Tổng hợp 10+ thuốc trị táo bón tốt nhất hiện nay cho người lớn, người già

Khi bị táo bón, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện, đau rát hậu môn. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc trị táo bón, tuy nhiên nhiều người chưa hiểu về cơ chế các loại thuốc này. Bài viết dưới đây PSB College sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại thuốc trị táo bón này.

foellie

1, Nguyên nhân gây táo bón? Dấu hiệu nhận biết táo bón

Táo bón là bệnh khá phổ biến có thể xảy ra ở mọi giới tính mọi đối tượng từ người già tới trẻ sơ sinh. Khi đi đại tiện gặp nhiều khó khăn do phân trở nên khô cứng, khó đẩy ra ngoài vì vậy thường gây đau rát niêm mạc hậu môn cho người bệnh. Bệnh táo bón mức độ nhẹ có thể chữa bằng việc thay đổi chế độ ăn uống. Khi bệnh trở nặng thì người bệnh cần sử dụng đến thuốc trị táo bón hoặc các phương pháp ngoại khoa khác. Vậy trước khi tìm hiểu các loại thuốc trị bón, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh táo bón là

  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống không đầy đủ nước: Khi bạn ăn ít rau xanh và uống ít nước sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, khi phân không đủ nước sẽ khô cứng đi đại tiện khó khăn và mang cảm giác phân chưa được đẩy hết ra ngoài.
  • Thói quen sinh hoạt, ít vận động: Nhất là nhân viên làm trong siêu thị hay nhân viên văn phòng do đặc thù công việc nên thường xuyên phải ngồi hoặc đứng trong nhiều giờ. Những tuýp người này có khả năng bị táo bón rất là cao.
  • Nhịn đại tiện: Do bận việc hay thói quen nhịn đại tiện, cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này lâu dần sẽ dẫn đến chứng táo bón.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Phụ nữ có thai ( cộng thêm chèn ép của bào thai đã làm giảm nhu động ruột ), phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt cũng là đối tượng dễ bị bệnh táo bón.
  • Người bị ung thư trực tràng hoặc có tiền sử ung thư trực tràng là một trong những đối tượng bị táo bón.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc giảm đau chứa codein, viên sắt, thuốc trung hòa acid chứa nhôm, thuốc chống trầm cảm,..
  • Do lạm dụng thuốc nhuận tràng: Nhiều người có xu hướng lạm dụng thuốc nhuận tràng để đi đại tiện dễ dàng hơn nhưng khi sử dụng quá liều sẽ gây ra những tổn thương cho vùng hậu môn – trực tràng.

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh gồm:

  • Người bị táo bón sẽ hay bị đau bụng, trướng bụng.
  • Khó đi đại tiện do phân khô cứng.
  • Ra máu khi đi đại tiện, phân có lẫn máu.
  • Đi đại tiện xong cảm giác không đẩy hết được phân ra ngoài và vẫn muốn đi đại tiện.

Thông thường khi bị táo bón người bệnh thường có xu hướng tìm đến các loại thuốc trị táo bón hay các thực phẩm chức năng để chấm dứt tình trạng này càng sớm càng tốt. Tuy nhiên trên thị trường lại có rất nhiều loại thuốc trị táo bón khác nhau vì thế khi người bệnh chọn những loại thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ khác nhau. Dưới đây top các loại thuốc trị táo bón được bác sĩ khuyên dùng.

Táo bón và dấu hiệu nhận biết
Táo bón và dấu hiệu nhận biết

2, Tổng hợp các loại thuốc trị táo bón tốt nhất hiện nay

Thuốc trị táo bón hay thuốc nhuận tràng hiện nay được chia thành 2 dạng là: Thuốc trị táo bón theo toa và thuốc trị báo bón kinh niên không theo toa.

2,1 Các loại thuốc trị táo bón theo toa

Khi sử dụng thuốc trị táo bón theo toa người bệnh cần thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những thuốc theo toa thường sử dụng cho người bệnh nặng và người lớn. Vì vậy nếu không sử dụng đúng cách thuốc sẽ gây ra những nguy hiểm không mong muốn tới sức khỏe. Một số loại thuốc theo toa người bệnh có thể dùng như:

Thuốc trị táo bón kinh niên hiệu quả – Thuốc Misoprostol ( Cytotec )

  • Misoprostol có tác dụng tăng tốc độ di chuyển các chất thải khi đi qua hệ thống tiêu hóa từ đó làm tăng nhu động ruột.
  • Misoprostol không sử dụng cho phụ nữ mang thai vì nó có thể làm cho bà bầu chuyển dạ thậm chí là sảy thai. Ngoài ra chị em đang trong chu kì kinh nguyệt khi sử dụng thuốc có thể làm tăng số lượng máu chảy trong chu kì.

Thuốc trị táo bón nhanh nhất được tin dùng – Thuốc lactulose ( Kristalose, Cephulac )

  • Thuốc lactulose có tác dụng thẩm thấu rút nước vào nhu động ruột làm cho phân mềm và lỏng hơn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Đau bụng, đầy hơi, co thắt bụng, tiêu chảy.

Thuốc trị táo bón an toàn – Thuốc Colchicine

  • Thuốc Colchicine có tác dụng điều trị táo bón mãn tính bằng cách làm tăng nhu động ruột.
  • Lưu ý: Không sử dụng Colchicine cho người có bệnh lý về thận như suy thận, Colchicine cũng gây ra vấn đề về cơ
Thuốc Colchicine
Thuốc Colchicine

Thuốc trị táo bón kinh niên – thuốc Linaclotide ( Linzess )

  • Linaclotide là thuốc được bào chế ở dạng viên nang. Linaclotide có tác dụng làm giảm các triệu chứng táo bón bằng cách làm nhu động ruột xảy ra với tần suất cao. Linaclotide được dùng trong trường hợp người bệnh bị táo bón mãn tính và hội chứng ruột kích thích táo bón. Liều dùng: Mỗi ngày uống 1 viên trước khi ăn sáng 30 phút.
  • Tác dụng phụ điển hình của thuốc là gây tiêu chảy.

Thuốc nhuận tràng – Lubiprostone

  • Lubiprostone có tác dụng làm mềm phân bằng cách hút nước vào phân. Vì vậy Lubiprostone được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho những người bị táo bón mãn tính, bị táo bón gây ra bởi opioid hoặc người có hội chứng ruột kích thích do táo bón. Liều dùng: Ngày dùng thuốc 2 lần, dùng kết hợp với thức ăn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Đau đầu, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Thuốc trị táo bón – Plecanatide ( Trulance )

  • Plecanatide ( Trulance ) được bào chế dưới dạng viên. Plecanatide ( Trulance ) có tác dụng làm cho phân di chuyển dễ dàng hơn bằng cách tạo chất lỏng trong ruột.
  • Liều dùng: Ngày chỉ uống 1 viên.
  • Thuốc được các bác sĩ chỉ định dùng cho người bệnh đang tạm thời đặt ống thông tiểu, người bệnh bị táo bón mãn tính.
  • Tác dụng phụ điển hình: Tiêu chảy.

Thuốc Normacol

  • Thuốc Normacol được điều chế từ các chất nhầy đều có nguồn gốc từ thiên nhiên  và thuốc có thành phần chính là sterculia. Thuốc Normacol có tác dụng hút nước và giữ nước từ đó giúp cho phân mềm và ẩm hơn khi ở ruột. Điều này giúp niêm mạc ruột không bị tổn thương và người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Thuốc Normacol sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Khó thở, tắc nghẽn đường tiêu hóa, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, cơ thắt dạ dày, phát ban ngoài da

Thuốc Forlax – Thuốc nhuận tràng

  • Thuốc Forlax có thành phần là hoạt chất macrogol. Forlax được bào chế dưới dạng bột và đóng gói ở dạng gói nhỏ. Thuốc Forlax có tác dụng hút nước làm tăng lượng nước trong ruột. Điều này giúp làm mềm phân và chứng táo bón người bệnh được cải thiện rõ rệt.
  • Đối tượng sử dụng: Thuốc Forlax được các bác sĩ chỉ định cho người lớn và trẻ em từ 8 tuổi trở lên.
  • Cách dùng: Vì thuốc ở dạng bột nên khi uống thuốc bạn hãy pha thuốc với khoảng 125ml nước lọc.
  • Liều dùng: Ngày dùng 1 – 2 gói và dùng vào buổi sáng.

Ngoài ra còn các loại thuốc trị táo bón khác bạn có thể tham khảo như: Thuốc Natufib, thuốc macrogol, thuốc Sorbitol, thuốc Duphalac…Những loại thuốc này được nghiên cứu đảm bảo an toàn cho người dùng.

Thuốc Forlax – Thuốc nhuận tràng
Thuốc Forlax – Thuốc nhuận tràng

2.2 Thuốc trị táo bón kinh niên không cần theo toa

Nhóm thuốc cung cấp chất xơ hay nhóm thuốc tăng lượng phân như: 

  • Canxi polycarbophil ( FiberCon ), Psyllium ( Metamucil, Konsyl ), Chất xơ methylcellulose ( Citrucel ), Wheat dextrin. Khi dùng thuốc bạn nên uống nhiều nước khoảng 1 – 2 lít nước. Sử dụng lâu ngày sẽ xảy ra tình trạng đau bụng, đầy bụng và chướng hơi.

Nhóm thuốc thẩm thấu: 

  • Một số loại muối Magie như Citrat Magiê, Magnesium hydroxide ( sữa Magnesia ), Polyethylene glycol ( Miralax ), Sodium phosphate ( Fleet Phospho – Soda ).

Lưu ý: Những thuốc thuộc  nhóm thuốc thẩm thấu hoạt động theo cơ thế tăng áp lực thẩm thấu nên có tính nhuận tràng mạnh. Vì vậy để tránh tổn thương khi sử dụng các bác sĩ khuyến cáo không dùng quá 1 liều trong vòng 24 giờ. Đối với các trường hợp bệnh nhân là trẻ nhỏ, người từ 55 tuổi hay bệnh nhân mắc các bệnh như bệnh thận, ruột sưng hay tắc nghẽn ruột thì nên thăm khám bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh ảnh hưởng tới thận và bộ phận khác.

Nhóm thuốc kích thích ( kích thích làm tăng co bóp ruột để đẩy phân ra ngoài ):

  • Những loại thuốc này được các bác sĩ khuyến cáo chỉ sử dụng khi bệnh táo bón ở trong tình trạng nghiêm trọng và không mang lại tác dụng khi sử dụng cùng với các loại thuốc nào.
  • Một số loại thuốc phổ biến như Senna ( Senokot, Senexon ), Bisacodyl ( Bisacodyl DHG, Danalax, Laxan,..)
  • Thuốc Bisacodyl : Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, tan trong ruột. Thuốc tác động trực tiếp lên cơ trơn của ruột nhằm giải quyết rối loạn ở thành ruột từ đó nhu động ruột được kích thích làm phân mềm hơn dễ dàng đẩy ra ngoài. Thuốc dùng được cho cả trẻ em ( trẻ em từ 4 – 10 tuổi ) và người lớn. Ngoài ra, thuốc còn được bào chế ở dạng viên đặt hậu môn ( tọa dược ). Thuốc Bisacodyl không sử dụng cho bệnh nhân bị mất nước, bệnh nhân phẫu ruột thừa, bệnh nhân tắc ruột và người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Lưu ý: Dù là thuốc không theo toa nhưng trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc Bisacodyl
Thuốc Bisacodyl

Nhóm thuốc làm mềm phân

  • Để không phải rặn khi đi đại tiện bạn có thể sử dụng các thuốc làm mềm phân. Những thuốc này có cơ chế hoạt động đó là lấy nước ở trong ruột để làm mềm phân. Đặc biệt thuốc làm mềm phân được sử dụng rộng rãi hiện nay là thuốc Natri docusate ( Colace )

Thuốc thụt hoặc thuốc đạn

  • Thuốc thụt tháo: Với loại thuốc này, người dùng có thể đưa chất lỏng vào trực tiếp trực tràng. Chất lỏng có tác dụng làm mềm phân khi đó người bệnh sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Thuốc đạn: Được sử dụng bằng cách đặt trực tiếp vào trực tràng. Thuốc có tác dụng làm co bóp ruột giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn.  Có 2 loại thuốc được sử dụng rộng rãi như: Bisacodyl ( Dulcolax ), Glycerin.

3, Lưu ý khi dùng thuốc

  • Không sử dụng thuốc khi bạn có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Không sử dụng quá liều.
  • Để tăng hiệu quả của thuốc người bệnh nên uống đủ nước, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy  đủ rau xanh, và nên ăn các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như khoai, đu đủ, thanh long,..
  • Không sử dụng thuốc có thành phần được sản xuất từ dầu khoáng ( Mineral oil )do hiệu quả mang lại chậm mà lại gây ra nhiều tác dụng phụ.
  • Không sử dụng thuốc trị táo bón được điều chế tại nhà tránh gây tổn thương niêm mạc ruột như: Thuốc tẩy, nước xà phòng, hydrogen peroxide,..
Lưu ý khi dùng thuốc
Lưu ý khi dùng thuốc

Theo dõi thêm một số bài viết khác về bệnh táo bón:

Táo bón ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, Dấu hiệu nhận biết, Cách điều trị

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *