Isopropyl Myristate trong mỹ phẩm: Tác dụng, Cách sử dụng và Lưu ý

Isopropyl myristate là thành phần có trong rất nhiều mỹ phẩm. Tuy nhiên không phải ai cũng để ý về thành phần này và công dụng của nó. Để hiểu rõ hơn về thành phần này và có cái nhìn đúng hơn, lựa chọn tốt hơn những mỹ phẩm phù hợp với mình, trong bài viết này PsbCollege sẽ chia sẻ với các bạn về các thông tin của hợp chất này.

foellie

Isopropyl myristate là gì?

Mặc dù không được quá nhiều người để ý khi mua mỹ phẩm, nhưng may mắn rằng đây là thành phần không gây hại và tương đối an toàn. Hợp chất hữu cơ này được khá nhiều ngành công nghiệp sử dụng cho sữa dưỡng thể, mỹ phẩm khử mùi, dầu dưỡng tóc, dầu xả, kem chống nắng, dưỡng ẩm.

Isopropyl myristate hay còn được gọi là IPM, 1-Methylethyl tetradecanoate, Isopropyl myristate, Isopropyl tetradecanoate. IPM là chất lỏng sánh nhẹ, không màu và không tan trong nước, tan trong silicon, các hydrocacbon. IPM được tạo thành bởi isopropyl alcohol và acid myristic từ thực vật.

IPM là chất có khoảng pH chịu được khá rộng, đặc biệt được biết tới do có khả năng làm mềm da, giữ ẩm tốt nên chất này thường xuyên được đưa vào công thức của các sản phẩm chăm sóc da đặc biệt là sản phẩm dưỡng ẩm. Với tác dụng giữ ẩm tốt, giúp da có hàng rào tự nhiên được bảo vệ, tránh bị mất ẩm.

Isopropyl myristate được sử dụng trong mỹ phẩm
Isopropyl myristate được sử dụng trong mỹ phẩm

Một tác dụng khác cũng rất nổi bật của IPM là làm dày kết cấu sản phẩm, làm đặc kem. Chính vì thế, chất này cũng được dùng nhiều trong sản xuất mỹ phẩm, cho một chất kem sang trọng, mềm mịn, thoải mái cho người sử dụng. IPM có hàm lượng dầu cao nên có thể gây nhờn bóng cho da khi sử dụng. Đây là một điểm trừ của IPM nếu bạn là người có da dầu mụn. Vì vậy, nồng độ IPM cần phù hợp để vừa có thể cải thiện kết cấu sản phẩm mà không gây quá bóng nhờn cho da người sử dụng.

Đặc điểm nổi trội cuối cùng của thành phần IPM này là có khả năng thấm qua da rất tốt. Khi kết hợp thành phần này trong công thức không chỉ để cải thiện kết cấu của sản phẩm mà còn giúp các dưỡng chất có trong sản phẩm thấm sâu vào da, chăm sóc và nuôi dưỡng da hiệu quả.

IPM còn có khả năng chống oxy hóa cho hỗn hợp sản phẩm, tránh khỏi các tác nhân bên ngoài gây hỏng mỹ phẩm.

IPM có thể được dùng trong nước hoa như một chất pha loãng.

Xem thêm: Niacinamide trong mỹ phẩm: Tác dụng, Cách sử dụng và lưu ý khi dùng

Isopropyl myristate được dùng trong những mỹ phẩm nào?

Với những đặc tính được trình bày ở phần trên, IPM là một hóa chất rất thông dụng và đa năng, chắc chắn được nhiều công ty nghiên cứu và đưa vào công thức mỹ phẩm của mình. Một số sản phẩm mỹ phẩm có chứa IPM hiện nay có thể kể đến như kem sau cạo râu, son bóng, dầu gội, kem chống nắng, chất khử mùi, kem tã, nước tẩy trang.

Isopropyl myristate có tác dụng phụ không?

Bất kể hóa chất nào kể cả khi được chứng minh là an toàn cũng có thể gây kích ứng nếu da bạn bị mẫn cảm với chúng. Đối với làn da nhạy cảm, da dầu, hoặc vùng da mỏng vẫn có khả năng bị dị ứng bởi thành phần này. Bên cạnh đó, do IPM có tác dụng tăng thấm đối với các thành phần có trong mỹ phẩm vào da nên nếu bạn bị kích ứng với thành phần khác có trong sản phẩm, IPM sẽ chính là yếu tố thuận lợi cho kích ứng trở nên trầm trọng hơn thậm chí là ung thư da nếu mỹ phẩm có chứa chất độc hại. Vì vậy, khi xem công thức mỹ phẩm cần để ý thêm các thành phần khác nữa.

Isopropyl myristate có thể gây kích ứng
Isopropyl myristate có thể gây kích ứng

Một số nghiên cứu cho thấy hóa chất này ngoài những lợi ích kể trên, do có độ dầu đáng kể nên rất dễ dẫn tới tắc bí lỗ chân lông, đặc biệt là đối với làn da dầu. Tình trạng này có thể dẫn đến mụn nhiều hơn, viêm da vùng bị mụn. Tuy nhiên, chưa có đủ dữ liệu để có thể hoàn toàn kết luận về nghiên cứu này.

Có nên sử dụng Isopropyl myristate không?

IPM là thành phần có nhiều lợi ích trong mỹ phẩm hơn so với tác hai. Tuy nhiên nhiều người vẫn lo ngại về các tác dụng phụ có thể xảy ra bởi thành phần này và đắn đo có nên dùng hay không.

Thực tế, IPM được đánh giá là an toàn và khá lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu ở nồng độ 1 – 20%. Nếu sử dụng quá nhiều vượt mức giới hạn, IPM có thể gây kích ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa, gây ra mụn và ảnh hưởng trực tiếp đến làn da người sử dụng.

Các lựa chọn thay thế Isopropyl myristate

IPM là một hóa chất khá lành tình và phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong thị trường mỹ phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một sản phẩm không chứa IPM mà vẫn có những ưu điểm, đặc tính tốt của thành phần này, bạn có thể tham khảo sử dụng một số chất khác từ tự nhiên như sáp ong, dầu oliu.

Tuy nhiên, việc bảo quản những mỹ phẩm chứa các thành phần thay thế này sẽ khó khăn hơn so với sử dụng IPM. Hoặc để cải thiện tính thấm của hỗn hợp mà bạn không muốn sử dụng IPM thì hóa chất tetrasodium EDTA cũng là một sự lựa chọn thay thế hợp lý để bạn tham khảo.

Tetrasodium EDTA có thể thay thế cho IPM
Tetrasodium EDTA có thể thay thế cho IPM

Với những thông tin cơ bản như trên về IPM mong rằng các bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn về hợp chất này và lựa chọn cho mình những mỹ phẩm an toàn, phù hợp.

Tham khảo: Kojic Acid trong mỹ phẩm: Tác dụng, Có an toàn không, Lưu ý khi sử dụng

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *