Bệnh lòi dom có thể xảy ra ở nhiều đối tượng nhưng chị em sau sinh có nguy cơ cao mắc bệnh nhất. Lòi dom sau sinh trở thành nỗi lo của rất nhiều chị em. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và quá trình chăm sóc con. Vậy nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách chữa lòi dom sau sinh như thế nào? Bài viết dưới PSB College sẽ giải đáp thắc mắc của chị em.
1, Bệnh lòi dom ở phụ nữ sau sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết
1.1 Khái quát bệnh lòi dom
Lòi dom là tình trạng bệnh trĩ đã chuyển sang giai đoạn xấu đã bị viêm. ( Đối với trĩ nội thì các búi trĩ sa ra ngoài và không tự thụt vào trong hậu môn. Còn với trĩ ngoại thì xảy ra tình trạng viêm nhiễm, chảy máu, lở loét.) Đây là tình trạng niêm mạc trực tràng bị sa ra ngoài hậu môn 1 phần hoặc sa toàn bộ. Bệnh lòi dom xuất hiện khi áp lực ổ bụng tăng cao dẫn tới trực tràng là bộ phận có cấu tạo thấp nhất bị đẩy ra bên ngoài. Vì trực tràng là bộ phận có cấu tạo thấp nhất và chịu áp lực đẩy từ trên xuống nên khi có bất kỳ tác động nào làm tăng áp lực từ ổ bụng đều có thể đẩy trực tràng ra ngoài.
1.2 Dấu hiệu nhận biết lòi dom ở chị em sau sinh
Sau sinh chị em xuất hiện các triệu chứng của bệnh lòi dom không nên chủ quan. Bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để ngăn chặn những biến chứng đó chị em có thể nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu dưới đây:
Lòi dom giai đoạn đầu:
- Ở giai đoạn đầu người bệnh có thể nhận thấy triệu chứng bằng mắt thường là đi đại tiện ra máu. Máu sẽ có màu đỏ tươi chảy ở dạng tia hoặc dạng giọt. Máu sẽ dính trên phân hoặc dính ở trên giấy vệ sinh ( trường hợp máu chảy ít )
- Hậu môn có búi trĩ sa ra ngoài: Chị em sẽ thấy hậu môn xuất hiện cục thịt mềm có màu đỏ sau mỗi lần đi đại tiện. Nhưng sau đó búi trĩ có thể tự thụt vào bên trong, tuy nhiên có một số người bệnh phải dùng lực tay đẩy búi dom vào trong hậu môn.
- Hậu môn người bệnh thường cảm thấy khó chịu, đau rát, ngứa ngáy do vùng xung quanh hậu môn tiết nhiều dịch nhầy. Khi tiết nhiều dịch hậu môn người bệnh sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt và nhầy dính làm ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày, nhiều chị em còn cảm thấy tự ti khi giao tiếp với người khác.
Lòi dom giai đoạn nặng:
- Ở giai đoạn này máu chảy thành dạng giọt với số lượng tương đối nhiều làm cho người bệnh ở trong trạng thái mệt mỏi, choáng váng. Ở xung quanh lỗ hậu môn sưng đỏ phồng lên như bọng máu khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát khó chịu, cảm thấy tức nặng vùng hậu môn và có cảm giác cộm lên.
- Khi bệnh nặng hơn búi dom sẽ không tự thụt vào trong được và sa hẳn ra ngoài hậu môn kể cả khi không đi đại tiện. Lúc này hậu môn người bệnh sẽ nặng nề và thường xuyên căng tức. Trong quá trình hoạt động búi dom va chạm vào quần áo gây cảm giác đau đớn , ê buốt và khó chịu cho người bệnh.
2, Nguyên nhân dẫn đến lòi dom sau sinh
Phụ nữ trong quá trình mang thai
- Bệnh lòi dom gặp nhiều ở phụ nữ mang thai một phần là do khi mang thai chế độ dinh dưỡng bị thay đổi. Trong quá trình thai nhi phát triển thì vùng hậu môn và khung chậu của người mẹ đã phải chịu áp lực lớn từ sức nặng của thai nhi. Mà thai nhi nằm ở ổ bụng và khi thai nhi ngày một lớn thì tử cung và lượng máu trong cơ thể mẹ cũng sẽ tăng vì vậy đã làm tăng áp lực ở vùng xương chậu và ổ bụng. Khi hậu môn chịu áp lực lớn, phải co giãn quá mức đã hình thành nên các búi trĩ.
- Khi mang thai hay trong thời gian kiêng cữ chị em vì sợ sữa loãng mà hạn chế ăn các thực phẩm rau xanh, thiếu dưỡng chất , uống ít nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón ( do phân khô cứng ) và cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lòi dom.
Phụ nữ sau khi sinh
- Sau sinh tử cung của chị em sẽ mở to hơn so với bình thường sẽ tăng áp lực lên khoang chậu và tĩnh mạch ở quanh vùng hậu môn sưng phù làm cho các búi dom sa ra ngoài.
- Lúc sinh tầng sinh môn của chị em sẽ bị rạch ( sinh thường hay sinh mổ đều sẽ bị rạch ), trong quá trình khâu bác sĩ có thể sẽ khâu chít vào các mạch máu ở hậu môn đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lòi dom.
- Sau khi sinh sức khỏe chị em giảm sút cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và đau đớn. Do đó chị em thường ít vận động, ngồi nhiều, nằm nhiều, hạn chế đi lại làm tăng áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng dẫn đến bệnh lòi dom.
Quá trình sinh nở, rặn đẻ
- Đối với những chị em sinh thường, việc rặn sai cách có nguy cơ cao gây áp lực lớn lên ổ bụng mà bệnh lòi dom hình thành do tăng áp lực ổ bụng. Khi đó búi dom hình thành và phát triển sa ra ngoài.
Tính chất công việc
- Những nhân viên văn phòng thường phải ngồi lâu một chỗ, ngồi nhiều vì vậy rất dễ mắc bệnh lòi dom. Do tính chất công việc là phải ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài nên đã tác động xấu đến quá trình vận chuyển máu trong tĩnh mạch, khiến cho áp lực tĩnh mạch tăng dần sẽ hình thành nên các búi trĩ.
Thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không khoa học
- Ăn uống phản khoa học là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều chị em mắc bệnh lòi dom. Những thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, đồ ăn quá lạnh có thể gây kích thích thành đại tràng dẫn đến tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.
- Duy trì chế độ ăn uống trên trong một thời gian dài sẽ làm cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng kém, khi đi đại tiện phải dùng nhiều sức mới đẩy phân ra ngoài. Lúc này gây áp lực lên thành tĩnh mạch ở hậu môn cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lòi dom.
- Ngoài ra khi chị em thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê, trà,..đều sẽ ảnh hưởng tới chức năng hệ tiêu hóa từ đó mà khả năng chịu lực của thành mạch giảm.
Đã từng mắc bệnh trĩ trước hoặc trong thời gian mang bầu
- Những chị em có tiền sử mắc bệnh trĩ trong thời gian mang thai không vệ sinh hậu môn sạch sẽ và thực thi chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất thì hoàn toàn có thể tái bệnh và diễn biến thất thường dẫn đến bệnh lòi dom.
3, Cách chữa lòi dom sau sinh
Phụ nữ sau sinh nguy cơ bị lòi dom rất cao, tùy thuộc vào tình trạng mức độ tiến triển của bệnh mà có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Chị em có thể tham khảo các phương pháp điều trị dưới đây
3.1 Chữa lòi dom bằng phương pháp ngoại khoa
Phương pháp PPH
- Phương pháp PPH còn được gọi là phương pháp sử dụng máy kẹp PPH.
- Cách tiến hành: Khi sử dụng phương pháp PPH để điều trị lòi dom các bác sĩ sẽ tiến hành mở lỗ hậu môn ở vị trí phía trên đường lược khoảng 4 cm. Tiếp theo đưa máy kẹp PPH vào hậu môn tiến hành cắt bỏ búi trĩ.
- Ưu điểm của phương pháp này là điều trị nhanh chóng, không gây đau đớn cho người bệnh và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Phương pháp HCPT
Khi có đủ sức khỏe, chị em sau sinh có thể chữa bệnh lòi dom bằng phương pháp HCPT. Phương pháp HCPT là một phương pháp mới xuất hiện gần đây nhưng đã được rất nhiều các phòng khám, bệnh viện áp dụng.
- Cơ chế hoạt động: Phương pháp HCPT không sử dụng dao kéo để phẫu thuật mà sử dụng sóng điện cao tần để trong thời gian ngắn có thể thâm nhập vào các tế bào gây bệnh tạo từ tính lên các búi dom làm thắt nút mạch máu, làm đông thắt mạch máu từ đó mà có thể nhanh chóng loại bỏ những búi trĩ.
- Ưu điểm vượt trội của phương pháp được nhiều người đánh giá cao
- Phương pháp này đảm bảo an toàn tuyệt đối và hiện là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Không gây đau, thời gian thực hiện ngắn, thời gian phục hồi nhanh.
- Do không dùng dao nên không gây chảy máu do đó không lo bị nhiễm trùng, vết cắt sẽ không có mùi và không đóng vảy.
Sử dụng thuốc tây
- Hiệu quả mà thuốc tây mang lại trong điều trị lòi dom vô cùng tốt. Tuy nhiên phụ nữ sau sinh không được khuyến khích sử dụng vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng xấu tới mẹ và bé. Vì vậy khi bạn sử dụng thuốc kể cả theo đơn hay không theo đơn đều cần được sự đồng ý của bác sĩ. Một số thuốc chữa bệnh lòi dom chị em có thể tham khảo như: Thuốc bôi giảm ngứa rát, thuốc nhuận tràng, thuốc tăng độ bền thành mạch,..
3.2 Áp dụng các phương pháp dân gian
Vì thuốc tây không được khuyến khích sử dụng cho các mẹ bầu, chính vì vậy mẹ bầu có thể tham khảo các phương pháp điều trị dân gian dưới đây. Các bài thuốc dân gian đảm bảo an toàn cho mẹ bầu nhưng hiệu quả mang lại chậm vì vậy cần phải kiên trì sử dụng.
Chữa lòi dom ở phụ nữ sau sinh bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có vị cay nồng, tính mát, chứa nhiều tinh dầu. Trong lá cây chứa hoạt chất quercetin, trong quả và hoa chứa hoạt chất isoquercitrin đều có tác dụng làm bền tĩnh mạch và tăng độ đàn hồi cho tĩnh mạch và thành mạch. Ngoài ra diếp cá còn chứa nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, giúp máu lưu thông làm tiêu viêm và kích thích hệ tiêu hóa.
Có 2 cách sử dụng diếp cá để điều trị bệnh lòi dom
- Cách 1: Chọn những rau diếp cá không sâu rửa sạch với nước. Sau đó đem đi đun với khoảng 1 lít nước cùng với 1 thìa muối tinh. Ban đầu để lửa to đun sau khi sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun trong vòng 15 phút. Đun xong dùng ngay để xông hơi vùng hậu môn và búi dom. Khi nước nguội có thể dùng để ngâm rửa hậu môn, búi trĩ. Áp dụng cách này thường xuyên sẽ làm giảm cảm giác ngứa và búi dom teo dần.
- Cách 2: Cũng chọn những rau tiếp cá không sâu, hình bánh tẻ sau đó rửa sạch với nước và ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút. Sau đó giã nát rau diếp cá hoặc xay nhuyễn rau diếp cá với khoảng 300ml – 500ml nước lọc. Lọc bã lấy nước uống, có thể pha thêm chút mật ong để tăng mùi vị. Còn phần bã thì đắp lên các búi dom trong khoảng 30 – 40 phút.
Lưu ý: Trước khi xông hơi hay đắp diếp cá lên búi dom thì người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, búi dom bằng nước muối pha loãng để khử trùng như vậy thì hiệu quả điều trị bệnh sẽ tốt hơn.
Chữa lòi dom bằng đu đủ xanh
Đu đủ xanh là một thực phẩm có tác dụng lợi sữa, giảm táo bón, tăng cường hệ tiêu hóa. Các món ăn được chế biến từ đu đủ xanh vừa bổ dưỡng lại thơm ngon vậy nên các món ăn từ đu đủ được đánh giá vô cùng tốt cho mẹ bầu. Ngoài các tác dụng trên đu đủ còn giúp điều trị chứng lòi dom sau sinh vô cùng hiệu quả.
Chuẩn bị: Một quả đu đủ xanh, tươi và còn nhựa.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Nấu món đu đủ luộc. Cách này cực kỳ đơn giản, chỉ cần rửa sạch bỏ vỏ sau đó luộc chín đu đủ. Có thể dùng chung với cơm hoặc ăn trực tiếp. Thường xuyên ăn đu đủ sẽ thấy tình trạng chảy máu giảm và búi dom co lại rõ rệt.
- Cách 2: Nấu móng giò hầm với đu đủ xanh. Rửa sạch nửa quả đu đủ với khoảng 500g móng giò. Phi thơm hành tỏi rồi cho móng giò vào xào cho săn, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho thêm nước lạnh ninh khoảng 40 – 50 phút. Sau đó cho đu đủ vào đến khi đu đủ chín thì tắt bếp. Có thể cho thêm hành lá hoặc rau thơm vào để tăng mùi vị món ăn.
- Cách 3: Dùng nhựa đu đủ xanh. Bổ đôi quả đu đủ sau đó buộc úp 2 nửa đu đủ vào 2 bên chân, để cuống đu đủ quay lên trên. Nhựa đu đủ có tác dụng làm co các mạch máu trong búi dom làm cho các búi dom teo dần.
Chữa lòi dom bằng cây lộc vừng
Chuẩn bị khoảng 20g lá lộc vừng tươi ( lá không quá già hoặc quá non, lá bánh tẻ )
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lộc vừng, có thể ngâm với nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn bụi bẩn. Mỗi tối trước khi ngủ nhai sống lá lộc vừng đến khi hết nước. Phần bã dùng bắp trực tiếp lên vùng hậu môn, búi dom, đắp khoảng 15 phút thì ngừng. Thực hiện phương pháp này liên tục trong khoảng 10 ngày thì tình trạng chảy máu giảm đi rõ rệt và các búi dom dần co lại.
Chữa lòi dom bằng cây cỏ mực ( cây nhọ nồi )
Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu rất tốt, các hoạt chất trong cây nhọ nồi còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm sưng các búi dom
Chuẩn bị khoảng 20g lá cỏ mực, đem rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút.
Cách thực hiện
- Cách 1: Giã nát lá cây cỏ mực và đắp trực tiếp lên búi dom.
- Cách 2: Cũng giã nát lá cỏ mực nhưng cho thêm vào 1 chén rượu nóng. Lọc lấy nước uống, phần bã dùng đắp lên các búi dom.
Chữa lòi dom bằng lá trầu không
Trầu không là thực vật quen thuộc và phổ biến có vị cay nồng, mùi thơm hắc. Trong trầu không chứa các hoạt chất gồm: 2,4 % beta – phenol, chavicol, carvacrol, estragol, tanin,..cùng có nhiều các axit amin, vitamin,..Nhờ có các hoạt chất này trầu không có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm làm mềm thành mạch máu giúp các búi dom có thể tự co lại..
Nguyên liệu: Chuẩn bị khoảng 10 – 20 lá trầu không già, lá to bản, không sâu màu xanh thẫm.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch trầu không đun với 2 lít nước trong khoảng 15 phút. Sau khi sôi tắt bếp cho 1 thìa muối tinh vào hòa tan. Dùng nước này xông hơi vùng hậu môn, khi nước nguội có thể sử dụng để vệ sinh vùng hậu môn. Tối trước khi đi ngủ xông hơi khoảng 20 phút.
Chữa lòi dom bằng cây nha đam
Nha đam có tác dụng làm dịu các cơn ngứa, giảm đau, kháng viêm nên được khuyến khích sử dụng trong điều trị lòi dom ở phụ nữ sau sinh. Chị em có thể áp dụng các cách chữa lòi dom bằng nha đam như sau:
- Cách 1: Sử dụng gel hay nhựa cây nha đam bôi trực tiếp lên các búi dom. Sau khi nhựa khô thì bạn rửa sạch lại với nước ấm. Ngày bôi từ 2 -3 lần.
- Cách 2: Gọt bỏ vỏ nha đam lấy phần thịt cắt thành hình vuông nhỏ hay hình hạt lựu. Lấy nha đam đã cắt nấu chung với đường phèn khoảng 20 phút. Để nguội, lấy nước uống và ăn cái nha đam nhiều lần trong ngày.
Lưu ý: Khi bệnh có dấu hiệu nặng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, chị em nên tới các phòng khám, bệnh viện để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Sau khi điều trị bằng các phương pháp trên chị em cần bổ sung dưỡng chất cần thiết, tập luyện thể dục để nhanh chóng khỏi bệnh
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Không nên kiêng cữ quá khắt khe hay máy móc vì sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thu làm mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
- Bổ sung các thực phẩm như rau xanh, hoa củ quả, , nước ép trái cây và tăng cường bổ sung protein và chất đạm. Khi cơ thể có đủ chất xơ bạn sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn và ngăn chặn được tình trạng táo bón do chất xơ hút nước vào phân khi đó phân sẽ mềm đi.
- Uống đủ nước: Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày cần uống khoảng 2 lít nước. Khi cơ thể đủ nước sẽ tránh được các bệnh về đường tiêu hóa,khả năng bị trĩ giảm. Các mẹ bầu không nên hạn chế uống nước vì sợ sữa loãng. Hãy điều chỉnh lượng nước nạp vào mỗi ngày để cơ thể luôn được khỏe mạnh.
- Hạn chế ăn các đồ nhiều gia vị, cay nóng, nhiều dầu mỡ. Không sử dụng các chất kích thích hay có cồn như rượu bia, thuốc lá, cafe, nước có ga,..
- Không nên kiêng tắm rửa, vệ sinh vùng kín mà chỉ nên hạn chế số lần tắm sau sinh để tránh viêm nhiễm hậu môn – trực tràng và ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh hình thành và phát triển.
- Sau sinh sức khỏe chị em sẽ giảm sút nhiều tuy nhiên việc nằm nhiều vừa không cải thiện tình trạng sức khỏe mà còn là tiềm ẩn gây nên nhiều bệnh khác. Vì vậy sau sinh chị em nên đi lại nhẹ nhàng, không ngồi hoặc đứng quá lâu khi đó áp lực lên tĩnh mạch sẽ giảm.
Tham khảo thêm một số bài viết khác có liên quan đến bệnh trĩ:
Đi ngoài ra máu khi mang thai do nguyên nhân gì, Biện pháp xử lý
Cách đi đại tiện nhanh đẩy lùi táo bón, bệnh trĩ: Bạn đã biết chưa?