Bị Sẹo lồi lâu năm: Cách chữa trị, xóa và làm mờ hiệu quả [2020]

Sẹo lồi là kết quả của quá trình hình thành của sẹo là dấu hiệu cho thấy vết thương đang lành. Tùy thuộc vào yếu tố tác động và cơ địa từng người mà có thể hình thành sẹo lồi, sẹo bình thường, sẹo phì đại, sẹo lõm. Sẹo lồi là loại sẹo thường gây đau, sẹo nổi gồ lên trên bề mặt da, gây ngứa và đặc biệt là ảnh hưởng đến sự thẩm mỹ.

foellie

Những điều cần biết về sẹo lồi

Sẹo lồi là loại sẹo thường gây đau, sẹo nổi gồ lên trên bề mặt da, gây ngứa và đặc biệt là ảnh hưởng đến sự thẩm mỹ do sẹo lồi xuất hiện trên mặt, ở mũi.

Khi vùng da bị thương, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tiến hành các phản ứng miễn dịch, sau khi các phản ứng miễn dịch kết thúc. Qúa trình liền vết thương bắt đầu bằng việc các mô sợi hình thành, kết quả là xuất hiện sẹo. Sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình liền vết thương (hồi phục).

Sự hình thành của sẹo lồi là dấu hiệu cho thấy vết thương đang lành. Tùy thuộc vào yếu tố tác động và cơ địa từng người mà có thể hình thành sẹo lồi, sẹo bình thường, sẹo phì đại, sẹo lõm.

Sẹo lồi ở khuôn mặt ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp hằng ngày
Sẹo lồi ở khuôn mặt ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp hằng ngày

Theo cơ chế bệnh sinh quá trình hồi phục sau tổn thương của cơ thể có thể được chia thành 3 giai đoạn chính là giai đoạn xảy ra phản ứng viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo lại tổ chức tổn thương.

Sẹo lồi là tình trạng phát triển quá mức của những tổ chức xơ sau khi da bị tổn thương. Những tổ chức xơ thường nổi cao lên trên bề mặt da, phát triển không ngừng và lan rộng ra phía ngoài ranh giới của sẹo.

Độ tuổi có nguy cơ xuất hiện sẹo lồi cao nhất rơi vào khoảng từ 10 đến 30 tuổi. Hầu như nam giới có tỷ lệ hình thành sẹo lồi cao hơn nữ giới.

Sẹo lồi có những đặc điểm gì?

Thông thường, sẹo lồi sẽ phát triển quá mức, vượt qua cả ra ngoài ranh giới vết thương ban đầu, nguyên nhân có thể xuất phát từ mụn trứng cá bị nhiễm trùng, một vết kim tiêm hoặc vết nhỏ do côn trùng cắn,…cùng có thể phát triển và hình thành một khối sẹo lồi.

Quá trình phát triển và hình thành sẹo lồi cũng có thể bị ảnh hưởng do thể trạng từng cá nhân hoặc yếu tố di truyền từ thế hệ trước.

Sẹo lồi phát triển vượt qua cả phạm vi vết thương ban đầu
Sẹo lồi phát triển vượt qua cả phạm vi vết thương ban đầu

Sẹo lồi thường có đặc điểm là bề mặt nhẵn, có vỏ bọc và đôi khi có thể chuyển từ màu đỏ dần sang màu nâu. Tâm lý người bị sẹo lồi cũng có thể bị ảnh hưởng như căng tức, nhạy cảm hơn, khó chịu, ngứa và đôi khi có cảm giác đau khi bị chạm vào.

Trong quá trình liền sẹo, sự hình thành, tổng hợp và phát triển quá mức của collagen là tác động lớn nhất hình thành sẹo lồi. Hậu quả là sẹo lồi không thể tự nhỏ và mờ đi theo thời gian.

Nguyên nhân gây ra sự hình thành sẹo lồi

Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng mức độ phì đại của sẹo và hình thành sẹo lồi, nguyên nhân có thể xuất phát từ môi trường hoặc từ cơ địa từng người:

Do còn tồn tại dị tật ở trên vết thương hoặc do nhiễm khuẩn

Những yếu tố có thể là nguyên nhân, xu hướng lành vết thương thứ phát như u hạt, bụi bẩn, lông tóc, cát,…

Ảnh hưởng của tác nhân di truyền của người có cơ địa sẹo lồi

Những người có nguy cơ cao bị những vết sẹo lồi phì đại lớn là người có cơ địa sẹo lồi. Quá trình ngăn ngừa sẹo lồi ở người mang cơ địa sẹo lồi khó khăn hơn và rất quan trọng. Từ việc ăn uống cho tới phương pháp điều trị vết thương cũng cần chú ý hơn những người khác.

Do quá trình xử lý không đúng cách khi bị chấn thương:

Khi bị chấn thương, bạn cần nhanh chóng xử lý một cách sạch sẽ vết thương, loại bỏ hoàn toàn, tối đa những dị vật còn đang tồn tại ở trên bề mặt vết thương để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, sẹo lồi cũng có thể được hình thành do da vết thương không được bằng phẳng, căng kéo vị trí vết thương hoặc khâu vá không đúng các lớp giải phẫu.

Sẹo lồi hình thành do vết thương
Sẹo lồi hình thành do vết thương

Do quá trình nặn, cạy mụn không đúng cách:

Đối với những người mang cơ địa sẹo lồi rất dễ hình thành sẹo lồi trên mặt nếu nặn mụn trứng cá không đúng cách, gây viêm. Vi khuẩn sẽ thâm nhập và tấn công vào da nếu nặn mụn không đảm bảo vệ sinh, sự hoạt động mạnh mẽ của vi khuẩn xâm nhập sẽ gây ra thương tổn và hình thành sẹo trên da.

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng sau khi bị sẹo:

Trong thời gian vết thương đang hồi phục hoặc có vết thương, bạn nên tránh những loại thực phẩm có khả năng làm tăng quá trình phát triển sẹo lồi như thịt gà, đồ nếp, rau muống, trứng…

Thực phẩm nên tránh sử dụng để tránh bị sẹo lồi
Thực phẩm nên tránh sử dụng để tránh bị sẹo lồi

Đối với các vết sẹo lồi, vết sẹo có thể sẽ trở lên tồi tệ, nghiêm trọng hơn nếu sửa sẹo đơn thuần hoặc phẫu thuật cắt bỏ sẹo. Hiện nay, quá trình điều trị sẹo lồi chưa thể xóa hoàn toàn mà chỉ có thể hỗ trợ sẹo hết nhăn sơ, trở lên bằng phẳng hơn, sáng và mịn hơn. Chính vì vậy, việc hạn chế, phòng ngừa sự hình thành sẹo lồi vẫn là vấn đề quan trọng hơn hết.

Một số phương pháp điều trị sẹo lồi

Điều trị sẹo lồi có nhiều cách khác nhau tùy theo tình trạng hiện tại của sẹo. Sau đây là một số phương pháp điều trị làm mất, mờ sẹo lồi bạn có thể tham khảo:

Điều trị dự phòng

Nguyên tắc đầu tiên trong quá trình điều trị sẹo lồi là điều trị dự phòng. Đối với những người bệnh có cơ địa sẹo lồi cần hạn chế tối đa phẫu thuật thẩm mỹ. Đặc biệt là ở vùng ngực, cần cố gắng đưa vết mổ theo nếp gấp da, giảm sức căng ở vết mổ và tránh tình trạng nhiễm trùng.

Điều trị bằng thuốc

Tiêm corticosteroid nội thương tổn:

Triamcinolone acetonide (10-40 mg/ml) là thành phần chính có trong thuốc tiêm được sử dụng. Thường sử dụng áp dụng đối với những vết sẹo lồi nhỏ.

Điều trị sẹo lồi bằng thuốc tiêm. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng cho sẹo nhỏ
Điều trị sẹo lồi bằng thuốc tiêm. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng cho sẹo nhỏ

Vị trí da tiêm thuốc có thể do mật sắc tố bị mất và hiện tượng này duy trì từ 6 đến 12 tháng. Những vùng xung quanh vị trí tiêm có thể bị giãn mao mạch hoặc gặp chứng teo.

Chú ý: Đâm kim và bơm Triamcinolone acetonide phải đúng kỹ thuật. Cần đưa các thành phần này vào sâu đến tận nơi tạo ra chất collagen-lớp nhú bì. Nếu tiêm steroid vào mô ở dưới biểu bì da sẽ làm tăng nguy cơ teo lớp mỡ phía dưới.

Tùy theo tác dụng phụ có xảy ra trên cơ thể bệnh nhân không và diễn biến của sẹo lồi mà có thể thực hiện liệu pháp tiêm lặp lại vài lần (mỗi lần cách nhau khoảng 1 đến 2 tháng).

Biện pháp này hoàn toàn có thể thực hiện kết hợp với những phương pháp khác như dán silicon gel hoặc áp nitrogen để tăng tính hiệu quả.

Biện pháp này được các chuyên gia y tế đánh giá là khá hiệu quả, đơn giản và rất an toàn. Tuy nhiên, thuốc có một số tác dụng phụ không mong muốn là mọc lông, teo da tại vị trí viêm, rối loạn kinh nguyệt, giãn mạch, mất sắc tố không hồi phục, mọc mụn trứng cá,…

Điều trị bằng interferon

Gamma hoặc interferon-alpha là hoạt chất ức chế sự tổng hợp collagen theo cơ chế can thiệp và ngăn chặn quá trình khử ribonucleic acid thông tin nội bào. Sẹo lồi được tiêm interferon và phẫu thuật cắt bỏ sau đó nhằm ngăn ngừa tái phát. Ngay sau khi được phẫu thuật, liều lượng tiêm là cứ mỗi centimet chiều dài da xung quanh vùng phẫu thuật sẹo cần một triệu đơn vị. Sau đó khoảng 1 đến 2 tuần thì cần được tiêm nhắc lại.

Điều trị bằng interferon tuy hiệu quả nhưng rất tốn kém
Điều trị bằng interferon tuy hiệu quả nhưng rất tốn kém

Đối với những người bệnh bị những vết sẹo lồi lớn hoạc phải cắt bỏ nhiều sẹo, việc điều trị bằng phương pháp interferon sẽ vô cùng tốn kém. Để điều trị các triệu chứng tương tự như bệnh cúm do interferon gây ra thì bệnh nhân cần phải được tiền mê bằng acetaminophen.

Những biện pháp điều trị nội khoa khác

  • Băng keo flurandrenolide (cordran)

Thường sẽ làm cho sẹo lồi phẳng lại và mềm dần sau khi dán trên vị trí có sẹo lồi trong khoảng 12-20 giờ một ngày. Ngoài ra, flurandrenolide còn có công dụng làm vết sẹo không còn gây ngứa. tuy nhiên, có thể bị teo da nếu sử dụng lâu dài.

  • Bleomycin

Liều lượng thường dùng là 1 mg/ml và 0.1-1 ml. Các vết sẹo lồi nhỏ được tiêm Bleomycin trực tiếp.

  • Gel clobetasol

Cách sử dụng đúng là bôi hai ngày một lần. Tác dụng của biện pháp này là làm mềm hoặc phẳng sẹo lồi, hết cảm giác khó chịu hay đau do sẹo lồi, giúp người bệnh hết cảm giác ngứa. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sử dụng lâu dài có thể gây ra mất sắc tố, giãn mạch hoặc teo da.

Gel clobetasol  trị sẹo lồi
Gel clobetasol  trị sẹo lồi
  • Methotrexate

Để ngăn ngừa sự tái phát có thể kết hợp với cắt bỏ vết sẹo. Trước khi phẫu thuật 4 ngày cần cho bệnh nhân uống từ 15 đến 20 mg Methotrexate mồi lần và sau khi vết cắt lành cần sử dụng liên tục trong khoảng 3 đến 4 tháng.

  • Vi kẽm bôi ngoài da

Phương pháp này dùng để điều trị sẹo lồi do có khả năng kích thích collagen và ức chế lysyl. Tuy nhiên, liệu pháp này kết quả thành công còn rất khiêm tốn.

Một số loại thuốc khác: Ví dụ như Cyclosporine, Relaxin, Verapamil, Verapamil,..tiêm vào bên trong vết sẹo lồi. Các loại thuốc này có tỷ lệ nguy cơ đáng ngờ hoặc kết quả thành công hạn chế.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật lạnh bằng nitơ lỏng

Nitrogen lỏng ( nhiệt độ khoảng -196 độ C) là thủ thuật làm đông lạnh vết sẹo lồi, có tác dụng hủy hoại các mao mạch và tế bào. Do bị thiếu oxy mà mô sẹo bị xẹp xuống, hoại tử và bị tróc ra. Phun hoặc áp Nitrogen lỏng trực tiếp vào mô sẹo, khoảng cách mỗi lần là 2 đến 3 tuần. Từ 8 đến 10 lần điều trị, hơn 50% trường hợp bị sẹo lồi sẽ được phẳng ra.

Điều trị sẹo lồi bằng nitơ lạnh
Điều trị sẹo lồi bằng nitơ lạnh

Biện pháp này có tye lệ thành công đạt hiệu quả từ 50-70%. Tỷ lệ người bệnh có đáp ứng với quá trình điều trị có thể lên đến 84% nếu thực hiện phẫu thuật lạnh kết hợp với chích steroid. Sau phẫu thuật, thường gây đau sau mổ và chậm lành vết thương, do đó có nhiều người bệnh không trở lại tái khám. Tình trạng mất sắc tố thường bị kéo dài trong nhiều năm.

Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi

Phẫu thuật cắt bỏ sẹo cần thực hiện kết hợp với những phương pháp  khác, nhằm hỗ trợ quá trình hạn chế tái phát. Biện pháp hỗ trợ có thể là dán silicon, bôi imiquimod, tiêm corticosteroid trước hoặc sau khi phẫu thuật, băng ép,…

Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật giúp cắt bỏ sẹo lồi như cắt để lại ranh giới sẹo hoặc phẫu thuật vạt da xé đôi. Tuy nhiên tỷ lệ đáp ứng điều trị chỉ khoảng từ 50 đến 80%, hiệu quả biện pháp này còn tồn tại nhiều hạn chế và liệu pháp này cũng chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định.

Trước và sau khi phẫu thuật cắt bỏ sẹo
Trước và sau khi phẫu thuật cắt bỏ sẹo

Xạ trị loại bỏ sẹo lồi

Để dự phòng tình trạng tái phát sẹo lồi sau khi được cắt bỏ, có thể sử dụng tia phóng xạ hoặc kết hợp với phẫu thuật. Sau khi cắt bỏ sẹo, nếu áp dụng sau 2 tuần thì chiếu xạ sẽ hiệu quả hơn. Liều chiếu xạ hợp lý thường dùng là khoảng 300 rads (5Gy)/lần, mỗi ngày sử dụng 4 lần.

Cắt bỏ sẹo kết hợp với xạ trị từng đợt ngắn liều cao: Là phương pháp đem lại hiệu quả cao và an toàn trong dự phòng tái phát và điều trị sẹo lồi. phương pháp này có tỷ lệ thành công lên tới 88%. Tuy nhiên, biện pháp này cũng tồn tại một số tác dụng phụ như có khả năng gây ung thư và làm tăng sắc tố.

Một số liệu pháp vật lý

Sử dụng laser để trị sẹo lồi

Tia laser argon

Biện pháp này thường thành công đối với những sẹo lồi đang sinh mạch và mới. Ngoại trừ giảm các giác ngứa và giảm những triệu chứng khác trong thời gian vài tháng thì điều trị bằng tia laser argon không có bất kỳ sư chứng minh nào cải thiện sẹo lồi.

Laser CO2

Liệu pháp này được đánh giá là một liệu pháp đơn giản và có tỷ lệ tái phát cao 40-90%. Biện pháp này vẫn chiếm tỷ lệ tái phát khá cao ngay cả khi thực hiện kết hợp với corticosteroid sau khi mổ. Tác dụng lớn nhất của liệu pháp laser CO2 là có khả năng làm xẹp sẹo lồi lớn. Thông qua đó, sẹo lồi có thể được sử dụng những biện pháp khác để điều trị.

Điều trị sẹo bằng tia laze
Điều trị sẹo bằng tia laze

Laser neodymium

  • Liệu pháp này tác động đến quá trình chuyển hóa collagen.
  • Laser nhuộm màu tia dạng xung Pulsed Dye Laser (PDL): Bước sóng của tia 585-595 nm. Biện pháp này có những thành công bước đầu trong quá trình điều trị sẹo lồi. Tia laser có khả năng gây thiếu máu cục bộ, hủy mạch máu nuôi dưỡng sẹo lồi, ngừng phát triển, làm mềm và giảm độ dày, kích thước của vết sẹo lồi.

Mặc dù, biện pháp sử dụng tia laser gây ra rất nhiều tốn kém nhưng hiệu quả phương pháp đem lại không cao. Phương pháp này cần được nghiên cứu thêm vì không ngăn cản được sự tái phát hoặc tiến triển của sẹo lồi. Hiệu quả điều trị sẹo lồi có thể được nâng cao nếu sử dụng tia laser PDL kết hợp với tiêm Triamcinolone.

Băng ép gradient (Jobst)

  • Để phòng ngừa tái phát sau phỏng thì sử dụng băng ép là một phương tiện giúp điều trị sẹo lồi.
  • Sau khi dùng băng keo Flurandrenolide hoặc bôi một loại steroid, biện pháp này còn sử dụng để điều trị sẹo lồi. Thông thường, những biện pháp băng ép được sử dụng điều trị sẹo lồi như băng thun, băng dán tai, băng ace, băng nén (coban), băng có ống hỗ trợ.

Cột thắt

  • Ở những người bệnh không cho cắt hoặc ở các vị trí không thể cắt được, những sẹo lồi có cuống có thể sử dụng cột thắt sẹo. Cột chặt quanh đáy sẹo là một loại chỉ khâu không tan 4-0. Mỗi tuần đều cần phải thay chỉ khâu. Gốc sẹo bị rơi ra do các cọng chỉ ăn sâu vào gốc theo thời gian. Vài ngày sau khi thắt, một số trường hợp cần có sự hỗ trợ của thuốc giảm đau acetaminophen.

Thuốc dán gel silicon

  • Thuốc dán gel silicon là một miếng thuốc dạng gel, dán mềm
  • Công dụng trong điều trị sẹo lồi. Quá trình đáp ứng hiệu quả hơn nếu bệnh nhân trẻ và sẹo lồi còn mới.
  • Để có thể đạt kết quả tốt nhất, phương pháp này cần phải được điều trị trong khoảng từ 6 đến 12 tháng.
Thuốc dán gel silicon trị sẹo lồi
Thuốc dán gel silicon trị sẹo lồi

Tuy nhiên hầu hết những người bệnh đều không tuân thủ thực hiện sau vài tháng. Bởi phương pháp này gặp nhiều bất tiện, khó khăn trong khi cắt và đặt miếng dán gel lên mô sẹo. Bên cạnh đó, biện pháp còn tốn nhiều thời gian. Khi dùng miếng gel cần chứ ý đắp 22 đến 23 giờ trong một ngày, sau đó hãy tháo ra và mỗi ngày cần lau sạch vị trí sẹo lồi, đảm bảo sự thông khí tốt. Thực hiện tốt các bước trên sẽ hạn chế sự nhiễm trùng thứ phát vị trí da được dán và dự phòng sự chảy nhão.

Sử dụng băng polyurethane (curad)

  • Mỗi ngày nên sử dụng 20-22 giờ. Sau 8 tuần điều trị, kết quả nhận được là thoái triển sẹo và làm mềm sẹo lồi. Nếu được thực hiện kết hợp với lực nén thì tác dung của quá trình điều trị sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn.

Những người có sẹo lồi có xăm được không?

Rất nhiều người khi bị sẹo lồi có xu hướng dùng hình xăm nhằm che giấu đi vết sẹo lồi. Đây là một phương pháp khá tối ưu đem lại thẩm mỹ.

Xăm hình nghệ thuật để che đi sẹo lồi
Xăm hình nghệ thuật để che đi sẹo lồi

Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp dùng hình xăm là phải thích hợp với đặc điểm và sẹo lồi lành tính như:

  • Sẹo lồi không có dấu hiệu cho thấy sẽ làn rộng và kích thước, độ dày của vết sẹo lồi phải nhỏ.
  • Màu da phải tương đồng với màu sắc của vết sẹo lồi.
  • Sẹo lồi phải có đặc điểm là sẹo mềm, không có cảm giác đau đớn khi ấn vào.

Lưu ý rằng: Những chuyên gia da liễu đưa ra lời khuyên rằng không nên sử dụng hình xăm để che đi vết sẹo lồi. Do hình xăm có thể gây tổn thương vị trí da chứa sẹo lồi. Ngoài ra, tất cả những tác động gây ảnh hưởng đến da cũng cần hạn chế tối đa, ví dụ như xỏ khuyên, xăm môi,..

Phân biệt giữa sẹo phì đại và sẹo lồi

Sẹo phì đại được hình thành và phát triển sau khi bị tổn thương nhưng sẹo chỉ được giới hạn trong ranh giới. Sau khoảng từ 1 đến 2 năm, sẹo phì đại có thể sẽ ngừng phát triển và có dấu hiệu thuyên giảm,có thể sẽ được hồi phục hoàn toàn mà không gây ra ảnh hưởng thẩm mỹ nặng nề.

Sẹo lồi: Là dấu hiệu cho thấy da tổn thương đã khỏi. Nhưng sẹo lồi lại gây ra ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, thẩm mỹ và quá trình sinh hoạt của người bệnh. Trên cơ thể, bất kỳ vị trí nào cũng có thể là vùng để xuất hiện sẹo lồi. Sẹo lồi thường dễ bị phì đại nếu sẹo lồi hình thành ở những vùng vị trí hay vận động như cánh tay, vai, đầu gối, ngực,..

Qua bài viết này của PSB College, hi vọng rằng bạn đọc đã có đầy đủ những điều cần biết về sẹo lồi, nguyên nhân, cách nhận biết, cách điều trị cũng như cách phòng tránh chúng. Nếu bài viết này hữu ích đối với bạn, hãy share để cho nhiều người cùng biết nhé!

Xem thêm: Mụn đầu đen ở mũi cằm: Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc.

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *