Ngày nay khi áp lực công việc càng lớn thì càng khiến nhiều người mắc các bệnh về hậu môn – trực tràng. Trong đó điển hình là bệnh đau hậu môn vô căn. Vậy đau hậu môn vô căn là bệnh gì? Đau hậu môn vô căn gây ra những nguy hiểm gì cho người bệnh. Hãy cùng PSB College tìm hiểu thông tin về bệnh qua bài viết dưới đây.
1, Đau hậu môn vô căn là gì?
Đau hậu môn vô căn có tên khoa học là Proctalgia fugax. Đau hậu môn vô căn được hiểu là tình trạng xung quanh vùng hậu môn – trực tràng thường đau tức dữ dội. Cơn đau hậu môn vô căn xảy ra trong thời gian rất ngắn và kéo dài khoảng vài giây hoặc vài phút ( trung bình khoảng 5 phút, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt cơn đau có thể kéo dài đến 1 giờ đồng hồ.)
Đặc biệt, đau hậu môn vô căn thường xảy ra ở những người bệnh sau khi quan hệ tình dục đạt cực khoái. Cơn đau hậu môn hình thành chủ yếu do các dây thần kinh cảm giác xung quanh vùng hậu môn bị chèn ép đã tạo nên những cơn đau dữ dội.
Vì thể trạng mỗi người là khác nhau nên tần suất xuất hiện các cơn đau cũng sẽ khác nhau, có người cả đời chỉ đau 1 lần nhưng có người sẽ đau rất nhiều lần. Những cơn đau thường không xảy ra liên tục và sẽ nhanh chóng khỏi sau một thời gian.
2, Nguyên nhân gây ra tình trạng đau hậu môn vô căn
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng người bệnh bị đau hậu môn vô căn, trong đó ở bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên nhân chính gây nên bệnh:
Do quan hệ tình dục
- Khi người bệnh quan hệ tình dục đạt cực khoái khi đó các dây thần kinh ở xung quanh vùng hậu môn bị chèn ép quá mức đã xảy ra tình trạng đau hậu môn vô căn. Thực chất đau hậu môn ở đây chính là đau các dây thần kinh tại khu vực hậu môn.
Do căng thẳng, stress kéo dài
- Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân làm cho người bệnh bị đau tại vùng hậu môn.
Do sang chấn hậu môn
- Khi hậu môn bị sang chấn liên tiếp tại vùng hố ngồi đã làm xơ hóa các cơ và dây chằng ở quanh ống Alcook khi đó diện tích của ống này bị thu hẹp lại và chèn ép lên các dây thần kinh tạo nên tình trạng đau tức ở tầng sinh môn và đau ở vùng hậu môn.
3, Đau hậu môn vô căn là dấu hiệu của bệnh gì?
Nhiều chuyên gia đánh giá bệnh đau hậu môn vô căn không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và có thể tự khỏi ngay sau đó. Tuy nhiên cơn đau hậu môn có thể trở thành tiềm ẩn của nhiều căn bệnh liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng như
Bệnh trĩ
- Trĩ là bệnh hậu môn trực tràng có nhiều triệu chứng điển hình khá giống với bệnh đau hậu môn vô căn như: Đau khi đi đại tiện, chảy máu khi đi đại tiện, táo bón, sưng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài. Bệnh trĩ xảy ra khi vùng hậu môn – trực tràng phải chịu nhiều áp lực, hệ thống tĩnh mạch bị căng giãn theo thời gian hình thành nên các búi trĩ. Bệnh trĩ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và đặc biệt là người làm văn phòng, người già, người ít vận động, người có lối sinh hoạt và chế độ ăn uống không lành mạnh.
Nứt kẽ hậu môn
- Bệnh Nứt kẽ hậu môn là những đường nứt, rách hay loét nhỏ ở ống hậu môn hoặc rìa hậu môn do táo bón kéo dài. Khi mặc quần lót chật khi cọ xát có thể làm chảy máu hậu môn. Bệnh có một số triệu chứng điển hình như sưng vùng hậu môn, đi đại tiện ra máu. Bệnh không được điều trị sớm có thể biến chứng thành bệnh áp xe hậu môn do các vết nứt lan rộng hơn gây ra nhiều ảnh hưởng tới cơ vòng của hậu môn.
Bệnh áp xe hậu môn
- Áp xe hậu môn cũng gây đau nhức vùng hậu môn người bệnh. Vùng hậu môn của người mắc bệnh này thường ẩm ướt, hậu môn xuất hiện các ổ mủ áp xe và kèm mùi hôi tanh khó chịu, cạnh hậu môn xuất hiện khối sưng phồng.
Polyp đại trực tràng
- Đây là căn bệnh khá nguy hiểm. Polyp đại trực tràng là sự xuất hiện các khối u ở trong lòng trực tràng. Ở một số trường hợp bệnh có thể biến chứng thành ung thư ác tính. Khi đó bệnh sẽ rất khó điều trị. Biểu hiện điển hình của bệnh là hậu môn chảy máu, sưng đau, đi đại tiện nhiều lần.
4, Phải làm gì khi bị đau hậu môn vô căn?
Để điều trị những cơn đau hậu môn vô căn người bệnh nên thực hiện các cách dưới đây:
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, không mặc đồ lót bó sát, nên ưu tiên chọn những sản phẩm có chất liệu mềm mịn thoáng mát.
- Có thể giảm đau hậu môn bằng cách ngâm rửa hậu môn với nước muối pha loãng ( sử dụng nước ấm).
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ từ các thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc, các loại trái cây, sữa chua,…
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, hay đồ ăn nhanh vì vừa không tốt cho sức khỏe, vừa gây kích ứng hậu môn của người bệnh và có thể làm bệnh tình chuyển biến xấu.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, các chất có cồn như thuốc lá, rượu bia,..
- Tạo cho mình thói quen đó là đi vệ sinh theo giờ. Không nhịn đại tiện, khi đi đại tiện không nên rặn mạnh hay ngồi quá lâu.
- Cân bằng công việc dành thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế áp lực, căng thẳng quá mức.
- Uống đủ nước mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Tập luyện thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe.
- Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm một số bài viết khác
Táo bón ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, Dấu hiệu nhận biết, Cách điều trị
Polyp hậu môn: Nguyên nhân, Triệu chứng, Biện pháp điều trị dứt điểm