Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu: Nguyên nhân, Cách chữa trị

Mọc mụn trên đầu là hiện tượng thường thấy ở các bé sơ sinh, nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng đó chỉ là do các bé nóng trong, dị ứng nhưng thực tế có đơn giản như vậy? Thông qua bài viết dưới đây PsbCollege sẽ giải đáp thắc mắc cũng như cung cấp thêm các thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu cho các bậc cha mẹ.

foellie

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu

Mụn nhọt vốn là tình trạng viêm da phổ biến có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh. Lúc này, sức đề kháng của các bé còn yếu, da yếu ớt, rất dễ bị kích ứng, nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh, dễ bị nổi mụn mủ. Trong đó mụn mủ trên đầu là một hiện tượng thường thấy.

Hiện tượng mụn mủ trên đầu
Hiện tượng mụn mủ trên đầu

Bệnh này này bùng phát vào mùa hè, khi đó da bé dễ đổ mồ hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển tạo những tổn thương trên da. Các đốm mụn với nhiều kích cỡ khác nhau, có thể to, có thể nhỏ, nổi thành từng đám hoặc rải rác trên da đầu bé, kèm theo mủ, nước… Khi bé có những dấu hiệu này chứng tỏ bé đã bị khuẩn nấm xâm nhập lên da đầu, các bậc phụ huynh không được phép chủ quan bởi có thể xuất hiện những biến chứng nặng.

Nếu cơ thể trẻ có sức đề kháng tốt, vi khuẩn chỉ khu trú trong các nốt mụn nhọt. Nhưng nếu sức đề kháng không tốt, vi khuẩn sẽ lưu dẫn vào bên trong theo các mô mềm của não trẻ chưa phát triển hoàn thiện, theo đường máu gây nhiễm trùng huyết. Lúc ấy, biển hiện nổi bật là sốt cao trên 39 độ C, và nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc bùng phát, trẻ còn có thể bị sốc do độc tố của vi khuẩn.

Nguy hiểm hơn trong các trường hợp trẻ sau khi bị nhiễm trùng huyết vi khuẩn đi vào màng não. Hậu quả để lại khôn lường khi điều trị trễ, trẻ có thể gặp phải các biến chứng như: viêm màng não, viêm phổi, áp-xe phổi, điếc…

Phổ biến mà trẻ sơ sinh gặp phải là viêm tụ cầu khuẩn, nhất là loại khuẩn này có thể kháng thuốc, tạo ra các bệnh lý khó điều trị vì có sự phức tạp hơn, là một loại virus nguy hiểm.

Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể do các bệnh khác như: thủy đậu, sởi, ghẻ … mà hình thành nên mụn mủ trên đầu. Tuy vậy, dù là do bệnh lý hay các lý do khách quan khác, các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu nguyên nhân kĩ càng, chính xác để có phương pháp điều trị đúng đắn nhất cho các bé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu

Mụn là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông do vi khuẩn gây ra, do bít tắc lỗ chân lông, bã nhờn, ban đầu chỉ là các nốt nhỏ sau đó dần dần lớn lên, sưng đỏ và lan rộng. Đặc biệt trên da đầu có nhiều tóc là môi trường thích hợp để vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi phát triển. Bên cạnh yếu tố vi khuẩn tăng sinh, tiết độc ngoài da, mụn mủ còn xuất hiện do một số nguyên nhân như:

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu
  • Sức đề kháng của trẻ còn non nớt, làn da đang hoàn thiện, lỗ chân lông hay bề mặt da còn nhạy cảm, khiến các tế bào da chết, bụi bẩn dễ dàng trú ngụ. Đặc biệt những bé có thể trạng yếu, suy dinh dưỡng, còi xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Có thể do sữa mẹ có chứa nhiều hormon thay đổi khiến trẻ bú bị ảnh hưởng, hoặc những kích tố dư thừa trong sữa mẹ được chuyển sang cho bé khi bé bú gây kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến lỗ chân lông bị bít tắc, thiếu thông thoáng, vì thế da đầu bé biểu hiện bằng cách nổi mụn.
  • Cũng có thể do thực đơn ăn của trẻ chưa phù hợp, chứa nhiều đồ ngọt khiến bé nóng trong người, tiết nhiều nhờn dầu trên da đầu gây hình thành mụn. Bên cạnh đó, trẻ có thể bị dị ứng với thực phẩm mẹ ăn thông qua sữa mẹ.
  • Ngoài ra, một số chất có trong phấn rôm, dầu gội, sữa tắm, cũng là nguyên nhân gây mụn trên đầu.
  • Da đầu có nhiều tóc, mồ hôi cũng nhiều nên càng khiến bí tắc, ẩm ướt, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nên mụn nhọt trên đầu trẻ nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách.

Xem thêm: Mụn đầu đen ở mũi cằm má: Nguyên nhân | Cách điều trị tận gốc

Cách chữa mụn mủ trên đầu ở trẻ sơ sinh

Không chỉ bị trên đầu, mụn có thể lây lan xuống trán, má, mũi, cằm, gáy,… ngoài cảm giác khó chịu, các bé sẽ đau nhức, ngứa nên không thể tránh khỏi quấy khóc, bỏ bú. Vì vậy các bậc cha mẹ cần kiên nhẫn điều trị cho con.

Dưới đây xin được chia sẻ tới các bậc phụ huynh một số cách chữa mụn mủ trên đầu đơn giản, có thể áp dụng cho các bé:

Giữ vệ sinh và thay đổi chế độ ăn uống phù hợp

Cách chữa trị phòng ngừa mụn mủ trên đầu trẻ đầu tiên mà bạn cần quan tâm thực hiện đó chính là việc vệ sinh cơ thể các bé sạch sẽ, giúp hạn chế mọc thêm mụn ở da đầu cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị tiếp theo.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé

Bạn cần tắm rửa để trẻ sạch sẽ, có thể dùng sữa tắm có tính tẩy dịu nhẹ, phù hợp với làn da nhạy cảm của bé, được đặc chế riêng cho trẻ nhỏ. Ngoài ra bạn có thể pha ít bột tắm để trẻ khử trùng trên da bé được hiệu quả, nhanh chóng hơn.

Ngoài ra bạn cũng cần chú ý tới móng tay của bé, nếu bạn để móng tay bé dài, khi bé gãi lên đầu sẽ đem theo vi khuẩn lên trên đó, rất không tốt cho bé. Vì thế bạn nên thường xuyên bấm móng tay cho con cũng như giữ vệ sinh tay bé sạch sẽ.

Khi tắm, vệ sinh cho bé, các mẹ đặc biệt lưu tâm không chà sát mạnh, dễ làm vỡ các nốt mụn không những làm các con đau mà còn làm lan rộng vùng da bị mụn.

Bên cạnh đó, chế độ ăn phù hợp cũng quan trọng không kém. Mẹ đang cho con bú nên tránh ăn những đồ nóng, khó tiêu, nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin giúp bé tránh bị kích thích bởi tác nhân lạ cũng như tăng sức đề kháng cho bé. Với những bé lớn hơn có thể tự ăn uống được cần được đảm bảo chế độ ăn có nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa. Đảm bảo bé uống nhiều nước lọc để thanh thải chất độc ở gan tốt hơn, thường xuyên ăn các loại hoa quả, cung cấp vitamin, nhất là vitamin C. Một điểm quan trọng, bạn cần chú ý tới đồ ăn ngọt của con, không nên để trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến trẻ thải nhiều bã nhờn hơn, dễ làm viêm nang lông, gây mụn.

Chữa mụn mủ trên đầu bằng thuốc

Bạn nên kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi, bởi vì mụn là tình trạng bệnh khá phổ biến vậy nên bạn dễ dàng tìm thấy tại nhiều quầy thuốc. Dưới đây là một số sản phẩm trị mụn nhọt trên đầu bạn có thể tham khảo:

Thuốc bôi chữa mụn mủ trên đầu
Thuốc bôi chữa mụn mủ trên đầu
  • Đối với tình trạng viêm da do bã nhờn, viêm da cơ địa, giúp giảm viêm, diệt khuẩn bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chữa ngắn hạn dạng kem bôi trị mụn mọc trên đầu: Silkron, Eumovate, Fucidin đều có chứa thành phần Corticosteroid – một loại kháng sinh dùng tại chỗ.
  • Đối với tình trạng viêm nhiễm nặng, các vết mụn to, nhiều mủ, lở loét… bạn có thể tham khảo các loại thuốc có hoạt tính nhanh, mạnh hơn như: thuốc Keflex có chứa hoạt chất Cephalexin (thuộc nhóm Cephalosporin), Clindamycin (thuộc nhóm Lincosamid)… Nhờ các thành phần kháng sinh mà loại thuốc này làm tiêu diệt vi khuẩn, giúp giảm viêm, mụn nhanh trồi cồi nhân, làm giảm hư tổn bề mặt do mụn gây ra.
  • Để hạn chế tình trạng trẻ bị mọc mụn trên đầu, da thường xuyên, tăng sức đề kháng cho bé, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc uống cung cấp vitamin C.

Trị mụn mủ bằng cồn iod

Cồn iod còn được gọi là Povidon iod, là một dạng chất lỏng khử khuẩn tốt được sử dụng phổ biến trong y tế. Cồn iod có tác dụng sát khuẩn, rửa các vết hư tổn ở niêm mạc, giúp các vết mụn mủ xẹp xuống, nhanh chóng được se lại, các vết loét cũng nhanh khô.

Trị mụn mủ bằng cồn iod
Trị mụn mủ bằng cồn iod

Cồn iod có nhiều dạng chiết xuất: thuốc bôi, dạng phun xịt, dung dịch đóng chai… , bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các tiệm thuốc. Để điều trị mụn nhọt bằng iod bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản:

  • Đầu tiên bạn cần rửa sạch da của bé, nhất là các vùng da đầu bị mụn lên (chú ý không chà sát quá mạnh, tránh làm đau trẻ cũng như làm vỡ các nốt mụn), để khô trước khi sử dụng thuốc.
  • Bạn có thể chấm trực tiếp hoặc nhỏ lên tăm bông rồi chấm vào các nốt mụn, lặp lại nhiều lần trong ngày cho đến khi thấy tiến triển tốt.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thêm các loại cao dán trị mụn nhọt để đem lại hiệu quả nhanh chóng.
  • Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý: Cách trị mụn mủ ở đầu bằng cồn iod chỉ có tác dụng sát khuẩn, bổ trợ, làm mềm u nang viêm nhiễm. Tốt hơn hết bạn vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng cụ thể để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Bé bị nổi mụn mủ trên đầu có nguy hiểm không?

Dù mụn là tình trạng phổ biến, không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh nhưng những nốt mụn đó không thể tự khỏi, cần bố mẹ kiên trì điều trị và chữa lành các vết mụn cho bé.

Bé bị nổi mụn mủ trên đầu cha mẹ cần lưu ý
Bé bị nổi mụn mủ trên đầu cha mẹ cần lưu ý

Tuy nhiên, tuyệt đối bố mẹ không được làm ngơ với bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Nhiều trường hợp phụ huynh chủ quan đã khiến vi khuẩn lưu dẫn vào đường máy gây nhiễm trùng máu nguy hiểm với triệu chứng trẻ sốt trên 39 độ C. Theo đó chúng có thể xâm nhập vào màng não bé thông qua mô mềm trên đầu khi mà bé chưa phát triển hoàn thiện, gây viêm não, mất khả năng nghe, viêm phổi.

Do đó, có thể khẳng định mọc mụn trên đầu là vấn đề nguy hiểm, rất cần bố mẹ quan tâm, phòng ngừa, điều trị cho con mình. Trong bất kỳ giai đoạn nào phát triển của bé cũng có thể gặp phải bệnh lý này, vậy nên các bậc phụ huynh cần chú ý tới biểu hiện da nổi mẩn, có đốm đỏ, đặc biệt là vùng da đầu ở các trẻ sơ sinh.

Khi nào cần đưa bé đến viện?

Trong các trường hợp cấp thiết khi mà không đủ khả năng điều trị ở nhà, bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện để kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc. Có thể kể đến một số dấu hiệu như:

  • Trẻ nổi mụn mủ liên tục, kéo dài.
  • Sau 3 ngày nổi mụn mà các nốt mụn đó không thấy xuất hiện ngòi mủ.
  • Các nốt mụn mọc lên nhiều hơn, kèm theo đó có dấu hiệu sưng đỏ xung quanh các nốt mụn.
  • Đi kèm với xuất hiện mụn là có các triệu chứng sốt cao, nhất là khi trẻ đã sốt hơn 39 độ C.
  • Mụn mọc lan từ đầu tới các cánh mũi, các vùng môi trên, dấu hiệu này cho thấy bé rất dễ bị nhiễm trùng máu.
  • Bố mẹ nên kiên trì theo dõi điều trị và đưa bé tới khám bác sĩ kịp thời nhằm tránh những di chứng nguy hiểm về sau.

Cách phòng ngừa mụn mủ trên đầu cho trẻ sơ sinh

Tuy là tình trạng phổ biến mà nhiều trẻ sơ sinh gặp phải nhưng vẫn có một số cách để ngăn ngừa mụn xuất hiện trên da đầu của trẻ, các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau để lưu tâm sử dụng cho các bé:

  • Nhà cửa, nơi bé sinh sống cần sạch sẽ, ngăn nắp. Những vật dụng xung quanh bé như: chăn đệm, gối đầu, đồ chơi hàng ngày… bụi bẩn cũng rất dễ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn rồi hình thành nên mụn. Có thể lau chùi các vật dụng, đồ chơi của các bé bằng xà phòng, nước muối để diệt khuẩn tốt hơn.
  • Luôn đảm bảo vệ sinh cho bé: Thường xuyên tắm rửa cho bé bằng các sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ bởi làn da của trẻ còn rất non nớt, mỏng manh, tránh những loại có tính tẩy rửa mạnh. Hàng ngày cần thường xuyên gội đầu, tắm rửa cũng như dùng khăn ấm để lau sạch khi bé bị đổ mồ hôi nhiều.
  • Với những vết trầy xước trên da đầu hay da đầu, tóc bé bị dính bẩn cần nhanh chóng khử trùng, rửa sạch để ngăn không cho vi khuẩn xâm lấn vào nang chân lông, có thời gian để cư ngụ, sinh sôi trên da đầu bé.
  • Không nên dùng tắm bằng thảo dược hay đắp các loại lá khi mà mụn đã bị vỡ vì làm vậy các nốt mụn càng thêm viêm loét nặng hơn. Cũng cần chú ý khi tắm, vệ sinh cho trẻ cần nhẹ tay, tránh va chạm mạnh làm cho các vết mụn bị vỡ ra, lan rộng tới các vùng khác.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cho bé hợp lý, thường xuyên bổ sung nhiều chất xơ, các loại vitamin nhất là vitamin C để tăng sức đề kháng của cơ thể. Nên kết hợp các thức ăn nước như súp, cháo loãng,… thay thế cho ăn bột bởi nó khá nóng, không tốt cho trẻ. Cần cho trẻ uống thật nhiều nước, nhất là nước chanh, nước cam tươi.
  • Với các bé còn đang bú mẹ, thời gian bú càng lâu càng tốt, có thể kéo dài tới 2 năm rồi mới cai sữa.Các mẹ cho con bú cũng cần chú ý tới khẩu phần ăn của mình, hạn chế đồ cay nóng, các chất không tốt cho cả mẹ và bé.
  • Không chỉ với mụn mọc trên đầu, các bố mẹ cũng cần chú ý quan tâm tới các vị trí khác như: mi mắt, mặt, môi, gáy, lưng… để điều trị kịp thời trước khi mụn lan rộng ra hơn, tránh gặp những biến chứng nguy hiểm sau này.

Trên đây là các thông tin cần thiết liên quan tới hiện tượng mụn mủ trên đầu của trẻ sơ sinh, hy vọng các thông tin hữu ích này giúp cho bạn có thể chăm sóc bé cưng đúng cách, tốt hơn. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.

BÌNH LUẬN (2)

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *