[Review Webtretho] Chích xơ búi trĩ có đau không? Giá bao nhiêu?

Hiện nay có một phương pháp điều trị bệnh trĩ khá phổ biến đó là chích xơ búi trĩ. Đây là phương pháp được đánh giá là khá an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây PSB College sẽ giải đáp câu hỏi chích xơ búi trĩ có đau không được rất nhiều người mắc trĩ đang băn khoăn trước khi chọn điều trị trĩ bằng phương pháp này.

foellie

1, Chích xơ búi trĩ là gì?

Chích xơ búi trĩ hay tiêm xơ búi trĩ là một thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong trường hợp điều trị bệnh trĩ. Phương pháp chích xơ búi trĩ là sử dụng hóa chất để tiêm trực tiếp vào các búi trĩ có tác dụng chèn ép và kết dính các tĩnh mạch lại với nhau. Điều này làm cho máu không thể đi đến tĩnh mạch nên các búi trĩ  không có đủ dưỡng chất phát triển to hơn mà ngược lại nó có xu hướng teo lại và rụng dần theo thời gian.

Chích xơ búi trĩ là gì?
Chích xơ búi trĩ là gì?

2, Cách thức thực hiện chích xơ búi trĩ trong điều trị bệnh trĩ

2.1, Chuẩn bị

  • Các loại thuốc dùng để chích xơ búi trĩ: Có thể sử dụng một số loại thuốc như sau Urea hydrochloride, Phenol 5%, Polidocanol, Natri tetradecyl sulfate,….
  • Một số dụng cụ: Chuẩn bị kỹ hệ thống nội soi tiêu hóa dưới cùng các dụng cụ can thiệp như kim cầm máu, một máy thở, phương tiện gây mê hồi sức, kim tiêm và đầu đốt nhiệt..….
  • Chuẩn bị người bệnh:  Người bệnh phải được rút sạch phân trước khi tiến hành chích xơ búi trĩ. Phổ biến qua quy trình thực hiện để người bệnh hiểu về cách thức thực hiện và phối hợp trong quá trình chích xơ búi trĩ.

2.2, Quy trình thực hiện chích xơ búi trĩ

  • Bước 1: Thực hiện gây mê bệnh nhân
  • Để bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên (nghiêng sang bên trái). Đồng thời để phần cẳng chân của bệnh nhân vuông góc với đùi, còn phần đùi thì đặt vuông góc với bụng.
  •  Sau khi thực hiện hết các thao tác trên thì tiến hành kỹ thuật gây mê toàn thân cho bệnh nhân.
  • Bước 2: Xác định vị trí cuống trĩ

Xác định vị trí của cuống trĩ thông qua việc thăm khám hậu môn – trực tràng của bệnh nhân. Có 2 cách để thực hiện bước này

  • Cách 1: Thực hiện bôi trơn gel KY vào hậu môn của bệnh nhân rồi sau đó đẩy đèn nội soi vào trong ống hậu môn – trực tràng. Tiếp đó các bác sĩ sẽ tiến hành bơm hơi đồng thời quan sát liên lạc trực tràng của bệnh nhân.  Bởi lẽ dưới tác động của lực bơm hơi thì làm phần đầu gốc búi trĩ có màu tím hoặc màu thẫm bất thường so với vùng xung quanh.
  • Cách 2:
  • Sử dụng ống cứng chuyên dụng soi trực tiếp vào phần hậu môn để tìm phần cuống trĩ. Ống cứng đi vào sâu bên trong và được che phủ toàn bộ với lớp niêm mạc. Khi đó, tất cả các phần của niêm mạc đều có màu hồng như bình thường.
  • Phát hiện phần cuống trĩ: Phàn cuống trĩ chỉ xuất hiện khi trong quá trình rút ống cứng soi tại niêm mạc ra khỏi vùng hậu môn. Khi rút ống soi, những phần niêm mạc nào đang có màu hồng dần dần sẽ chuyển sang màu tím thẫm (cũng có thể chuyển qua màu đen). Phần này được xác định là cuống trĩ.
  • Bước 3: Chích thuốc xơ vào cuống trĩ
  • Sau khi đã tìm được chính xác vị trí của gốc búi trĩ thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chích thuốc gây xơ vào gốc của búi trĩ tại vùng dưới niêm mạc.
  • Tùy thuộc vào kích cỡ của từng búi trĩ to, nhỏ khác nhau mà hàm lượng thuốc chích vào mỗi búi trĩ cũng thay đổi nhiều hay ít khác nhau.
  • Cần để ý nếu rút kim chích ra khỏi búi trĩ mà thấy xuất hiện tình trạng máu chảy có thể dùng dao đốt nhiệt để cầm máu ngay lúc đó.  Khi máu đã ngừng chảy thì các bác sĩ có thể tiếp tục chích xơ búi trĩ tại các vị trí khác.
  • Bệnh nhân được khuyến các chỉ nên thực hiện phương pháp chích xơ búi trĩ tối đa trong một lần điều trị là 3 búi trĩ. Cần tránh tiêm tại vị trí 12h và các lần tiêm nên cách nhau từ 1 tuần đến 2 tuần.

