3 bước đầu tiên trong quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm dược

 

Theo ICH Q8: “The aim of pharmaceutical development is to design a quality product and its  manufacturing process to consistently deliver the intended performance of the product”. Như vậy Nghiên cứu Dược phẩm là quá trình thiết kế sản phẩm đạt chất lượng, thiết kế được quy trình  sản xuất tạo ra các sản phẩm đồng nhất về chất lượng.

foellie

Ở bài viết dưới đây, PSB College sẽ chia sẻ cho mọi quý độc giả 3 bước đầu tiên trong quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm – Bài viết được trích từ tài liệu ”Nghiên cứu và phát triển dược phẩm” của Pharma Lab – Dược sĩ Thắng

1. Xác định đề tài và tìm xuất xứ công thức thuốc

Do hạn chế về tài chính để đầu tư cho Nghiên cứu thuốc mới, trình độ phát triển Ngành Dược của Việt  Nam đi sau rất nhiều so với các nước phát triển khác. Nên thuốc trong nước chủ yếu phát triển các loại  thuốc về đông dược (từ thảo dược) và các thuốc generic (là những thuốc làm giống thuốc gốc – khi  những thuốc này hết hạn bản quyền).

(Thuốc generic là thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc về các tính chất dược động học và  dược lực học, được sản xuất khi quyền sở hữu công nghiệp của biệt dược đã hết hạn, nhờ đó thường  được bán với giá rẻ hơn).

Để nghiên cứu một thuốc generic thì đầu tiên cần phải có đề tài nghiên cứu của thuốc: Ví dụ như việc  sản phẩm gói thuốc bột uống acetylcystein 200mg: Cần ít nhất 3 yếu tố: 1- là dược chất acetylcystein,  2- là hàm lượng 200mg và 3- là dạng bào chế thuốc bột uống.

Sau khi đã có đủ 3 thông tin trên, mọi người sẽ tiến hành kiểm tra xuất xứ công thức thuốc. Tìm kiếm  xem thuốc trong đề tại đã được lưu hành tại nước trên thế giới hay chưa, thuốc có cùng dược chất +  hàm lượng + dạng bào chế. Hoặc thuốc có từ rất lâu (hơn 10 năm) và được chứng minh an toàn hiệu  quả thì mới tiếp tục tiến hành các bước nghiên cứu sau. Nếu không có xuất xứ công thức thì nên dừng

nghiên cứu lại, vì thuốc nghiên cứu ra cũng sẽ không đăng ký và lưu hành được. Việc tra xuất xứ sẽ  tham khảo theo quyết định 2396/QLD-ĐK ban hành ngày 28/02/2019 về yêu cầu xuất xứ công thức  đối với thuốc generic.

Cần ít nhất là cùng dược chất và hàm lượng, nhưng tốt nhất là cùng cả dạng bào chế nữa. Dưới đây là yêu cầu của Quyết định 2396/QLD-ĐK:

“1. Đối với thuốc kê đơn: Chấp nhận xuất xứ công thức là thuốc có cùng thành phần, hàm lượng hoạt  chất với thuốc đăng ký có trong các tài liệu y văn hoặc được cấp phép lưu hành bởi một trong các cơ  quan quản lý tham chiếu trong đăng ký thuốc của Việt Nam (Cơ quan quản lý Dược phẩm Châu Âu  (EMA), Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Thụy Điển, Anh, Thụy Sỹ, Úc, Canada, Bỉ, Áo, Ai Len, Đan Mạch  và Hà Lan) hoặc được cấp phép lưu hành tại ít nhất 02 nước thuộc Cơ quan quản lý dược chặt chẽ  (SRA – Stringent Regulatory Authorities) là các cơ quan quản lý dược được Tổ chức Y tế thế giới  (WHO) phân loại thuộc danh sách SRA, bao gồm: 

  1. a) Thành viên ICH trước 23 tháng 10 năm 2015, bao gồm: Cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ  (US-FDA), Cơ quan quản lý dược của các nước thuộc Ủy ban Châu Âu (European Commission), Cơ  quan quản lý thuốc và các sản phẩm y tế của Vương quốc Anh (MHRA), Cơ quan quản lý dược và  trang thiết bị y tế Nhật Bản (PMDA); 
  2. b) Thành viên quan sát của ICH trước ngày 23 tháng 10 năm 2015 bao gồm: Cơ quan quản lý Dược  thuộc Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu (ELTA- European Tree Trade Association) với đại diện Cơ  quan quản lý Dược Thụy Sỹ (Swissmedic) và Bộ Y tế Canada (Health Canada); c) Thành viên có hiệp định liên kết, công nhận lẫn nhau với Thành viên ICH trước ngày 23 tháng 10  năm 2015 bao gồm: Úc, Ai xơ len, Liechtenstein và Na Uy. 
  3. Đối với thuốc không kê đơn: Chấp nhận xuất xứ công thức là thuốc có cùng thành phần, hàm lượng  hoạt chất với thuốc đăng ký có trong các tài liệu y văn hoặc được cấp phép lưu hành tại ít nhất 01  nước SRA hoặc được cấp phép lưu hành tại ít nhất 3 nước trên thế giới (bao gồm Việt Nam) hoặc được  sản xuất tại Việt Nam và lưu hành trên 10 năm mà không có báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng 

Email: pharmalabs.rd@gmail.com Pharma Labs: FB.com and Youtube 

Tài liệu: Nghiên Cứu Và Phát Triển Dược Phẩm 3 / 18 Dược sĩ Thắng: https://thangtv.net 

của thuốc, không ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, người già, phụ nữ có  thai, không bất hợp lý về khoa học trong thành phần công thức thuốc.” 

Cách tra cứu thông tin xuất xứ công thức thuốc: 

Dưới đây là liên kết (link) cơ sở dữ liệu (Database) của các nước tham chiếu và SRA, tìm kiếm theo  tên dược chất. Ví dụ thuốc dung dịch tiêm truyền Phacodolin chứa dược chất tinidazol 500mg thì bạn  sẽ tìm kiếm theo tên: tinidazol hoặc tinidazole.

Các bạn tra xuất xứ công thức thuốc lần lượt theo thứ tự các nước sau: Nước tham chiếu (Cơ quan  quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA), Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Thụy Điển, Anh, Thụy Sỹ, Úc, Canada,  Bỉ, Áo, Ai Len, Đan Mạch và Hà Lan), sau đó đến các nước SRA và cuối cùng là các nước khác. Cơ sở dữ liệu thuốc của các nước Châu Âu (EU Drug Databases): 

  1. Austria: aspregister.basg.gv.at/aspregister/faces/aspregister.jspx
  2. Belgium: banquededonneesmedicaments.fagg-afmps.be/
  3. Bulgaria:

– HDSD cho nhân viên Y Tế (SmPC):

www.bda.bg/images/stories/documents/bdias/drugs2_list2_1.htm

– HDSD cho bệnh nhân (PIL):

www.bda.bg/images/stories/documents/bdias/drugs2_list2_2.htm

  1. Croatia: www.halmed.hr/Lijekovi/Baza-lijekova/
  2. Cyprus: www.phs.moh.gov.cy/web/guest/drug-search
  3. Czechia: www.sukl.eu/modules/medication/search.php?lang=2
  4. Denmark: www.produktresume.dk/AppBuilder/search
  5. Estonia: ravimiregister.ravimiamet.ee/?pv=HumRavimid.Otsing
  6. Finland: www.fimea.fi/laakehaut_ja_luettelot/laakehaku
  7. France: http://agence-prd.ansm.sante.fr
  8. Germany: www.pharmnet-bund.de/dynamic/de/arzneimittel-informationssystem/index.html 12. Greece: www.eof.gr/web/guest/search
  9. Hungary:

– Thuốc cho người: www.ogyi.hu/gyogyszeradatbazis/

– Thuốc cho động vật: https://atiportal.nebih.gov.hu/

  1. Ireland: www.hpra.ie/homepage/medicines/medicines-information/find-a-medicine 15. Italy: farmaci.agenziafarmaco.gov.it/bancadatifarmaci/
  2. Latvia: www.zva.gov.lv/zvais/zalu-registrs/?&lang=en
  3. Lithuania: vapris.vvkt.lt/vvkt-web/public/medications
  4. Malta: www.medicinesauthority.gov.mt/advanced-search
  5. Netherlands: https://www.geneesmiddeleninformatiebank.nl/en
  6. Poland: pub.rejestrymedyczne.csioz.gov.pl/
  7. Portugal: app7.infarmed.pt/infomed/pesquisa.php
  8. Romania: www.anm.ro/nomenclator/medicamente
  9. Slovakia: www.sukl.sk/hlavna-stranka/slovenska-verzia/databazy-a-servis/vyhladavanie-liekov zdravotnickych-pomocok-a-zmien-v-liekovej-databaze/vyhladavanie-v-databaze-registrovanych liekov
  10. Slovenia: www.cbz.si/cbz/bazazdr2.nsf/Search/$searchForm?SearchView 25. Spain: cima.aemps.es/cima/publico/home.html
  11. Sweden: https://www.lakemedelsverket.se/sv/sok-lakemedelsfakta?activeTab=1 27. Iceland flag Iceland: www.ima.is/publications/lists/medicinal_products_with_ma_in_Iceland/ 28. Norway: www.legemiddelsok.no/

Email: pharmalabs.rd@gmail.com Pharma Labs: FB.com and Youtube 

Tài liệu: Nghiên Cứu Và Phát Triển Dược Phẩm 4 / 18 Dược sĩ Thắng: https://thangtv.net 

  1. Serbia: www.alims.gov.rs/ciril/
  2. Switzerland: https://compendium.ch/
  3. Anh (UK): https://products.mhra.gov.uk/ hoặc http://emc.medicines.org.uk/

Cơ sở dữ liệu thuốc của các nước Bắc Mỹ (North America Drug Databases): 32. Mỹ (USA – FDA): https://www.accessdata.fda.gov/scripts/cder/daf/

  1. Canada: https://health-products.canada.ca/dpd-bdpp/index-eng.jsp

Cơ sở dữ liệu thuốc của các nước Châu Á (Asia Drug Databases) 

  1. Nhật Bản: https://www.pmda.go.jp/english/search_index.html hoặc http://www.rad ar.or.jp/siori/english/
  2. Trung Quốc:

http://app1.nmpa.gov.cn/datasearchcnda/face3/base.jsp?tableId=25&tableName=TABLE25&title=% B9%FA%B2%FA%D2%A9%C6%B7&bcId=152904713761213296322795806604 36. Ấn Độ: https://cdscoonline.gov.in/CDSCO/Drugs

  1. Thái Lan:

http://porta.fda.moph.go.th/FDA_SEARCH_ALL/MAIN/SEARCH_CENTER_MAIN.aspx 39. Việt Nam: https://drugbank.vn/

Cơ sở dữ liệu thuốc của các nước khác:  

  1. Nga: https://www.vidal.ru/Vidal/vidal-russia/BD-Opisaniya-lekarstvennyh-sredstv/ 41. Australia: https://www.ebs.tga.gov.au/

Cơ sở dữ liệu thuốc của các khu vực (multiple-countries databases): 

  1. Châu Âu (EMA): https://www.ema.europa.eu/e

Khi đã tìm được xuất xứ công thức – phải là các thuốc vẫn còn được lưu hành tại nước tham chiếu. Các  bạn hãy lưu Tên sản phẩm, số đăng ký (MA) – ngày hết hạn nếu có, đường liên kết (link) dẫn đến sản  phẩm trên cơ sở dữ liệu của các nước tham chiếu. Ngoài ra, nếu có Hướng dẫn sử dụng (HDSD), bạn  nên download hoặc lưu sản phẩm dưới dạng pdf, tiện cho việc làm HDSD sau này.

2. Tính giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu quả của đề tài

Ngoại trừ trường hợp bạn nghiên cứu sản phẩm chỉ vì mục đích khoa học, còn tất cả đề tài nghiên cứu  mới đều phải khả thi và tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, việc đánh giá một đề tài có đem lại hiệu quả kinh tế  không cũng rất quan trọng. Nếu sản phẩm có lợi nhuận thì mới làm. Giá sản phẩm sẽ bao gồm các  thành phần sau:

– Giá Dược chất

– Giá các Tá dược

– Giá bao bì: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.

– Chi phí sản xuất: Nhân công, năng lượng, máy móc, nhà xưởng…

Ngoài ra còn có chi phí nghiên cứu và đăng ký, nhưng đối với những sản phẩm có mức đặt hàng và  sản xuất lớn, có thể bỏ qua chi phí này.

Việc của nghiên cứu viên sẽ là: Lập một định mức kỹ thuật tạm thời để tính giá thành sản phẩm (thường  tính trên 1000 đơn vị sản phẩm). Về chi phí sản xuất: Nó sẽ phụ thuộc vào từng công ty, từng hệ thống  quản lý chất lượng và từng nhà máy khác nhau. Một nhà máy đạt ISO khác hoàn toàn với nhà máy  GMP đông dược, khác hoàn toàn với WHO-GMP và EU-GMP. Vì vậy, Pharma Labs sẽ không nói đến  mục này ở đây.

Email: pharmalabs.rd@gmail.com Pharma Labs: FB.com and Youtube 

Tài liệu: Nghiên Cứu Và Phát Triển Dược Phẩm 5 / 18 Dược sĩ Thắng: https://thangtv.net 

2.1. Chi phí Dược chất – Tá dược

Thông thường thì giá thành sẽ phụ thuộc chủ yếu vào giá dược chất, nhưng đối với một số dạng bào  chế hoặc dược chất đặc biệt, lại cần tá dược đặc biệt và đắt tiền. Có những dược chất rẻ tiền như  paracetamol, nhưng cũng có dược chất tiền tỷ VNĐ mới được vài gram. Nhưng dù thế nào thì cũng  phải tạo ra được công thức sơ bộ cho sản phẩm. Có 3 cách mình hay áp dụng để làm: 1. Tham khảo  sách, tài liệu; 2. Dựa vào kinh nghiệm – những sản phẩm tương tự đã làm; 3. Xây dựng công thức khi  chỉ biết tá dược mà không biết lượng.

Dựa vào kinh nghiệm thì phụ thuộc vào từng người, sẽ không nhắc tới. Xây dựng công thức khi chỉ  biết tá dược: Tham khảo tại mục 1.4. của tài liệu này. Sau đây là tài liệu Pharma Labs hay dùng để  tham khảo công thức có sẵn của tất cả các dạng bào chế.

Bộ Handbook về công thức thuốc và quy trình sản xuất (Handbook of pharmaceutical manufacturing  formulations – Second edition): Các bạn có thể tìm bản Third edition trên mạng.

�� Công thức sẽ bao gồm dược chất, các tá dược và lượng của từng dược chất và tá dược: Giúp ích rất  nhiều cho các bạn đang xây dựng công thức thuốc.

�� Quy trình sản xuất sẽ tóm tắt các bước chính, các chú ý khi sản xuất.

�� Bộ Handbook gồm 6 volume với đầy đủ các dạng bào chế từ thuốc viên tới thuốc tiêm.

– Volume 1 Compressed-solids: Viên nén

https://drive.google.com/file/d/1ibiB2NvS8BK-HTLF5l8CziGebqWhpNZC/view?usp=sharing – Volume 2 Uncompressed Solid Products: Viên nang + một vài dạng bào chế khác https://drive.google.com/file/d/1kCHbH9Ru1aAYNeOq-VWiLJOqCcDWDTaq/view?usp=sharing – Volume 3 Liquid Products: Dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, siro …

https://drive.google.com/file/d/1ToeVUIrToJYXVThGkS2UZhpjb7n8fOeL/view?usp=sharing – Volume 4 Semisolid Products: Nhũ tương, thuốc kem …

https://drive.google.com/file/d/1rRiUjHvCAa-Wl_Qt-1FnWOe7i-gq6CX-/view?usp=sharing – Volume 5 Over-the-Counter Products: Thuốc có nhiều thành phần

https://drive.google.com/file/d/1tKuZmCCYsY1d1oqNLsn6s3sAqk-wrwqb/view?usp=sharing – Volume 6 Sterile Products: Thuốc tiêm, tiêm truyền ….

https://drive.google.com/file/d/1XMggcX5Sq0Zzk6EbT2ppAZIfmqSR9PBX/view?usp=sharing Hoặc có thể download bản full 6 volume ở đây:

https://drive.google.com/file/d/1_N9F-ESA0wRDkcaOXQrs-yESc0l8dFMJ/view?usp=sharing

Các bạn có thể download file pdf, dùng chức năng tìm kiếm để tìm công thức thuốc tương ứng với  dược chất bạn cần. Đôi khi ra được công thức chính xác với hàm lượng, đôi khi chỉ ra dạng tương tự.  Nhưng đây mới là định mức sản phẩm để tính giá, nên không cần chính xác 100%.

2.2. Chi phí bao bì đóng gói (packaging)

Từ bước 1.1. khi tra cứu công thức, bạn sẽ tham khảo được bao bì đóng gói: Là dạng vỉ hay dạng lọ,  vỉ Nhôm/PVC hay vỉ nhôm/nhôm, hộp bao nhiêu vỉ? Tiếp đó so sánh với những quy cách đóng gói  của sản phẩm tương tự ở Việt Nam, xem các nhà sản xuất đang đăng ký và lưu hành với loại bao bì  nào, để chọn được loại tối ưu nhất. Để kiểm tra các thuốc ở Việt Nam đang lưu hành với quy cách đóng  gói nào, các bạn có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu thuốc của Việt Nam: https://drugbank.vn/ Tìm kiếm  với tên dược chất và chọn mục tìm kiếm theo “Hoạt Chất”.

Từ dạng bào chế sẽ tính toàn ra lượng bao bì cần cho 1000 đơn vị. Ví dụ: lọ 100 viên nén thì bạn sẽ  cần 10 lọ. Đối với dạng vỉ sẽ khó hơn và cần kinh nghiệm hơn, nhưng sẽ làm theo hướng sau: Xác định  kích thước vỉ >> Xác định diện tích màng nhôm, màng PVC … cho 1000 sản phẩm >> tính ra khối  lượng từng loại phụ liệu dựa vào trọng lượng của vật liệu (g/dm2) >> đưa vào định mức. Các chuyên

Email: pharmalabs.rd@gmail.com Pharma Labs: FB.com and Youtube 

Tài liệu: Nghiên Cứu Và Phát Triển Dược Phẩm 6 / 18 Dược sĩ Thắng: https://thangtv.net 

viên tính giá sẽ dựa vào định mức, chi phí của từng Dược chất – tá dược – bao bì, chi phí sản xuất rồi  đưa ra giá sơ bộ cho từng viên/lọ/ống … Từ đó đánh giá xem thuốc nghiên cứu có khả thi về mặt  thương mại hay không.

3. Mua dược chất

Vì tá dược có thể sử dụng cho rất nhiều loại thuốc khác nhau và thường rất dễ mua, kiểm soát không  chặt chẽ như dược chất. Nên chúng ta sẽ không xem xét quá trình mua tá dược trong quá trình nghiên  cứu, trừ những trường hợp tá dược đặc biệt.

Với dược chất, có thể mua trong nước hoặc ngoài nước, nhưng quy trình thì đều tương tự như nhau. Việc đầu tiên, cần xác định dạng của dược chất: Dạng base, acid hay dạng muối; dạng khan hay dạng  ngậm nước – và ngậm bao nhiêu phân tử nước. Từ đó sẽ yêu cầu các nhà cung cấp gửi tài liệu đúng với  dược chất mình yêu cầu.

Nhưng trước khi nhận tài liệu để kiểm tra thì các bạn phải hiểu được 1 bộ tài liệu của dược chất gồm  những gì. Bộ tài liệu được sử dụng theo định dạng chung của thế giới CTD (Common Technical  Document). CTD gồm 5 Module như hình vẽ bên dưới, trong đó:

Module 1. Thông tin quản lý (Administrative information) hay còn gọi là phần hồ sơ hành chính đối  với hồ sơ Việt Nam theo chuẩn ACTD: Module này không cần quan tâm và thường thì nhà sản xuất  cũng không cung cấp các tài liệu này.

Module 2. Tóm tắt tài liệu kỹ thuật chung (Common Technical Document Summaries): Phần này chỉ  là tóm tắt của Module 3 nên Nhà sản xuất dược chất cũng sẽ không cung cấp. Module 3. Phần hồ sơ chất lượng, là phần quan trọng nhất và nhà sản xuất phải cung cấp tài liệu cho  mình. Tài liệu bao gồm 2 phần: Phần S (từ 3.2.S.1 tới 3.2.S.7) là về dược chất, Phần P (Từ 3.2.P.1 tới  3.2.P.8) là về thành phẩm. Ở đâu chỉ nói về dược chất nên Nhà sản xuất sẽ cung cấp phần S cho mình  kiểm tra.

Module 4 là nghiên cứu không phải lâm sàng và Module 5 là các nghiên cứu lâm sàng. 2 phần này Nhà  sản xuất sẽ không gửi, và cũng không cần tới.

Sơ đồ CTD Format theo ICH.org

Email: pharmalabs.rd@gmail.com Pharma Labs: FB.com and Youtube 

Tài liệu: Nghiên Cứu Và Phát Triển Dược Phẩm 7 / 18 Dược sĩ Thắng: https://thangtv.net 

Bước 1. Kiểm tra phiếu kiểm nghiệm

Bên nhà cung cấp (vendor) sẽ cung cấp các phiếu kiểm nghiệm (COA) của sản phẩm (có thể cung cấp  kèm các tài liệu liên quan (open part) như: chứng chỉ của nhà máy (GMP), chứng nhận của sản phẩm  (CEP,CPP …), Tiêu chuẩn và phương pháp (analytical procedure) để bên nghiên cứu đánh giá, Độ ổn  định của dược chất (stability). Bên nghiên cứu sẽ đánh giá xem COA này có đạt yêu cầu hay không.  Tùy từng COA của nhà sản xuất (manufacturer), tùy từng tiêu chuẩn nhà sản xuất đã công bố trong  COA mà sẽ xác định xem COA đạt theo 1 tiêu chuẩn dược điển (Pharmacopoeia), theo 1 tiêu chuẩn  dược điển + chỉ tiêu nhà sản xuất (in-house), theo nhiều dược điển hoặc đạt theo tiêu chuẩn nhà sản  xuất. Để kiểm tra được 1 COA đạt hay không, các bạn tham khảo theo video hướng dẫn này của Pharma  Labs nhé:

https://thangtv.net/youtube-channel/cach-kiem-tra-phieu-kiem-nghiem-nguyen-lieu-duoc-chat nghien-cuu-duoc-pham.html

Bước 1 hoàn thành khi bạn tìm được COA đạt tiêu chuẩn của 1 hoặc vài nhà sản xuất khác nhau.

Bước 2: Kiểm tra độ ổn định

Sau khi đã kiểm tra được COA, hãy tiến hành kiểm tra tới phần 3.2.S.7. Stability: Độ ổn định. Độ ổn  định sẽ nghiên cứu ở 2 điều kiện là lão hóa cấp tốc (accelerated condition) và điều kiện dài hạn (long term condition) với sự kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.

Cách kiểm tra phần S.7 như sau:

  • Độ ổn định cấp tốc phải đủ dữ liệu trong 6 tháng.
  • Độ ổn định dài hạn phải đủ dữ liệu tới đủ hạn dùng: 24, 36, 48 … tháng
  • Các chỉ tiêu theo dõi là một số hoặc hầu hết các chỉ tiêu có trong COA. Những chỉ tiêu bị thay  đổi khi dược chất bị hỏng, bị phân hủy. VD. Hàm lượng, Tạp chất liên quan, Hàm ẩm …. Nếu độ ổn định thấy thiếu dữ liệu ở các mốc thời gian thì yêu cầu bổ sung. Các chỉ tiêu theo dõi khác  với COA thì yêu cầu gửi lại.

Bước 3: Kiểm tra phần kiểm soát dược chất (3.2.S.4. Control of Drug Substance)

Thường thì phần S.4. NSX sẽ không cung cấp ngay phần 3.2.S.4.3. Validation of Analytical Procedures  (thẩm định quy trình phân tích). Chỉ khi ký giấy cam kết bảo mật dữ liệu (CDA) và/ hoặc mua nguyên  liệu nghiên cứu thì bên nhà sản xuất mới gửi tài liệu còn lại cho mình (close part). Tiến hành kiểm tra phần này như sau:

  • COA theo 1 tiêu chuẩn dược điển: Kiểm tra lại Phương pháp phân tích (3.2.S.4.2. Analytical  Procedure) có đúng theo dược điển tham chiếu không, không cần kiểm tra phần thẩm định  phương pháp phân tích (3.2.S.4.3. Validation of Analytical Procedure).
  • COA theo 1 tiêu chuẩn dược điển + chỉ tiêu nhà sản xuất (in-house): Kiểm tra tương tự như  trên. Nếu chỉ tiêu của nhà sản xuất liên quan đến xác định hàm lượng, phương pháp chạy cần  phải thẩm định (như chạy HPLC) thì cần yêu cầu Nhà sản xuất cung cấp phần 3.2.P.4.3. Thẩm  định để mình đánh giá. Phần 3.2.P.4.3. sẽ gồm 3 phần chính: 1 là Đề cương (protocol), 2 là Báo  cáo (report) và 3 là dữ liệu thô (raw data – ví dụ như sắc ký đồ, kết quả phổ …). Nếu đầy đủ thì  nguồn nguyên liệu này oke.
  • COA theo nhiều dược điển: Kiểm tra tương tự như với 1 dược điển và có lưu ý như sau. Với  chỉ tiêu trùng nhau giữa các dược điển, mà phương pháp kiểm tra của chúng khác nhau, thì cần  có tất cả các phương pháp theo các dược điển khác nhau của chỉ tiêu này trong 3.2.S.4.2.. Ví dụ: Chỉ tiêu định lượng của nguyên liệu A (Nguyên liệu A đạt theo USP và BP) trong USP yêu  cầu chạy HPLC, trong BP yêu cầu chạy UV-VUS, thì trong phần 3.2.S.4.2. Phương pháp phân 

Email: pharmalabs.rd@gmail.com Pharma Labs: FB.com and Youtube 

Tài liệu: Nghiên Cứu Và Phát Triển Dược Phẩm 8 / 18 Dược sĩ Thắng: https://thangtv.net 

tích cần có cả 2 phương pháp này. Nếu chỉ có định lượng theo HPLC thì nguyên liệu A chỉ đạt  theo USP mà thôi, mặc dù tiêu chuẩn định lượng vấn để từ 98 – 102%.

  • COA theo tiêu chuẩn nhà sản xuất: Tất cả các chỉ tiêu cần thẩm định (như định lượng, độ hòa  tan, tạp chất liên quan, dung môi tồn dư …) đều cần có hồ sơ thẩm định phương pháp 3.2.S.4.3.  Bao gồm: Đề cương, Báo cáo và dữ liệu gốc (Sắc ký đồ).

Một bộ tài liệu dược chất được coi là lý tưởng nhất khi nhà sản xuất cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan  đến sản phẩm DMF (drug master file). Nhưng đa số là sẽ không cung cấp hết, vì nó sẽ làm lộ các bí  mật sản xuất của họ. Do đó phải yêu cầu nhà sản xuất gửi tối thiểu các tài liệu cần thiết để nộp hồ sơ  đăng ký. Để biết với các trường hợp khác nhau cần phải cung cấp tài liệu gì thì bạn có thể tham khảo  và làm theo theo hướng dẫn trong Video sau đây của Pharma Labs:

https://www.youtube.com/watch?v=93uqgQJ1JUQ

Bước 4: Mua dược chất và tiếp tục xin bổ sung các tài liệu còn thiếu

Tiến hành mua nguyên liệu về phục vụ nghiên cứu đối với những nguồn đạt về mặt tài liệu hoặc nguồn  dược chất có thể cung cấp thêm các tài liệu còn lại. Trong thời gian đó, tiếp tục xin các tài liệu còn lại  của dược chất (MOA, Stability, validation… theo form CTD hoặc ACTD).

Bước mua dược chất sẽ liên quan tới mua hàng và xin giấy phép nhập khẩu, ký cam kết bảo mật dữ  liệu (CDA) và các thủ tục hải quan khác, Pharma Labs sẽ không nói tới trong tài liệu này.

Xem thêm các bài viết khác:

Tổng hợp 100++ link download tài liệu, sách y khoa – dược học miễn phí

[Review] Viên uống Hồng Tố Nữ có tốt không? Tác dụng gì, Mua ở đâu?

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *