Ngứa hậu môn là bệnh gì?
Ngứa hậu môn là hiện tượng thường xuất hiện tại hậu môn và vùng xung quanh hậu môn, thường là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan tới hậu môn- trực tràng, ví dụ như trĩ cấp tính, trĩ mãn tính, apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, một số bệnh lý liên quan tới trực tràng.
Tình trạng này không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây nhiều khó chịu trong cuộc sống, làm giảm chất lượng cuộc sống. Hiện nay qua nghiên cứu phát hiện tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguồn nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu hiểu rõ và áp dụng đúng các biện pháp phòng tránh thì có thể giảm tỷ lệ mắc phải ngứa lỗ hậu môn. Trong bài viết này, PsbCollege sẽ cung cấp những thông tin liên quan để độc giả hiểu rõ hơn về tình trạng ngứa hậu môn.
Nguyên nhân gây ra ngứa hậu môn
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng ngứa rát hậu môn, được chia thành ba nhóm chính gồm có nguyên nhân do thói quen sinh hoạt, nguyên nhân do bệnh lý, và một số nguyên nhân khác. Hiểu rõ về nguyên nhân gây ra bệnh cũng là vấn đề quan trọng để khắc phục tình trạng này.
Nguyên nhân do thói quen sinh hoạt
- Vệ sinh không sạch sẽ sau khi đi đại tiện. Các chất bẩn còn sót lại quanh lỗ hậu môn sẽ trở thành tác nhân gây ngứa hoặc là môi trường thuận lợi để các vi sinh vật bất lợi sinh sống và phát triển, tạo bệnh lý cho cơ thể. Sau khi đi đại tiện nên vệ sinh sạch vùng quanh hậu môn đúng cách: rửa sạch bằng nước, làm khô nhẹ nhàng bằng khăn giấy hoặc vải mềm, lau từ trước ra sau để tránh lây lan mầm bệnh (nếu có).
- Khi vệ sinh quá mạnh tay gây tổn thương tại vùng hậu môn.
- Sử dụng các sản phẩm làm sạch có tác dụng mạnh, gây kích ứng vùng da xung quanh hậu môn như xà phòng, chất khử mùi, chất tạo hương, nước nóng…, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật bảo vệ và các tác nhân đóng vai trò ngăn chặn các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài.
- Sử dụng các đồ ăn, đồ uống gây ngứa rát hậu môn như nước có gas, trà, bia, các loại hoa quả chứa nhiều acid có tính chua, chocolate, các loại hạt ngũ cốc, đồ ăn nhiều dầu mỡ và cay nóng, đồ ăn nhiều protein như sữa. Một số thí nghiệm cho thấy người uống nhiều cà phê có nguy cơ bị lỏng cơ hậu môn, khiến các chất bẩn trong cơ thể có thể bị rò rỉ ra ngoài, nếu không được làm sạch ngay thì có thể gây ngứa.
- Mặc đồ lót quá chật hoặc đồ làm từ vải không thoáng khí cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng ngứa lỗ hậu môn. Hay để vùng này quá ẩm mà không thay đồ lót thường xuyên cũng có thể dẫn tới tình trạng nói trên. Khi giặt đồ nếu sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh, các chất còn sót lại bám dính trên quần áo cũng có thể gây kích ứng da.
Nguyên nhân do bệnh lý
- Táo bón: Khi bạn bị táo bón, phân thường cứng và khó đào thải ra ngoài, lúc đó cơ hậu môn chịu áp lực lớn và dễ gây tới tình trạng kích ứng. Bệnh táo bón nên được khắc phục sớm, nếu để táo bón mãn tính có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng hơn.
- Trĩ cấp tính, trĩ mạn tính: Trĩ là hiện tượng tĩnh mạch vùng hậu môn chịu áp lực quá lớn khiến cho hình thành búi trĩ, một trong số những triệu chứng điển hình của căn bệnh này chính là ngứa rát hậu môn.
- Nứt kẽ hậu môn: Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc hậu môn bị tổn thương, trên niêm mạc xuất hiện những vết rách nhỏ, thường để lại một số dấu hiệu như đau rát vùng hậu môn, ngứa rát hậu môn và có thể gây xuất huyết khi đi đại tiện. Nứt kẽ hậu môn thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, người bị viêm nhiễm nặng ở vùng hậu môn.
- Rò lỗ hậu môn: Hiện tượng này thường xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng ở vùng hậu môn, mắc hội chứng Crohn, ung thư hoặc gặp chấn thương nặng vùng dưới. Khi bị rò lỗ hậu môn, các chất bẩn trong cơ thể có thể bị rò rỉ ra ngoài mà không kiểm soát được. Các chất bẩn bám dính trên da không được làm sạch sẽ gây kích ứng da, gây nên hiện tượng ngứa rát hậu môn.
- Nhiễm vi khuẩn, vi nấm: Các vi khuẩn vi nấm sinh sôi và phát triển tại hậu môn, bài tiết ra các chất độc gây kích ứng niêm mạc thành hậu môn, gây ngứa ngáy khó chịu. Một số vi khuẩn thường gây bệnh bao gồm tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn.
- HPV (Human papillomavirus) là một loại virus thường gây bệnh ở người, lây nhiễm qua đường tình dục. Nếu bị nhiễm loại virus này, phía bên trong thành hậu môn và vùng da xung quanh hậu môn thường xuất hiện những mụn cóc nhỏ li ti gây ngứa và có thể gây đau. Các mụn này có thể được điều trị triệt để nếu phát hiện sớm. Mụn cóc để càng lâu thì sẽ càng lan rộng và khó điều trị, và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Nhiễm giun móc, giun kim: Giống như các loại vi khuẩn và vi nấm, khi sinh sống trong cơ thể người, các loại giun có thể bài tiết là những chất gây kích ứng niêm mạc thành hậu môn. Có thể phát hiện tình trạng này nếu quan sát đồ lót hoặc phân sau khi đi đại tiện, giun kim nhỏ, dài và có màu trắng.
- Bệnh ghẻ, bệnh vẩy nến cũng là hai bệnh lý cũng có thể gây ngứa rát vùng hậu môn.
- Một số bệnh lý khác như: đái tháo đường type 2, suy giảm số lượng bạch cầu, ung thư hạch, suy giảm chức năng gan thận, cường giáp.
Một số nguyên nhân khác
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể. Khi hệ vi sinh sinh lý bị phá vỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân xấu xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể.
- Tinh thần căng thẳng, lo âu, stress kéo dài, cường độ làm việc cao trong thời gian dài.
- Cơ thể bị thiếu máu.
Xem thêm: Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa và Phòng tránh
Đối tượng thường bị ngứa hậu môn
- Trẻ em là đối tượng thường bị ngứa lỗ hậu môn do nhiễm các loại giun móc, giun kim. Tình trạng này thường xảy ra nhiều vào ban đêm.
- Đối tượng có thói quen không sinh hoạt không phù hợp: vệ sinh chưa sạch sẽ, mặc đồ chật hoặc không thoáng khí, chế độ ăn uống thiếu chất xơ.
- Đối tượng mắc một số bệnh lý liên quan tới đường hậu môn- trực tràng: táo bón, trĩ cấp tính, trĩ mãn tính, nứt kẽ hậu môn, rò lỗ hậu môn; nhiễm vi khuẩn, vi nấm, giun móc, giun kim, virus; bệnh ghẻ, bệnh vẩy nến, cường giáp.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ và phụ nữ sau sinh.
Triệu chứng khi bị ngứa lỗ hậu môn
Đối tượng bị ngứa lỗ hậu môn thường có những triệu chứng hay dấu hiệu đặc trưng như:
- Đau rát vùng xung quanh hậu môn do các vết tổn thương hoặc do tác động lực mạnh từ bên ngoài vào cơ thể.
- Vùng da quanh hậu môn thường bị khô và dễ bị trầy xước gây tổn thương. Các vết tổn thương này là điều kiện thuận lợi để nhiều loại vi sinh vật phát triển và gây bệnh.
- Gây cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
- Ngứa rát hậu môn có thể gây ngứa sang các vùng xung quanh, ví dụ như gây ngứa bộ phận sinh dục. Hiện tượng này có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới
- Khó khăn khi đi đại tiện: gây đau đớn và xuất huyết khi đi đại tiện.
Các cách chữa ngứa hậu môn đơn giản – hiệu quả
Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc
- Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện, tránh tác dụng lực mạnh làm các vết thương trở nên trầm trọng hơn.
- Thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể: bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa, uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Sử dụng quần áo rộng rãi thoáng mát, chất liệu vải cotton thấm hút tốt.
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh.
- Không sử dụng các dung dịch vệ sinh có hoạt tính mạnh, không dùng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh.
Thuốc bôi trị ngứa hậu môn
Trong các phương pháp được ứng dụng để chữa ngứa rát hậu môn, biện pháp sử dụng các loại thuốc bôi được cho là đem lại hiệu quả cao và nhanh nhất, phương pháp đơn giản dễ thực hiện ở nhà. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân và nguyên nhân gây bệnh mà bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc khác nhau.
Đối với bệnh nhân bị ngứa rát hậu môn do bị trĩ cấp tính hoặc mãn tính: sử dụng thuốc mỡ Titanoreine hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Sử dụng đều đặn và liên tục trong thời gian tối thiểu là 1 tuần. Titanoreine có chứa thành phần titanium dioxide, carraghenates có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị các triệu chứng của trĩ. Chú ý trước khi sử dụng nên vệ sinh sạch sẽ tay và hậu môn để tránh lây nhiễm chéo.
Đối với bệnh nhân bị ngứa rát hậu môn do nhiễm vi khuẩn, vi nấm Candida, do bị viêm da dị ứng: sử dụng thuốc Gentrisone hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Sử dụng đều đặn và liên tục trong thời gian tối thiểu là 1 tuần. Trong thuốc Gentrisone chứa các thành phần có tác dụng giảm ngứa và chống viêm tốt, thích hợp cho bệnh nhân bị ngứa lỗ hậu môn.
Bệnh nhân bị ngứa hậu môn cũng có thể sử dụng kem có chứa thành phần Hydrocortisone 1%. Hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn chống viêm tại chỗ. Khuyến cáo sử dụng 3 đến 4 lần mỗi ngày, duy trì sử dụng trong vòng 1 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt. Chú ý khi thoa không nên tạo lớp quá dày, kem sẽ khó thẩm thấu và làm giảm hiệu quả sử dụng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ cũng kê đơn thuốc bôi Preparation H cho bệnh nhân bị ngứa hậu môn. Các hoạt chất nhóm paraben trong sản phẩm có tác dụng giảm triệu chứng ngứa ở hậu môn, tăng khả năng đàn hồi của thành mạch. Mỗi ngày nên sử dụng từ 2 cho đến 4 lần, duy trì sử dụng trong vòng 1 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Các thuốc trên thường là các thuốc kê đơn, nên sử dụng khi có hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị bằng thuốc nên phối hợp với các phương pháp không dùng thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và rút ngắn thời gian điều trị.
Điều trị ngoại khoa
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa tiên tiến hiện đại, nổi bật trong số đó là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II. Phương pháp này điều trị dứt điểm tình trạng ngứa rát hậu môn và có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống:
- Độ an toàn cao, không dùng dao kéo phẫu thuật nên ít gây đau đớn, chảy máu, không làm lan rộng các vết tổn thương.
- Hiệu quả cao và nhanh chóng, thời gian điều trị kéo dài từ 20 cho đến 30 phút.
- Thời gian phục hồi cơ thể nhanh.
- Điều trị triệt để, không tái phát sau khi điều trị đợt đầu tiên.
- Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia và y bác sĩ đánh giá cao và khuyên áp dụng.
Chữa ngứa hậu môn bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian cũng là một phương pháp được nhiều người ứng dụng. Thành phần chủ yếu sử dụng là các loại thảo dược từ tự nhiên, ít gây kích ứng đối với cơ thể. Tuy nhiên, các phương pháp dân gian này chỉ cho hiệu quả nếu tình trạng ngứa hậu môn nhẹ và chưa có tổn thương lớn tới cơ thể.
Một số mẹo dân gian thường được áp dụng gồm có:
Chữa ngứa hậu môn bằng nha đam
- Thành phần nguyên liệu: lá nha đam đã làm sạch, lấy phần gel nhớt bên trong.
- Cách sử dụng: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn bông, sau đó lấy dịch nhớt từ nha đam bôi lên vùng hậu môn. Để khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
- Công dụng: Dịch nhớt của nha đam chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, cùng một số hoạt chất có tác dụng làm dịu và làm mát da, chống viêm nhiễm, làm dịu cảm giác ngứa ngáy, giúp da không bị khô ráp như ban đầu.
Chữa ngứa hậu môn bằng tỏi
- Thành phần nguyên liệu: sử dụng vài tép tỏi, bóc bỏ vỏ sau đó giã nhuyễn, lọc lấy nước dịch chiết.
- Cách sử dụng: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn bông, sau đó lấy dịch chiết từ tỏi bôi lên vùng hậu môn. Để khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Có thể để qua đêm để các chất thấm thấu hoàn toàn và cho hiệu quả tốt hơn.
- Công dụng: Trong tỏi chứa một số hoạt chất có tác dụng tương tự kháng sinh, có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, bất hoạt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Chữa ngứa hậu môn bằng giấm táo
- Thành phần nguyên liệu: dung dịch pha loãng gồm 1mL giấm táo cùng 10mL nước sạch.
- Cách sử dụng: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn bông, sau đó lấy dung dịch pha loãng giấm táo bôi lên vùng hậu môn. Để khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Hoặc có thể dùng dịch pha loãng này ngâm rửa hậu môn.
- Công dụng: Giấm táo chứa hàm lượng lớn acid citric có tác dụng chống viêm, ức chế sự xâm nhập của nhiều loại vi sinh vật gây hại, giảm ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn, đồng thời sử dụng để sát khuẩn cũng cho hiệu quả cao.
Chữa ngứa hậu môn bằng rau diếp cá
- Thành phần nguyên liệu: Rau diếp cá.
- Cách sử dụng: Rau diếp cá có thể dùng để ăn sống, xay nước sinh tố, xông hơi hoặc đắp trực tiếp vào hậu môn. Với phương pháp đắp, nên giã nát lá diếp cá sau đó đắp trực tiếp vào hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ. Có thể đắp qua đêm hoặc đắp khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước.
- Công dụng: Lá diếp cá có tác dụng cải thiện độ bền thành mạch, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại vi khuẩn, chống viêm, thanh nhiệt giải độc, làm dịu vết thương.
- Sử dụng các thảo dược để điều trị bệnh sẽ giảm các tác dụng không mong muốn có thể có trên người sử dụng, an toàn hơn so với các thuốc Tây Y. Tuy nhiên những bài thuốc này chưa được thẩm định mà chỉ được lưu truyền, nên cẩn thận trước khi áp dụng. Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc các bác sĩ.
Trẻ bị ngứa hậu môn phải làm sao?
Trẻ bị ngứa hậu môn là tình trạng gặp khá nhiều và phổ biến. Tình trạng này không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhưng khiến trẻ khó chịu và hay quấy khóc hơn, biếng ăn, lười ăn hơn. Trẻ còn nhỏ nên không tự mình áp dụng và tuân theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ nên phụ huynh cần chú ý để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm.
Một số nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa hậu môn:
- Trẻ bị ngứa hậu môn do giun kim là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất. Để xác định, phụ huynh có thể quan sát lỗ hậu môn trẻ vào ban đêm khi trẻ đang ngủ, sẽ thấy các sợi chỉ dài màu trắng, đó chính là giun kim.
- Trẻ nhỏ chưa biết cách vệ sinh đúng cách, có thể khiến các chất bẩn bám dính tại hậu môn gây ngứa ngáy khó chịu. Trẻ mặc quần áo ẩm cũng tạo môi trường thuận lợi cho nhiều vi sinh vật xấu phát triển. Khi phụ huynh cho trẻ sử dụng những sản phẩm chứa chất gây kích ứng (tã, bỉm, giấy vệ sinh, sản phẩm giặt quần áo, sữa tắm) cũng có thể khiến trẻ bị ngứa hậu môn.
- Ngoài ra, trẻ bị ngứa hậu môn còn là dấu hiệu cho biết trẻ bị tổn thương phần mô mềm tại vùng hậu môn.
Trẻ bị ngứa hậu môn thường có các biểu hiện triệu chứng như sau:
- Khóc quấy, không chịu nằm ngủ, đặc biệt là vào buổi đêm, trẻ biếng ăn lười ăn dẫn tới sút cân, ngủ không sâu giấc.
- Khi đại tiện phân có thể dính máu.
- Trẻ bị táo bón nhiều lần trong tuần.
Đối với các trẻ nhỏ, phụ huynh nên sử dụng các loại thuốc bôi hoặc các mẹo dân gian để bôi hậu môn cho trẻ. Khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt để giúp trẻ mạnh khỏe và phát triển tốt hơn.
Đối với các trẻ lớn có khả năng làm theo hướng dẫn của người lớn, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách bôi hoặc cách sử dụng thuốc uống theo đơn chỉ định từ bác sĩ điều trị.
Điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị, phụ huynh nên hướng trẻ ăn nhiều rau quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể, uống đủ nước mỗi ngày và luôn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện. Phụ huynh nên theo dõi và quan sát trẻ kỹ lưỡng để phát hiện ra dấu hiệu bệnh sớm nhất có thể.
Khi bị ngứa rát hậu môn có cần đi khám không?
Ngứa rát hậu môn có thể là biểu hiện của việc vệ sinh chưa đúng cách nhưng cũng có thể là dấu hiệu tiềm tàng của nhiều bệnh lý liên quan đến đường hậu môn- trực tràng như táo bón, trĩ cấp tính, trĩ mãn tính, nứt kẽ hậu môn, rò lỗ hậu môn; gây ra tình trạng tổn thương nghiêm trọng ở vùng hậu môn, khiến cho nhiều vi sinh vật gây hại xâm nhập vào cơ thể.
Nếu không được điều trị sớm, có thể gây ra viêm nhiễm cơ quan sinh dục ví dụ như viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới, làm suy giảm chức năng sinh sản… Không chỉ vậy, ngứa rát hậu môn còn gây trở ngại, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Khi nhận thấy các biểu hiện của ngứa lỗ hậu môn, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh bệnh ngứa hậu môn
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: chế độ ăn lành mạnh giàu chất xơ để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, không sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ cay nóng; không sử dụng các chất kích thích như rượu bia thuốc lá; uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Tích cực rèn luyện thể thao nâng cao thể trạng của cơ thể.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, sử dụng khăn hoặc giấy mềm khi làm khô. Không sử dụng các chất có tính tẩy rửa mạnh để làm sạch hậu môn, tránh gây kích ứng không mong muốn.
- Không dùng giấy chà xát mạnh vùng hậu môn. Khi lau tuân theo nguyên tắc lau từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn gây nhiễm bệnh.
- Không tác dụng lực mạnh để tránh gây tổn thương hoặc làm tổn thương nặng thêm.
- Sử dụng quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt.
- Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong thăm khám và điều trị bệnh.
Tham khảo: Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Có nguy hiểm không, Cách điều trị
Một số câu hỏi liên quan
Tại sao đại tiện xong bị ngứa hậu môn?
Hiện tượng ngứa hậu môn sau khi đại tiện là triệu chứng của nhiều bệnh lý như trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại trực tràng, polyp đại trực tràng và một số bệnh lý khác. Nguyên nhân là do khi gắng sức, phân ma sát mạnh với các vết tổn thương trên niêm mạc thành hậu môn gây đau và ngứa ngáy, khó chịu.
Để khắc phục tình trạng này việc làm tốt nhất là điều trị dứt điểm các bệnh lý hậu môn- trực tràng đang mắc phải, hoặc thay đổi các thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh được tốt hơn.
Tại sao bị ngứa hậu môn vào ban đêm?
Ngứa hậu môn do nhiễm giun kim, giun sán: Thời gian buổi đêm là thời điểm thích hợp của các động vật kí sinh như giun sán hoạt động, chúng chuyển động di chuyển tại lỗ hậu môn gây ra hiện tượng ngứa hậu môn vào ban đêm.
Ngứa hậu môn do kích ứng vùng da xung quanh: khi cân bằng nội tiết của cơ thể bị phá vỡ có thể làm tăng tiết dịch nhờn vùng kín, gây ẩm ướt khó chịu, khiến bạn bị ngứa. Cảm giác ngứa lan rộng và kéo dài dai dẳng.
Ngứa hậu môn do trĩ và nứt kẽ hậu môn: Vào buổi đêm, dịch tiết từ các vết thương tổn nhiều hơn so với ban ngày, khiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt, gây khó chịu và ngứa rát.
Để khắc phục tình ngứa hậu môn vào ban đêm, việc cần thiết nhất là luôn giữ sạch sẽ vùng hậu môn, tránh ẩm ướt kéo dài; đồng thời áp dụng chế độ ăn uống phù hợp. Trong tình trạng nghiêm trọng thì nên tiến hành thăm khám để được bác sĩ điều trị hướng dẫn chi tiết, cụ thể.