Bệnh trĩ có di truyền không, Biện pháp ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Tỷ lệ người dân bị bệnh trĩ ngày càng tăng trong những năm gần đây (khoảng 50%). Tỷ lệ người trung niên và người già bị bệnh trĩ chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, nhiều đối tượng lo lắng về vấn đề bệnh trĩ có di truyền không? Bài viết của PsbCollege sẽ cung cấp các thông tin hữu ích nhằm giải đáp câu hỏi này.

foellie

1, Bệnh trĩ là gì?

Tại vùng hậu môn có tồn tại hệ thống tĩnh mạch giúp lưu thông tuần hoàn máu tới khu vực này. Trong trường hợp đám rối tĩnh mạch bị giãn quá mức do chịu áp lực và chèn ép trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh trĩ. Hiện nay, tình trạng bệnh trĩ khá phổ biến và được chia ra thành 4 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh khác nhau mà cần tìm các phương pháp điều trị phù hợp để tránh khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ảnh minh họa bệnh trĩ
Ảnh minh họa bệnh trĩ

Điều kiện để điều trị dứt điểm bệnh trĩ là xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Một số nguyên nhân chính được cho rằng gây ra hoặc tăng nguy cơ bị trĩ như:

  • Đối tượng có chế độ ăn uống thiếu chất xơ và vitamin, thường xuyên sử dụng các đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ, hay sử dụng rượu bia hay cà phê.
  • Đối tượng uống ít nước mỗi ngày, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém và không hiệu quả.
  • Bệnh trĩ thường gặp ở người trung niên và người già do tuổi cao làm giảm hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm chức năng của các cơ, giảm nhu động ruột, khiến người già dễ bị táo bón. Táo bón kéo dài làm tăng tỷ lệ bệnh trĩ.
  • Đối tượng làm việc văn phòng, thời gian ngồi quá lâu, ít vận động.
  • Phụ nữ đang trong thai kỳ: Tỷ lệ bệnh trĩ tăng cao do áp lực lớn từ thai nhi tới vùng xương chậu và hậu môn.
  • Một số các nguyên nhân khác có thể kể đến như quan hệ tình dục qua đường hậu môn, bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến đường ruột, người bị stress kéo dài, vệ sinh vùng kín và vùng hậu môn không sạch sẽ.

2, Bệnh trĩ có di truyền không?

Như đã cung cấp thông tin ở phần trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trĩ, chủ yếu do các thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, do chế độ ăn uống chưa phù hợp, hoặc bắt gặp ở phụ nữ đang trong thai kỳ. Do đó, căn bệnh này hoàn toàn không có tính di truyền.Trường hợp cha mẹ bị trĩ, dù ở mức độ nhẹ hay mức độ nghiêm trọng đều không ảnh hưởng đến thế hệ sau, cũng không làm tăng nguy cơ bị trĩ ở con cái. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể an tâm trong vấn đề này.

Một số các nghiên cứu trên lâm sàng nhận thấy, bệnh trĩ nghiêm trọng có thể gây biến chứng thành bệnh mất van tĩnh mạch, có tính di truyền sang các thế hệ sau. Do đó cần đặc biệt lưu ý với các trường hợp này. Để hạn chế tối đa tình trạng này, bệnh nhân nên tham gia điều trị bệnh ngay khi nhận thấy các dấu hiệu ban đầu để có thể điều trị dứt điểm, tránh tái phát và tránh để lại các biến chứng nguy hiểm.

3, Bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Hiện nay có nhiều các phương pháp điều trị trĩ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng của trĩ mà được lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất. Để điều trị trĩ dứt điểm, cần xác định chính xác nguyên nhân gây trĩ kết hợp với biện pháp điều trị phù hợp (dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật).

Do đó, bệnh trĩ không thể tự khỏi. Ngoài ra, với bệnh nhân bị trĩ, nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể khiến tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn, gây nhiều khó khăn trong điều trị sau này.

4, Một số các phương pháp ngăn ngừa bệnh trĩ

Dù bệnh trĩ là một căn bệnh không có tính di truyền, tuy nhiên cần áp dụng các phương pháp ngăn ngừa phù hợp để hạn chế tối đa tỷ lệ bệnh trĩ có thể xảy ra. Sau đây là một số phương pháp được các chuyên gia đưa ra và khuyên dùng:

  • Duy trì cân nặng theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng. Tuy không phải nguyên nhân chính nhưng béo phì có thể làm tăng nguy cơ bị trĩ do làm tăng áp lực lên vùng trực tràng- hậu môn.
  • Phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất đó chính là sử dụng một chế độ ăn uống khoa học. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung lượng chất xơ lớn cho mỗi bữa ăn, tăng các thực phẩm giàu protein và đạm, giảm thiểu lượng gia vị sử dụng cho mỗi khẩu phần ăn. Hạn chế sử dụng các đồ ăn cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ.
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp ngăn ngừa bệnh trĩ
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp ngăn ngừa bệnh trĩ
  • Rèn luyện thói quen uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày để tốt cho hệ tiêu hóa. Hạn chế sử dụng các đồ uống chứa cồn như rượu, bia; hạn chế sử dụng cà phê.
  • Kết hợp luyện tập thể dục thể thao, không nên ngồi quá lâu trong thời gian dài. Đối với nhân viên văn phòng, nên đi lại nhẹ nhàng trong thời gian làm việc. Tần suất tập luyện khoảng 5 ngày/ tuần và 30 phút/ ngày.
  • Rèn luyện thói quen đi đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày. Tuyệt đối không nhịn đại tiện.
  • Thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn. Các triệu chứng ban đầu của bệnh trĩ thường không rõ ràng, chủ yếu là cảm giác khó chịu và ngứa rát.
  • Hạn chế sử dụng các loại quần áo bó sát với cơ thể.

Bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin để trả lời cho câu hỏi Bệnh trĩ có di truyền không? Bệnh trĩ là căn bệnh không di truyền. Tuy nhiên cần áp dụng các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa tình trạng căn bệnh này. Khuyến khích bệnh nhân thăm khám và điều trị bệnh ngay khi bệnh còn ở mức độ nhẹ để điều trị được đơn giản và hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Bệnh trĩ có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây chữa trĩ

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *