đặn 1 ngày 1 lần.
Hình ảnh cây thầy dầu tía chữa bệnh trĩ
Lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

Đắp trực tiếp lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

Chuẩn bị

5 lá thầu dầu tía, vài hạt muối tinh.

Cách tiến hành

  • Rửa sạch lá thầu dầu tía, ngâm qua nước muối sinh lí trong vòng 15-20 phút rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho lá thầu dầu tía và vài hạt muối tinh vào cối sạch, dùng chày giã nhỏ.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lí hoặc nước ấm pha muối loãng.
  • Dùng hỗn hợp trên đắp trực tiếp vào vùng búi trĩ và hậu môn.
  • Dùng băng gạc hay vải mềm sạch để cố định hỗn hợp trên.
  • Đắp hỗn hợp khoảng 50 – 60 phút thì gỡ ra và rửa sạch bằng nước ấm.
  • Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Kiên trì thực hiện khoảng 4 tuần sẽ thấy các triệu chứng giảm rõ rệt.

Kết hợp thầu dầu tía và lá vông nem chữa trĩ

Chuẩn bị

3 lá thầu dầu tía, 3 lá vông nem, vài hạt muối tinh.

Cách tiến hành

  • Lá thầu dầu tía và lá vông đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút, vớt ra và để ráo nước.
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào cối sạch, dùng chày giã nhỏ.
  • Gói hỗn hợp trên bằng miếng vải mềm sạch sau đó hơ trên lửa cho nóng.
  • Dùng bọc nguyên liệu đắp trực tiếp vào búi trĩ và vùng hậu môn.
  • Thực hiện ngày  1-2 lần, thích hợp đắp vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Kiên trì sử dụng sẽ cảm thấy tình trạng ngứa rát, sưng đau giảm rõ rệt và búi trĩ cũng ngày càng co lên.
Hình ảnh cây thầy dầu tía chữa bệnh trĩ
Kết hợp thầu dầu tía và lá vông nem chữa trĩ

Kết hợp thầu dầu tía và rau dừa cạn chữa trĩ

Chuẩn bị

5 lá thầu dầu tía, 10 lá rau dừa cạn, vài hạt muối tinh.

Cách tiến hành

  • Lá thầu dầu tía và lá rau dừa cạn đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng từ 15-20 phút, vớt ra để ráo nước.
  • Đem hỗn hợp trên vào cối giã nhỏ lấy nước cốt để bôi hoặc lấy phần bã để đắp.
  • Với nước cốt: bôi trực tiếp vào phần búi trĩ và vùng hậu môn, để khô rồi tiếp tục bôi làm 2-3 lần nữa.
  • Với phần bã: Có thể sử dụng để đắp lên vùng búi trĩ và vùng hậu môn rồi băng lại như cách 2.
  • Thực hiện 1-2 lần/ ngày, thích hợp nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Hình ảnh cây thầy dầu tía chữa bệnh trĩ
Kết hợp thầu dầu tía và rau dừa cạn chữa trĩ

Chữa bệnh trĩ bằng hạt thầu dầu tía và nhện nước

Chuẩn bị

9 hạt thầu dầu tía, 9 con nhện nước, dấm thanh.

Cách tiến hành

  • Rửa sạch các nguyên liệu, ngâm trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo rồi giã nhỏ như các cách làm trên.
  • Hỗn hợp trên bỏ vào chảo cùng với dấm thanh, đảo đều cho đến khi nóng già thì ngưng.
  • Cho các nguyên liệu trong chảo vào một miếng vải mềm sạch rồi đắp lên vùng đầu búi trĩ.
  • Đợi búi trĩ co lại, thu dần lên thì gỡ hỗn hợp kia xuống ngay, không nên đắp quá lâu.
Hình ảnh cây thầy dầu tía chữa bệnh trĩ
Chữa bệnh trĩ bằng hạt thầu dầu tía và nhện nước

Những triệu chứng khi ngộ độc thầu dầu tía

Như thông tin ở trên, trong thầu dầu tía có chứa ricin là một chất độc, nếu sử dụng sai cách, người bệnh rất dễ bị ngộ độc. Một vài triệu chứng khi bị ngộ độc thầu dầu tía như:

  • Nôn mửa
  • Đau đầu
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao
  • Khó tiểu, đi tiểu ít
  • Đổ mồ hôi lạnh thường xuyên
  • Thường xuyên bị chuột rút
  • Trụy tim mạch
  • Viêm ruột
  • Viêm dạ dày

Người bị ngộ độc thầu dầu có thể dẫn tới tử vong, vì vậy khi thấy các triệu chứng như đau đầu, nôn mửa, chóng mặt,… cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu. Tránh để các triệu chứng xảy ra lâu và sử dụng thuốc làm thuyên giảm triệu chứng, điều này có thể dẫn tới những hệ lụy rất xấu cho cơ thể của bạn.

Thầu dầu tía tuy chữa trị bệnh trĩ hiệu quả nhưng là một loài cây có độc. Để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thầu dầu tía để trị bệnh trĩ.

Xem thêm:

Hoa hòe chữa bệnh trĩ có tốt không | Các bài thuốc chữa trĩ bằng Hoa hòe

Những trường hợp không nên sử dụng

Các đối tượng không nên sử dụng thầu dầu tía trị bệnh trĩ đó là trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. Những đối tượng trên là những đối tượng có thể trạng yếu và dễ bị ngộ độc nhất. Bởi vậy tuyệt đối không được sử dụng thầu dâu tía để trị trĩ ở các đối tượng trên.

Hình ảnh cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Hình ảnh cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

Tương tác thầu dầu tía với các thuốc tân dược

Thầu dầu tía có thể tương tác với các thuốc tân dược bạn đang sử dụng và gây ngộ độc cho cơ thể. Chính vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc trị trĩ dân gian này.

Dưới đây là một số loại thuốc tân dược không nên dùng chung với thầu dầu tía:

  • Thuốc làm tăng đường huyết
  • Thuốc chống acid trong điều trị dạ dày
  • Thuốc có thành phần corticosteroid
  • Thuốc và các thực phẩm chức năng có công dụng nhuận tràng, lợi tiểu.

Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng thầu dầu tía

  • Phương pháp này hầu như chỉ có tác dụng đối với người bị trĩ thời kì đầu, người bị trĩ cấp độ 1, 2.
  • Thầu dầu tía có chứa ricin là chất độc nên người bệnh nên đảm bảo đúng liều lượng, sử dụng quá liều có thể gây ra ngộ độc.
  • Chỉ dùng thầu dầu tía để dùng ngoài da, tuyệt đối không sử dụng để ăn tươi hoặc uống với mục đích trị bệnh trĩ.
  • Đây là bài thuốc dân gian nên cần kiên trì sử dụng một thời gian mới thu được hiệu quả rõ ràng.
  • Trường hợp có các triệu chứng ngộ độc thầu dầu tía cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhà hoặc gọi cấp cứu để tình trạng không diễn biến nặng hơn.

Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng thầu dầu tía

Anh Nam- 34 tuổi:

“Tôi mới phát hiện mình bị bệnh trĩ cách đây không lâu. Tôi đã tìm hiểu một vài phương pháp chữa trị trĩ dân gian và được biết tới phương pháp sử dụng thầu dầu tía để chữa trĩ. Tôi sử dụng kết hợp lá thầu dầu tía và lá vông nem để đắp lên vùng búi trĩ. Được một thời gian thì tôi cảm thấy các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy đã giảm đi rất nhiều đặc biệt là sau khi đi đại tiện.”

Chị Hà – 36 tuổi:

“Chị là nhân viên văn phòng hay phải đứng lâu ngồi nhiều nên sinh ra bệnh trĩ. Chị được bạn giới thiệu cho phương pháp chữa trĩ dân gian bằng cây thầu dầu tía. Ban đầu chị khá lo lắng khi biết cây thầu dầu tía có độc, nhưng qua một thời gian sử dụng để đắp trĩ chị cảm thấy cơ thể mình không có các triệu chứng bị ngộ độc mà các triệu chứng của bệnh trĩ còn giảm hẳn.”

 

Xem thêm:

5 bài thuốc chữa trĩ bằng rau muống đơn giản và hiệu quả tại nhà

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *