Bí quyết chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh đơn giản mà hiệu quả

Phụ nữ sau sinh bị trĩ là một chuyện bình thường, không gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên cần tìm cách chữa trĩ sớm để tránh làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu. Bài viết dưới đây PSB College sẽ cung cấp một số phương pháp hiệu quả để chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh.

foellie
Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh
Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ, hay còn gọi là lòi dom, là tình trạng giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn. Các tĩnh mạch do giãn quá mức dẫn tới tình trạng phình to và ứ máu, gây đau đớn và khó chịu ở vùng hậu môn. Tùy thuộc vào vị trí của búi trĩ mà bệnh trĩ được phân thành 3 loại: trĩ nội (búi trĩ nằm phía trên đường lược), trĩ ngoại (búi trĩ nằm phía dưới đường lược) và trĩ hỗn hợp.

Trong đó, bệnh trĩ nội tiếp tục được chia thành 4 cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ sa búi trĩ:

  • Cấp độ 1: búi trĩ chưa sa hẳn ra ngoài hậu môn nhưng có hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện.
  • Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng có thể tự co lại.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng không tự co lại được, cần tác động từ bên ngoài.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ không thể co lại bên trong dù có tác động từ bên ngoài. Đây là mức độ nghiêm trọng nhất khi bị trĩ nội.

2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trĩ sau sinh ở nữ giới

Tỷ lệ phụ nữ sau khi sinh bị trĩ khá cao, thường là do các nguyên nhân sau:

  • Đối tượng có tiền sử bị bệnh trĩ trước đây: Người từng bị trĩ trước khi mang thai có nguy cơ bị trĩ sau sinh cao hơn so với người bình thường và tình trạng bệnh thường nặng hơn: xuất huyết nhiều, viêm nhiễm phù nề ở búi trĩ, thuyên tắc búi trĩ. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thì nồng độ progesterol tăng cao đột ngột, khiến tĩnh mạch giãn nhiều hơn và tăng tình trạng ứ máu tại tĩnh mạch, dễ dẫn đến tái phát trĩ.
  • Thường xuyên bị táo bón: Phụ nữ sau sinh sẽ chuyển sang giai đoạn ở cữ, thường xuyên nằm hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài, khiến chất thải lưu lại ruột thời gian dài và giảm quá trình tái hấp thu nước, dẫn tới tình trạng táo bón. Lúc này để tạo sữa cho con nên hầu như mẹ sau sinh ăn đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ, ít ăn rau xanh và hoa quả, chế độ ăn như vậy cũng làm tăng nguy cơ táo bón. Táo bón trong một thời gian dài khiến nguy cơ bị trĩ tăng cao.
  • Trọng lượng cơ thể của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn khiến tăng áp lực lên vùng trực tràng hậu môn, khiến tuần hoàn máu khó lưu thông, các tĩnh mạch vùng đó bị chèn ép, có hiện tượng căng phình, tạo thành búi trĩ.
  • Trong quá trình sinh nở dùng sức rặn nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây trĩ sau sinh.
Các cấp độ trĩ
Các cấp độ trĩ

3. Các dấu hiệu nhận biết tình trạng trĩ sau sinh

Một số dấu hiệu điển hình để nhận biết tình trạng trĩ ở phụ nữ sau sinh bao gồm:

  • Xuất huyết khi đi đại tiện: lượng máu xuất hiện khi đi đại tiện thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh trĩ. Ở mức độ nhẹ, lượng máu chảy ra ít. Ở mức độ nghiêm trọng, màu máu chuyển xấu và có thể chảy thành tia. Một số trường hợp nguy hiểm, máu đông lại trong hậu môn và xuất hiện những cục máu khi đi đại tiện.
  • Sa búi trĩ: Triệu chứng này chỉ nhận thấy rõ khi tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng (thường là cấp độ 3, cấp độ 4 của trĩ nội). Sa búi trĩ gây khó chịu và đau đớn ở vùng hậu môn, khiến cho việc đi lại trở nên bất tiện, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Ngứa rát hậu môn, khó chịu khi di chuyển
  • Nứt kẽ hậu môn: dấu hiệu này xuất hiện khi bị trĩ một thời gian dài mà không tham gia điều trị. Nứt kẽ hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết khi đi đại tiện.
  • Cảm giác đau vùng hậu môn khi đi đại tiện hoặc khi ngồi.

4. Tình trạng trĩ sau sinh có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh không phải bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng, tuy nhiên mang lại nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Căn bệnh này nếu được phát hiện sớm từ những dấu hiệu đầu tiên thì có thể điều trị dứt điểm, tránh tái phát sau này. Trong giai đoạn đầu, có thể điều trị trĩ tự khỏi tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt phù hợp, khoa học. Trong trường hợp nặng hơn, cần kết hợp với phương pháp nội khoa, phương pháp ngoại khoa,… để loại bỏ hoàn toàn búi trĩ, tránh tái phát sau này.

5. Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh

Đối với phụ nữ sau sinh còn đang trong giai đoạn cho con bú, ưu tiên sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa để giảm thiểu việc sử dụng các loại thuốc, tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sơ sinh. Ở những đối tượng bị trĩ nghiêm trọng, cần thực hiện các cuộc phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ hoàn toàn. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật mổ trĩ hiện đại mà không gây đau đớn như HCPT, PPH, Longo,…

Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng trĩ, với yêu cầu đảm bảo các loại thuốc này không gây ảnh hưởng tới trẻ (nếu còn trong giai đoạn đang cho con bú). Một số loại thuốc được sử dụng như:

  • Thuốc có tác dụng cải thiện tính bền của thành mạch, co mạch với mục đích thu nhỏ kích thước búi trĩ, hạn chế tình trạng xuất huyết khi đi đại tiện.
  • Thuốc kháng khuẩn, chống viêm.
  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc nhuận tràng hỗ trợ tiêu hóa, giúp làm mềm phân, giúp quá trình đại tiện dễ dàng hơn.
  • Thuốc chống co thắt cơ vòng hậu môn.

Nên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính đối với cơ thể, để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xuất hiện trên người sử dụng.

Tình trạng trĩ sau sinh có tự khỏi được không?
Tình trạng trĩ sau sinh có tự khỏi được không?

5.1. Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà

Chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh bằng đu đủ

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 300 gam đu đủ chín, 30 gam đường trắng
  • Đu đủ được gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, xay nhuyễn, sau đó đun cùng khoảng 500mL nước. Thêm đường cho đến khi hợp khẩu vị. Sau đó đun thêm khoảng từ 5 đến 10 phút là có thể tắt bếp, để nguội và sử dụng.
  • Có thể sử dụng món chè đu đủ này từ 2 cho đến 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt. Món ăn này không chỉ giúp làm giảm tình trạng trĩ mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho mẹ bầu sau sinh.

Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng cháo vừng đen

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 30 gam vừng đen, 100 gam thịt nạc, 80 gam gạo tẻ, 80 gam gạo nếp.
  • Thịt nạc được rửa sạch, xay nhuyễn.
  • Nấu cháo: cho gạo vào đun cùng với nước, đến khi gạo nở thì cho thịt nạc và vừng vào đun chung. Nấu liên tục và khuấy đều tay để cháo không bị vón cục và dính ở dưới đáy nồi. Sau khi sôi vặn nhỏ lửa, ninh cháo đến nhừ thì tắt bếp, để nguội là có thể sử dụng.
  • Cháo vừng đen là một món ăn bổ dưỡng có thể sử dụng vài lần trong tuần để bồi bổ cơ thể.

Chữa trĩ sau sinh bằng cách bổ sung các loại rau quả trong bữa ăn

Một số loại rau thường được khuyên dùng để chữa bệnh trĩ như lá rau diếp cá, lá trầu không, lá bỏng, cây hoa thiên lý, lá vông… Ngoài việc sử dụng để làm các món ăn sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, có thể giã dập lá và đắp trực tiếp lên vùng hậu môn để đạt được hiệu quả nhanh chóng. Chú ý nên vệ sinh sạch sẽ vùng trĩ trước khi đắp lá để đạt được hiệu quả tối đa. Trước khi sử dụng nên thử đắp lá trước trên tay để kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng với loại thảo dược đó không.

Ngâm chân trong nước ấm để chữa bệnh trĩ

Ngâm chân trong nước ấm là một mẹo dân gian từ xa xưa để điều trị bệnh. Chuẩn bị một vài lát gừng ngâm trong nước ấm pha muối loãng, sau đó ngâm chân mỗi tối kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng giúp thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, cải thiện khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tăng nhu động ruột, giúp đại tiện dễ dàng hơn, đồng thời làm giảm tình trạng xuất huyết khi đại tiện ở phụ nữ sau sinh.

Phụ nữ sau khi sinh bị trĩ nên nằm ngủ nghiêng về một bên

Nằm nghiêng khi ngủ giúp giảm bớt tình trạng ứ máu tại vùng hậu môn, tránh xuất hiện cục máu đông, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, các bác sĩ khuyên mẹ bầu sau sinh bị trĩ không nên nằm ngửa hay sấp. Việc nằm nghiêng còn giúp giảm cảm giác đau đớn khi cọ xát với vùng hậu môn.

Phụ nữ sau khi sinh bị trĩ nên nằm ngủ nghiêng về một bên
Phụ nữ sau khi sinh bị trĩ nên nằm ngủ nghiêng về một bên

5.2. Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt thường ngày

  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất xơ (rau củ, hoa quả) để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ bị táo bón. Không ăn các đồ ăn nhanh, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các đồ ăn cay nóng.
  • Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày không chỉ hỗ trợ cho hoạt động của cơ thể mà còn giúp làm mềm phần, tránh táo bón.
  • Không ngồi quá lâu một chỗ, nên kết hợp thư giãn trong quá trình ngồi làm việc, với tần suất 45 phút một lần.
  • Tạo thói quen đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày. Các chuyên gia khuyến cáo nên đại tiện vào khoảng 5 đến 8 giờ sáng mỗi ngày, đây là thời điểm ruột già hoạt động hiệu quả nhất trong ngày.
  • Luyện tập thể thao nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe như đi bộ, yoga. Không tập luyện những bộ môn nặng, mất nhiều sức. Không bê vác nặng để tránh tạo áp lực cho vùng dưới.
  • Nên luyện tập với tần suất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/ tuần.

Qua bài viết, độc giả có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn tới tình trạng trĩ sau sinh và biết cách xử trí kịp thời để điều trị dứt điểm căn bệnh này cho phụ nữ sau khi sinh. Tốt nhất nên tham gia điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu.

Xem thêm:

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả

Những cách sử dụng rượu tỏi chữa bệnh trĩ hiệu quả, đơn giản tại nhà

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *