Chữa bệnh trĩ bằng tỏi như thế nào? Bôi tỏi vào hậu môn được không?

Bệnh trĩ là một bệnh lý rất phổ biến trong các bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn. Một trong số những bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng căn bệnh này là dùng tỏi chữa trĩ. Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc dân gian này, mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây của PSB College.

foellie

Công dụng chữa bệnh trĩ của tỏi

Phát hiện và điều trị sớm bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh đỡ tốn kém và tránh được sự khó chịu, đau đớn. Đối với bệnh trĩ, trong dân gian có rất nhiều bài thuốc được mọi người truyền tai nhau áp dụng và đạt được hiệu quả cao.

Tỏi là một nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình người Việt. Ngoài công dụng làm tăng hương vị cho món ăn thêm đậm đà, tỏi còn là một vị thuốc điều trị các chứng bệnh như đau nhức, viêm xoang, cảm cúm, viêm họng, cao huyết áp, phòng chống ung thư,… và đặc biệt là khả năng trị trĩ cực kì hiệu quả.

Theo Đông Y, tỏi có vị cay, tính ấm có công dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, làm ấm tỳ vị, chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lị, chữa đầy bụng, hành khí trệ,…

Theo Y học hiện đại, trong tỏi có chứa một lượng lớn hợp chất sinh học là Allicin. Hợp chất này hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên, chúng có thể dễ dàng đi qua được ở dạ dày mà không bị biến tính bởi môi trường acid.

Trong đường ruột có rất nhiều vi khuẩn có hại đó là những vi khuẩn ăn thức ăn chưa được tiêu hóa hết đồng thời sản sinh ra nhiều chất độc cho cơ thể. Lúc này Allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại giúp cho đường ruột được làm sạch khi đó quá trình hấp thu dưỡng chất và hút nước trở nên trơn tru hơn. Phân trở nên mềm và không bị vón cục, người bệnh cũng tránh được tình trạng táo bón thường xuyên.

Ngoài ra, các hoạt chất trong tỏi còn giúp tăng cường lưu thông máu ở khu vực hậu môn trực tràng, qua đó làm giảm áp lực tác động lên tĩnh mạch, làm bền thành mạch, làm giảm nguy cơ búi trĩ bị sa xuống. Các chất chống oxy hóa trong tỏi cung cấp cũng giúp giảm đau, giảm viêm, làm bền thành mạch, giúp thành hậu môn không bị nứt rách.

Cơ sở nào để dùng tỏi chữa bệnh trĩ?
Cơ sở nào để dùng tỏi chữa bệnh trĩ?

Khi nào nên áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi?

Phương pháp dùng tỏi trị trĩ chỉ hiệu quả với người bị bệnh trĩ ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn mới khởi phát. Áp dụng phương pháp kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học thì tỉ lệ chữa khỏi là rất cao.

Không nên dùng tỏi trị trĩ trong các trường hợp dưới đây:

  • Người bị trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp cấp độ 3,4.
  • Người bị dị ứng khi sử dụng tỏi.
  • Người bị hôi miệng, đau bụng, ợ nóng.
  • Người đang bị các bệnh về mắt, mắc tiêu chảy do vi khuẩn, bệnh viêm gan.
  • Người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS đang điều trị bằng các loại thuốc như  Delavirdine, Nevirapine và Efavirenz bởi vì tỏi có thể làm giảm bớt hiệu quả của thuốc.
  • Người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu như Ibuprofen, Enoxaparin, Aspirin, Warfarin,…

Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Để phát huy được tối đa công dụng trị trĩ của tỏi, người bệnh nên tham khảo một số cách sau đây:

Cách 1: Ăn tỏi chữa bệnh trĩ

Bạn có thể sử dụng tỏi tươi để ăn sống hoặc thêm tỏi vào làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ từ bên trong. Một số cách mà bạn có thể áp dụng như:

  • Ăn sống 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày để có thể tận dụng tối đa các hoạt chất sinh học có trong tỏi (đây là cách tốt nhất).
  • Tỏi băm nhỏ để làm nước chấm.
  • Ướp thịt cá với tỏi.
  • Tỏi phi thơm để xào nấu thức ăn.
Phi thơm tỏi và xào nấu thức ăn
Phi thơm tỏi và xào nấu thức ăn

Cách 2: Chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc bôi từ tỏi

Nếu bạn đang băn khoăn rằng: “Có bôi tỏi vào hậu môn được không?” thì mẹo chữa trĩ này sẽ là lời giải đáp.

Chuẩn bị: 3- 4 tép tỏi tươi, gạc y tế.

Cách tiến hành:

  • Tỏi đem lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Cho tỏi vào nồi đun sôi với 1 cốc nước trong khoảng 10 phút.
  • Lọc qua rây hoặc một miếng vải sạch mỏng, bỏ phần bã, lấy phần nước rồi để nguội.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Nhúng miếng gạc y tế vào trong nước tỏi đã nguội rồi bôi vào vùng hậu môn. Gỡ ra sau khoảng 20-30 phút.
  • Thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Có thể cho nước tỏi vào ngăn đá để làm lạnh rồi dùng băng gạc thấm nước áp vào hậu môn sẽ giúp giảm ngứa và xoa dịu cơn đau nhanh chóng.

Cách 3: Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi nướng

Chuẩn bị: vài tép tỏi tươi.

Cách tiến hành:

  • Tỏi để cả vỏ, đem nướng trên bếp than cho đến khi tép tỏi chuyển sang màu vàng.
  • Lột hết lớp vỏ bên ngoài, bỏ tép tỏi vào cối giã nát.
  • Cuối cùng, bọc tỏi vào một miếng vải sạch, mỏng và đắp lên hậu môn trong vòng 20-30 phút ( vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi đắp).
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần sử dụng kiên trì đều đặn để các triệu chứng bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi.

Cách 4: Uống nước cốt tỏi tươi chữa bệnh trĩ

Chuẩn bị: 4 – 5 tép tỏi tươi.

Cách tiến hành:

  • Tỏi lột hết vỏ rồi đem đi rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
  • Bỏ tỏi vào 1 ly nước ấm, dùng muỗng khuấy đều cho các chất trong tỏi hòa tan hết vào nước.
  • Lọc qua rây hoặc một miếng vải sạch mỏng, bỏ phần bã, lấy phần nước để uống.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong vài tuần liên tục để thấy được hiệu quả rõ ràng.
Nước cốt tỏi tươi chữa trĩ
Nước cốt tỏi tươi chữa trĩ

Cách 5: Làm thuốc đạn – Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi hiệu quả

Sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội.

Chuẩn bị: Tỏi tươi, dầu dừa hoặc dầu ô liu.

Cách sử dụng:

  • Lột lớp vỏ tỏi bên ngoài, đem rửa sạch.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Thoa một lớp mỏng dầu ô liu hoặc dầu dừa bên ngoài tép tỏi để giúp dễ dàng đẩy tép tỏi vào sâu trong hậu môn. Ngoài ra dầu dừa, dầu ô liu có tính sát khuẩn nên có thể làm giảm viêm nhiễm vùng hậu môn.
  • Từ từ đưa tép tỏi vào bên trong hậu môn trực tràng giống như khi sử dụng thuốc đạn.
  • Để nguyên tép tỏi trong hậu môn qua đêm. Tỏi có thể kích thích đi đại tiện vào sáng hôm sau và tép tỏi sẽ tự động bị đẩy ra ngoài.
  • Thực hiện mỗi tuần 3 lần. Thích hợp nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Phương pháp này giúp làm giảm sưng viêm ở búi trĩ và các triệu chứng của bệnh.

Cách 6: Chữa bệnh trĩ bằng tỏi tươi và bột hoàng liên

Hoàng liên có tính hàn giúp kháng viêm, tiêu độc, kích thích quá trình làm lành các mô bị tổn thương ở hậu môn. Hoàng liên kết hợp với tỏi giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh trĩ.

Chuẩn bị: 2 củ tỏi tươi, 15 gram hoàng liên.

Cách tiến hành:

  • Nướng chín tỏi, lột sạch vỏ rồi nghiền nát.
  • Trộn đều tỏi đã nghiền nát cùng bột hoàng liên.
  • Vo hỗn hợp thành nhiều viên hoàn nhỏ có kích thước cỡ bằng đầu đũa.
  • Bỏ thuốc vào trong hũ thủy tinh và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng.
  • Thực hiện duy trì uống mỗi ngày 5 viên sau ăn cho đến khi khỏi bệnh.

Cách 7: Rượu tỏi chữa bệnh trĩ

Rượu tỏi có đặc tính sát khuẩn mạnh nên có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng viêm ở búi trĩ, làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn.

Chuẩn bị: 500g tỏi tươi và 200ml rượu trắng ( loại từ 40 độ trở lên).

  • Tỏi đem bóc vỏ sau đó đem rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Dùng dao thái tỏi thành lát mỏng hoặc đem giã nát.
  • Bỏ tỏi vào trong một cái hũ thủy tinh và đổ 200ml rượu trắng đã chuẩn bị vào ngâm.
  • Đậy kín nắp hũ thủy tinh lại, đặt hũ rượu ở nơi mát mẻ tránh ánh nắng trực tiếp. Thỉnh thoảng lắc nhẹ bình để rượu ngấm đều vào tỏi.
  • Ngâm rượu trong vòng 2 tuần đến khi có màu vàng nhạt hoặc màu vàng cánh gián  thì có thể đem ra sử dụng.

Để đạt được hiệu quả chữa trĩ cao, người bệnh nên sử dụng rượu cả hai hình thức uống trong và thoa ngoài.

  • Đường uống: Mỗi lần uống 2 thìa, mỗi ngày từ 2-3 lần. Nên sử dụng trong bữa ăn để không ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
  • Đường bôi: Lấy một miếng gạc rồi tẩm rượu tỏi sau đó áp vào hậu môn khoảng 20 phút hoặc thoa trực tiếp rượu vào khu vực cần điều trị (cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi thoa hoặc đắp). Thực hiện mỗi ngày từ 2-3 lần.
Rượu tỏi chữa bệnh trĩ
Rượu tỏi chữa bệnh trĩ

Cách 8: Kết hợp tỏi với bạch chỉ và tiêu đen chữa bệnh trĩ

Bạch chỉ được sử dụng trong bài thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm sưng viêm hậu môn giúp làm co búi trĩ. Hạt tiêu đen có đặc tính sát trùng giúp chống viêm, chống oxy hóa bảo vệ thành mạch ở hậu môn khỏi bị tổn thương.

Chuẩn bị: 3 tép tỏi tươi, 4g bạch chỉ, 1 muỗng tiêu đen.

Cách tiến hành:

  • Tỏi, bạch chỉ, tiêu đen đem giã nhẹ.
  • Bỏ tất cả nguyên liệu vào chảo sao cho vàng.
  • Dùng miếng vải mỏng sạch bọc hỗn hợp thuốc.
  • Đắp trực tiếp vào hậu môn đến khi hỗn hợp thuốc nguội hẳn.
  • Thực hiện mỗi ngày từ 1-2 lần, kiên trì sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần sẽ cảm thấy triệu chứng ngứa ngáy, đau rát giảm hẳn.

Tương tác với thuốc và thực phẩm

Tỏi có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc hoặc làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ khi sử dụng tỏi trị trĩ. Tỏi có thể tương tác với các loại thuốc tân dược bao gồm:

  • Thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu như  Warfarin, Ibuprofen, Enoxaparin, Aspirin, …
  • Các loại thuốc điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS như: Delavirdine,Efavirenz, Nevirapine, …
  • Các thuốc được chuyển hóa ở gan và một số loại thuốc tránh thai.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi trị trĩ để tránh sự tương tác giữa tỏi với các loại thuốc đang sử dụng.

Ngoài ra, tỏi còn có thể tương tác với thuốc lá và một số loại thực phẩm như: Cá diếc, cá trắm, thịt gà, trứng.

Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi chữa bệnh trĩ

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng tỏi.

Khi sử dụng tỏi người bệnh có thể gặp phải các trường hợp dị ứng như phát ban, nổi mề đay mẩn ngứa, sưng môi, đỏ mắt,… Ngoài ra bạn còn có thể gặp một vài tác dụng phụ sau đây:

  • Hôi miệng, hôi nách.
  • Hậu môn bị bỏng rát.
  • Miệng, lưỡi nóng rát.
  • Niêm mạc thực quản, dạ dày bị kích ứng.
  • Cảm thấy buồn nôn.
  • Cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi.
  • Ợ nóng.
  • Những người có tiền sử bị bệnh hen suyễn có thể bị lên cơn hen.

Hãy thận trọng sử dụng tỏi theo đúng hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh những tác dụng phụ. Tránh nôn nóng mà sử dụng tỏi quá mức, điều này có thể gây phản tác dụng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Có lưu ý gì khi dùng tỏi chữa trĩ
Có lưu ý gì khi dùng tỏi chữa trĩ

Review từ người sử dụng tỏi chữa trĩ

Chú Hoàng – 45 tuổi:

“Chú thường xuyên bị táo bón vì vậy mỗi lần đi đại tiện vùng hậu môn rất đau rát và ngứa ngáy, chú đã thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ nhưng tình trạng vẫn không mấy cải thiện. Được giới thiệu bài thuốc dùng rượu tỏi trị trĩ, chú đã ngâm và sử dụng thử, hiệu quả thật bất ngờ, tình trạng táo bón của chú giảm hẳn, triệu chứng đau rát, ngứa ngáy cũng không còn nữa.”

Chị Liên – 38 tuổi:

“Mình phát hiện mình bị trĩ ngoại khoảng bằng một hạt đậu, mỗi lần đi đại tiện cảm thấy đau rát, ngứa ngáy và  thỉnh thoảng kèm theo máu. Được bạn bè mách cho phương pháp dùng tỏi trị trĩ. Mình băm nhỏ tỏi rồi đun sôi với 1 cốc nước rồi lọc lấy phần nước dùng băng gạc nhúng nước áp vào vùng hậu môn 20-30 phút vào mỗi buổi tối, sử dụng phương pháp này 1 thời gian mình cảm thấy tình trạng ngứa, đau rát đã giảm một cách rõ rệt.”

Xem thêm một số cách chữa trĩ khác tương tự:

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông có hiệu quả hay không?

Hướng dẫn 5 cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa ngay tại nhà

BÌNH LUẬN (2)

    1. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Do đó bạn nên ăn một lượng vừa đủ mỗi tuần bạn nhé

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *