Đau hậu môn khi ngồi: Nguyên nhân, Cách điều trị và phòng ngừa

Đau hậu môn khi ngồi là tình trạng xảy ra ở khá nhiều người do một số nguyên nhân nhất định. Thông thường đau hậu môn khi ngồi có nguyên nhân lành tính và không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên tình trạng này sẽ gây ra khó chịu, gây đau, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây của PSB College sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh này nhé!!

foellie

1, Nguyên nhân gây đau hậu môn khi ngồi.

Tình trạng đau hậu môn khi ngồi lâu rất khó xác định nguyên nhân tuy nhiên các chuyên gia hậu môn – trực tràng cho rằng các nguyên nhân gây ra thường liên quan đến các bệnh dưới đây.

1.1, Chấn thương.

  • Chấn thương ở vùng hông, chậu, vùng hậu môn hoặc lân cận có thể làm tổn thương các dây thần kinh, các cơ xương khớp, thậm chí là gãy xương gây ra tình trạng đau nhói, đau âm ỉ ở hậu môn khi ngồi lâu hoặc khi thay đổi tư thế.
  • Nguyên nhân gây ra chấn thương có thể là do hoạt động thể dục thể thao hay là bưng bê các vật nặng…
  • Đôi khi bạn có thể phát hiện những vết bầm tím trên da. Nếu ở thể nhẹ, các triệu chứng đau hậu môn sẽ tự cải thiện và không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu ở thể nặng thì bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra kỹ hơn và có biện pháp điều trị hợp lý và kịp thời. Các biểu hiện của tình trạng bệnh ở thể nặng như: đau thường xuyên, liên tục trong nhiều ngày, mất cảm giác ở chi dưới, đau nghiêm trọng đến mức không thể ngồi được, không thực hiện được các động tác cơ bản như đứng lên, ngồi xuống,…

1.2, Nứt kẽ hậu môn.

  • Nứt kẽ hậu môn là tình trạng bệnh khi niêm mạc hậu môn bị rách hoặc là các mô mềm bị tổn thương. Tình trạng này thường xảy ra đối với những người bị căng thẳng hay táo bón.
  • Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi nếu người bệnh vệ sinh hậu môn đúng cách và tình trạng táo bón và căng thẳng được giải quyết. Thông thường nứt kẽ hậu môn không cần can thiệp y tế tuy nhiên nếu tình trạng xảy ra trong thời gian dài cần đến cơ sở y tế để có được sự chẩn đoán và điều trị hợp lý.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn

1.3, Trĩ ngoại.

  • Bệnh trĩ được phân chia thành trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ ngoại dễ phát hiện hơn so với trĩ nội nhưng do nhiều người có tâm lí e ngại nên còn chần chừ trong vấn đề đi khám.
  • Trĩ ngoại là tình trạng ứ máu ở đám rối tĩnh mạch dưới đường lược dẫn đến hình thành các búi tĩnh mạch hay búi trĩ. Trĩ ngoại rất dễ sờ thấy ngay cả khi mới bị trong khi trĩ nội phải trải qua các giai đoạn to lên dần đến một mức nhất định mới phát hiện được.
  • Khi bị trĩ ngoại người bệnh cũng có các biểu hiện như đi ngoài ra máu, sờ thấy khối lồi ở hậu môn, ngứa hậu môn, đau rát khi đại tiện, tâm trạng bứt rứt khó chịu,…
  • Để giải quyết vấn đề này có thể dùng một số thủ thuật như : tiêm xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su,..đối với trĩ độ 2-3 với các búi trĩ riêng rẽ. Khi các phương pháp khác thất bại bác sĩ sẽ can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật như: phương pháp Miiam-Morgan, phương pháp Longo,…Mỗi phương pháp có ưu điểm và cũng có một số bất cập riêng. Tùy theo từng bệnh nhân mà có chỉ định này hay chỉ định kia phù hợp với kinh tế, nhu cầu, thể trạng và các vấn đề sức khỏe hiện có của người bệnh.

1.4, Áp xe hậu môn.

  • Áp xe hậu môn là giai đoạn đầu của bệnh rò hậu môn. Đây là tình trạng cấp tính xảy ra khi có sự tổn thương niêm mạc hậu môn hoặc do bít tắc các tuyến ở hậu môn tạo con đường hoặc môi trường cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển hình thành ổ áp xe.
  • Khi bị áp xe hậu môn, người bệnh thường có biểu hiện đau vùng hậu môn liên tục, tăng dần, đau không liên quan đến đại tiện. Kèm theo đó vùng hậu môn sưng, nóng, đỏ, mất nếp nhăn da rìa hậu môn. Có thể sờ thấy khối căng đau, đó chính là ổ áp xe.
  • Thông thường người bệnh sẽ có thói quen dùng thuốc hoặc điều trị theo mẹo, kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên các thuốc thông thường khó khỏi nên cần đến sự can thiệp của ngoại khoa. trích rạch dẫn lưu mủ càng sớm càng tốt tránh để nó phát triển tiếp tạo thành đường rò phức tạp vì lúc đó việc tái đi tái lại khó tránh khỏi và điều trị cũng phức tạp hơn.
Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn

1.5, Viêm hậu môn.

  • Viêm hậu môn là một tình trạng bệnh phổ biến và hay bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. Viêm hậu môn liên quan đến nhiều đến chế độ ăn uống không khoa học (nhiều acid ), tiêu chảy mãn tính hoặc dùng sức quá mạnh khi đi đại tiện.
  • Căn bệnh này không quá nguy hiểm. Một số triệu chứng thường gặp của viêm hậu môn là:
  • Chảy máu hậu môn: thấy máu dính ở giấy vệ sinh.
  • Đau hậu môn đặc biệt là khi tác động lực lên hậu môn hoặc là khi ngồi quá lâu.

Ngoài các bệnh được liệt kê ở trên, đau hậu môn cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như: viêm đại tràng, viêm niêm mạc trực tràng, hội chứng co thắt cơ bao quanh hậu môn, tụ máu quanh hậu môn, ung thu hậu môn,…

2, Các biện pháp để điều trị và giảm bớt đau hậu môn khi ngồi tại nhà.

Đau hậu môn có thể được điều trị tại nhà bằng một số phương pháp sau:

  • Sử dụng nước muối pha loãng để sát trùng hậu môn. Mỗi ngày nên tiến hành ngâm hậu môn 1-2 lần bằng nước muối pha loãng trong khoảng thời gian tầm 15 phút.
  • Nếu tình trạng đau nghiêm trọng thì nên đến cơ sở ý tế để có thể có phương pháp điều trị hợp lý.
  • Một số loại thuốc không kê đơn có thể giảm đau là Acetaminophen, Ibuprofen,… Lưu ý cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của các nhân viên y tế.
  • Có thể sử dụng các loại gel hoặc thuốc mỡ, thuốc đặt hậu môn nhưng cũng cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của các nhân viên y tế.

Các biện pháp phòng ngừa đau khi ngồi có thể tránh được các rủi ro và giảm thiểu khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, tùy từng người có thể uống lượng nước từ 1,5-2 l nước mỗi ngày.
  • Tư thế ngồi hợp lý: lưng luôn thẳng, đầu gối vuông góc 90 độ.
  • Sau 30-50 phút ngồi thì nên đứng lên để đi lại, giảm áp lực lên hậu môn.
  • Không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
  • Nên mặc quần áo co giãn tốt, thoải mái.
  • Ăn nhiều chất xơ, rau xanh và rau củ để tránh bị táo bón.
  • Nên sử dụng giấy vệ sinh mềm để lau hậu môn từ trước ra sau để tránh làm nhiễm trùng đường sinh dục và tránh để niêm mạc hậu môn bị tổn thương.
  • Nên cân nhắc về việc sử dụng nước sạch để rửa hậu môn thay cho giấy vệ sinh.
  • Tránh lo âu căng thẳng thần kinh trong thời gian dài, cần để tinh thần thoải mái.
  • Đặc biệt là phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi chơi các môn thể thao để tránh chấn thương.
Các biện pháp phòng ngừa đau hậu môn khi ngồi.
Các biện pháp phòng ngừa đau hậu môn khi ngồi.

3, Khi nào thì nên đi khám bác sỹ?

Người bệnh cần đi khám bác sỹ khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng với các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao.
  • Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.
  • Người bệnh không thể thực hiện được các hoạt động cơ bản như đứng lên, ngồi xuống,.. do quá đau.
  • Xảy ra tình trạng chảy máu hậu môn trực tràng kéo dài.

Đau hậu môn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng nên nếu tình trạng đau chuyển biến nặng hơn và kéo dài thì phải đến cơ sở y tế để được bác sỹ khám và tùy tình trạng bệnh lý mà bác sỹ sẽ có cách điều trị phù hợp.

Xem thêm một số bài viết về chứng đau hậu môn khác:

Đau hậu môn vô căn là gì: Nguyên nhân, Dấu hiệu và cách chữa trị

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *