Giới thiệu về hoa hòe
Hoa hòe còn được biết đến với các tên gọi khác như hòe hoa, hòe mễ hay hòe hoa mễ. Hoa hòe có tên khoa học là Styphnolobium japonicum, thuộc họ đậu (Fabaceae). Hoa hòe là cây thân gỗ, to, cây có thể cao tới 5 đến 10m. Hoa có màu vàng trắng, hình cánh bướm, mọc thành cụm hình chùy ở đầu cành. Mùa ra hoa của cây hòe hoa là vào mùa hè, trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9.
Là loại cây sống lâu năm nên thường phải sau khoảng từ 3 đến 5 năm mới có thể thu hoạch hoa. Ở nước ta, hòe hoa được trồng chủ yếu ở Thái Bình. Hoa hòe được thu hái khi còn là nụ, là những chùm hoa có nụ to sắp nở, được thu hái khi trời khô ráo và vào lúc sáng sớm rồi đem phơi nắng hoặc sấy cho khô. Nụ hoa hòe sau khi được sấy khô sẽ được đem đi pha trà uống hoặc làm thuốc. Ngoài ra quả của hoa hòe cũng được một số người sử dụng.
Trong Y học cổ truyền, hoa hòe là dược liệu có tính bình, vị đắng, quy vào 2 kinh đại tràng và can, phần quả có tính hàn, vị đắng, quy vào kinh can. Trong thành phần hoa hòe có chứa tới 20% rutin, một số quercetin, sophoradiol, betulin, trong quả hòe có chứa khoảng 4 đến 11% rutin, N-methylcytosine, genistein, flavonoid, sophacarpin, alkaloid sytisine,…Dược liệu có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt, lương huyết có công dụng chữa xích bạch ly, chảy máu cam, thổ huyết, trĩ ra máu, phụ nữ bị nhọt vú, phụ nữ băng huyết, hoặc dùng trong điều trị tăng huyết áp, mộng tinh, di tinh.
Bên cạnh đó hoa hòe còn có một số công dụng khác như giảm nồng độ cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch. Theo thực nghiệm cho thấy hoa hòe có tác dụng phòng trị tốt đối với trường hợp bị xơ vỡ động mạch, giúp giảm lượng cholesterol có tác dụng giảm nguy cơ mắc chứng xơ mỡ động mạch cho người lớn tuổi, hay người bệnh cao huyết áp.
Một số công dụng khác của hoa hòe được biết đến nữa như có tác dụng giảm trương lực cơ trơn đại tràng, chống co thắt cơ trơn, nâng cao sức đề kháng, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu bị tổn thương, giảm tính thấm của mao mạch, kích thích hoạt động của niêm mạc ruột giúp giảm tình trạng tiêu chảy.
Vậy hoa hòe chữa bệnh trĩ có hiệu quả không, hãy cùng PsbCollege tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Công dụng của hoa hòe trong chữa bệnh trĩ
Theo Y học hiện đại, trong hoa hòe có chứa hàm lượng cao hoạt chất rutin, đây là một alkaloid thuộc nhóm Flavonoid, có bản chất là một loại vitamin P có công dụng tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, bảo vệ thành mạch, giúp ngăn ngừa tình trạng mao mạch, tĩnh mạch quanh vùng hậu môn bị giãn nở quá mức.
Khi người bệnh thiếu vitamin P sẽ làm cho thành mạch dễ vỡ, sức chịu đựng kém,…. Rutin có tác dụng cầm máu nhanh do làm giãn tĩnh mạch, tăng cường mạch máu, làm bền thành mạch,… Bên cạnh đó , dược liệu hoa hòe còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn khá tốt.
Rutin trong hoa hòe có tác dụng làm giảm tính thấm của mao mạch, giảm độ “giòn” thành mạch giúp mao mạch phục hồi sự đàn hồi thành mạch sau khi bị tổn thương, duy trì ổn định trạng thái bình thường của mao mạch. Kích thích niêm mạc ruột, tăng sự bài tiết đường ruột có tác dụng nhuận tràng giúp chống và ngăn ngừa tình trạng táo bón, là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh Trĩ.
Rutin còn có công dụng làm giảm được tình trạng sa búi trĩ do có tác dụng giảm trương lực cơ trơn, tăng sự bền vững của hồng cầu, chống co thắt, ngăn ngừa tình trạng tĩnh mạch co giãn. Bên cạnh đó, Rutin còn có công dụng phòng ngừa biến chứng xơ vữa động mạch, giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch, điều trị các trường hợp bị xuất huyết như ho ra máu, chảy máu cam, xuất huyết do bệnh Trĩ, phân có máu.
Xem thêm: Rau diếp cá chữa bệnh trĩ | Có hiệu quả không | Cách dùng ra sao?
Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng hoa hòe
Bài thuốc 1:
- Bài thuốc có công dụng lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt tả hỏa, giảm tình trạng sưng đau, chữa trĩ sa ra ngoài.
- Nguyên liệu: 60g hòe hoa.
- Cách làm: đem dược liệu đi sắc kỹ lấy nước, phần nước sau khi sắc chia 2/3 dùng để uống và còn 1/3 còn lại dùng để vệ sinh hậu môn.
- Sử dụng bài thuốc mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 2:
- Bài thuốc có công dụng tư âm nhuận táo, có tác dụng chỉ huyết lương huyết dùng điều trị xuất huyết do nhiệt thịnh.
- Nguyên liệu: 50g hoa hòe, 120g thịt lợn nạc, gia vị.
- Cách làm: Đem rửa sạch thịt lợn rồi thái thành miệng vừa, tẩm ướp gia vị. Hầm thịt với hoa hòe rồi chia ra ăn trong ngày.
Bài thuốc 3:
- Bài thuốc có tác dụng lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt tán phong dùng trong điều trị sa niêm mạc trực tràng, chữa trĩ viêm loét chảy máu.
- Nguyên liệu: 50g hoa hòe, 50g kinh giới.
- Cách làm: đem sấy khô hai nguyên liệu trên sau đó tán thành bột.
- Sử dụng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng 5g bột trên với nước cháo hoặc nước cơm.
Bài thuốc 4:
- Bài thuốc có tác dụng lương huyết chỉ huyết, tư âm nhuận táo có công dụng điều trị trĩ xuất huyết.
- Nguyên liệu: 250g hoa hòe tươi, 3 quả trứng, 20g thịt hun khói, một ít đậu Hà Lan luộc chín, mỡ lớn, hành củ, gia vị.
- Cách làm: Đem rửa sạch hoa hòe, chần qua nước sôi, vớt ra để ráo nước; thái vụn thịt hun khói; trứng đập ra bát rồi cho gia vị, hoa hòe, thịt hun khói vào trộn đều lên. Làm nóng chảo, cho mỡ lợn vào rồi tiến hành phi hành cho thơm, sau đó cho nguyên liệu được trộn đều ở trên đem tráng chín, ăn nóng.
Bài thuốc 5:
- Bài thuốc có tác dụng lương huyết giáng áp, tư âm ích khí dùng trong điều trị đau mắt đỏ, chữa trĩ xuất huyết, điều trị tăng huyết áp.
- Nguyên liệu: 250g hoa hòe tươi, 150g thịt gà, 25g cà chua, 25 tỏi, 1 quả trứng gà, rau mùi, bột mì, dấm, gia vị, dầu thực vật.
- Cách làm: đem hoa hòe đã rửa sạch trần qua nước sôi rồi vượt ra để ráo nước. Thịt gà đem loại bỏ gân, thái chỉ rồi tẩm gia vị để ướp, lòng trắng trứng với bột mì; thái nhỏ rau thơm, thái chỉ cà chua. Cho dầu thực vật vào chảo, chờ dầu nóng già rồi cho thịt gà, hoa hòe vào đảo đều, đến khi gần chín cho thêm cà chua rồi đảo thêm một lúc là được. Bày ra đĩa rồi rắc rau mùi lên trên, ăn khi còn nóng.
Trường hợp nào thích hợp điều trị trĩ bằng hoa hòe
Hoa hòe là một dược liệu có công dụng giúp làm giảm triệu chứng của trĩ rất hiệu quả, tuy nhiên không phải ai bị bệnh trĩ cũng có thể áp dụng hiệu quả khi sử dụng hoa hòe. Chình vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ xem đối tượng nào phù hợp với phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng hoa hòe dưới đây.
Dược liệu phù hợp sử dụng cho người đang mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, người bệnh trĩ cấp độ 1, cấp độ 2. Đây là đối tượng có thể sử dụng phương pháp điều trị từ các thảo dược trong thiên nhiên cho hiệu quả cao, trong đó có thảo dược hoa hòe.
Dược liệu hoa hòe có tính hơi lạnh nên khi sử dụng có thể gây nên tác dụng phụ như chậm tiêu, đau bụng, ăn không ngon, đi ngoài phân lỏng. Chính vì vậy không nên dùng hoa hòe cho người bệnh thiếu máu, trong trường hợp dùng thì phải có sự chỉ dẫn từ thầy thuốc và cần phải phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng.
Đối tượng là trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ sơ sinh bị mắc trĩ thì không được tự ý sử dụng thảo dược hoa hòe để chữa bệnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.
Lưu ý khi chữa trĩ bằng hoa hòe
- Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp sử dụng thảo dược hoa hòe cần phải sử dụng đều đặn trong thời gian dài mới cho hiệu quả tốt. Chính vì vậy người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp này. Trong một số trường hợp đau nặng, có tình trạng sa búi trĩ kèm theo hiện tượng lở loét hay chảy máu nghiệm trong thì bận nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn và phù hợp nhất với tình trạng hiện giờ.
- Như đã đề cập ở trên, hoa hòe có tính hơi hàn nên người bệnh đang có các triệu chứng tỳ vị hư hàn như kém ăn, đau bụng lạnh, chậm tiêu, đi ngoài phân lỏng, thích chườm nóng không nên sử dụng dược liệu hoặc cần hạn chế sử dụng và nên kết hợp dùng với các dược liệu có tính ấm nóng khác.
- Trong thời gian sử dụng phương pháp thảo dược để điều trị bệnh trĩ, người bệnh nên phối hợp với các phương pháp chăm sóc, có một chế độ ăn uống khoa học và phù hợp, lối sống lành mạnh để giúp cho quá trình điều trị và phục hồi đem lại hiệu quả cao.
- Người bệnh huyết áp thấp khi sử dụng hoa hòe thường xuyên có thể bị chóng mặt, choáng.
Thuốc tây chứa hợp chất Rutin trong hoa hòe
Thuốc làm tăng sức bền thành mạch Rutin-Vitamin C, hộp 100 viên có công dụng hỗ trợ điều trị các hội chứng chảy máu, ban xuất huyết, tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu, giãn tĩnh mạch.
Thuốc Venrutine với thành phần chính có chứa 500mg Rutin và 100mg vitamin C được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ, các vết máu bầm, chứng xuất huyết dưới da, suy giãn tĩnh mạch, tăng huyết áp, xuất huyết trong răng hàm mặt, xơ cứng mao mạch, khoa mắt.
Thuốc FASVON 500 có thành phần chính là 500mg Rutin được chỉ định hỗ trợ điều trị các triệu chứng xuất huyết, hội chứng chảy máu, tăng huyết áp, xơ cứng, ban xuất huyết, điều trị các triệu chứng phù, nặng chân, đau ở người suy giãn tĩnh mạch, các triệu chứng bệnh trĩ.
Tham khảo: Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không, Cách trị trĩ bằng rau muống
Review từ người chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe
Chị Bình, 30 tuổi chia sẻ:
“Công việc của mình thường xuyên phải ngồi, mình còn ít tập thể dục và ăn uống linh tinh nên trong khoảng thời gian trước bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau rát mỗi khi đi đại tiện, thường xuyên bị táo bón. Khi đi khám mình được khuyên sử dụng các thảo dược thiên nhiên để điều trị khi mới xuất hiện các triệu chứng. Sau đó mình đã sử dụng thảo dược hoa hòe để uống, và dùng làm nguyên liệu trong các bữa ăn. Đến đây mình đã sử dụng được hơn tháng, hiện giờ mình không còn cảm thấy đau rát mỗi khi đi đại tiện nữa, hoạt động của trở về bình thường rồi. Sử dụng hoa hòe để điều trị các triệu chứng bệnh trĩ thực sự có hiệu quả.”
Bác Thành, 40 tuổi chia sẻ:
“Tôi bị trĩ cấp độ 2, mỗi lần đi đại tiện đều rất khó khăn, ngứa ngáy hậu môn, mỗi lần đi đại tiện xong đều cảm thấy rất mệt và khó khăn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Dạo gần đây tôi có được tư vấn sử dụng hoa hòe để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nên tôi đã quyết định mua về sử dụng. Tôi thường sắc lên để uống và dùng để vệ sinh hậu môn hàng ngày. Đến nay sau khi sử dụng thường xuyên gần hai tháng thì tôi cảm thấy các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy đã giảm hẳn. Tôi sẽ vẫn tiếp tục sử dụng hoa hòe hàng ngày.