2.3, Theo dõi và đánh giá kết quả

Sau khi thực hiện phương pháp chích xơ búi trĩ cần theo dõi bệnh nhân để đánh giá kết quả điều trị.

  • Nếu người bệnh hoàn toàn bình thường mà không xuất hiện các cảm giác đau thì vị trí chích búi trĩ đã chính xác là ở phần dưới của niêm mạc và ở bờ trên của búi trĩ.
  • Nếu người bệnh cảm thấy nặng hoặc thấy hiện tượng xuất hiện niêm trắng thì đó là do mũi tiêm chích quá nông. Điều này có thể dẫn đến viêm loét hoặc chảy máu. Bác sĩ phải tiêm lại.
  • Bệnh nhân có cảm giác đau nhói ở vùng bụng, ngực, miệng luôn có cảm giác lạ ghê cổ: đó là do bị chích thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch của búi trĩ. Tuy nhiên đây là trường hợp hiếm khi có thể xảy ra.
Cách thức thực hiện chích xơ búi trĩ trong điều trị bệnh trĩ
Cách thức thực hiện chích xơ búi trĩ trong điều trị bệnh trĩ

3, Vậy chích xơ búi trĩ có đau không?

Trước khi thực hiện chích xơ búi trĩ  bác sĩ đã gây mê bệnh nhân hoặc đã gây tê vùng hậu môn nên mức độ đau khi chích thường nhẹ hơn những thủ thuật ngoại khoa khác.

Bên cạnh đó, thời gian chích búi trĩ là tương đối ngắn do vậy mà cơn đau sẽ không kéo dài. Đối với những trường hợp sau khi tiêm 3 tuần mà bị đau thì nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau toàn thân. Điều này nhằm cải thiện các triệu chứng trên.

4, Tiêm xơ búi trĩ có ưu nhược điểm như thế nào?

Phương pháp chích xơ búi trĩ có một số những ưu nhược điểm sau đây:

Ưu điểm:

  • Cách thực hiện phương pháp khá đơn giản, ít gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.
  • Thời gian tiến hành tương đối nhanh chỉ khoảng từ 1 giờ đến 2 giờ là chích xong.
  • Các biến chứng sau phẫu thuật xảy ra với tỷ lệ không cao.
  • Chi phí thực hiện chích xơ búi trĩ cũng rất hợp lý.
  • Sau khi thực hiện phương pháp chích xơ búi trĩ vài giờ mà không thấy xuất hiện các triệu chứng khác thường thì người bệnh có thể được về nhà luôn và tự chăm sóc ở nhà.
  • Bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau 24 giờ chích xơ búi trĩ.
  • Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh khá cao.

Nhược điểm

  • Các bác sĩ điều trị có thể gặp một số những khó khăn trong quá trình kiểm soát lượng thuốc tiêm bởi vì các búi trĩ nội thì hay nằm sâu bên trong trực tràng.
  • Khi lượng thuốc tiêm quá nhiều dễ xảy ra các chứng bội nhiễm như bị chảy máu quá nhiều, trĩ xơ kết quá lớn hoặc có thể bị hoại tử.
  • Đôi khi có thể xảy ra vấn đề không đáp ứng thuốc khi chích xơ búi trĩ. Do vậy, chứng sa búi trĩ ở người bệnh không được cải thiện rõ rệt.
  • Tỷ lệ bệnh trĩ tái phát có thể cao hơn so với phương pháp phẫu thuật cắt trĩ.
Chích xơ búi trĩ có ưu nhược điểm như thế nào?
Chích xơ búi trĩ có ưu nhược điểm như thế nào?

5, Các biến chứng có thể gặp sau khi tiêm xơ búi trĩ là gì?

Cũng giống như những phương pháp điều trị bệnh trĩ khác, chích xơ búi trĩ cũng có một số những biến chứng mà người bệnh có thể mắc phải sau khi làm thủ thuật chích như là:

  • Bệnh nhân có thể gặp tình trạng sốt cao, xuất hiện hiện trạng đái buốt, đi tiểu ra máu, đi đại tiện nhiều lần trong ngày sau khi hoàn thành thủ thuật chích xơ búi trĩ.
  • Ở nam giới có thể xuất hiện biến chứng áp xe tuyến tiền liệt hoặc bị áp xe niêm mạc búi trĩ.
  • Có thể gặp phải tình trạng đau nhức, khó chịu, sưng nóng ở quanh vùng hậu môn – trực tràng.
  • Cảm giác đau tại các vùng ngực, bụng cũng có thể xảy ra.

6, Biện pháp tiêm xơ búi trĩ có mang lại hiệu quả và giúp điều trị dứt điểm bệnh trĩ không ?

Biện pháp tiêm xơ búi trĩ có nhanh lành không?

Trên thực tế đã có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ lựa chọn phương pháp chích xơ búi trĩ đẻ chữa bệnh trĩ đã có những kết quả điều trị vô cùng tích cực và khả quan. Những kết quả đó là: Kích thước của búi trĩ được teo nhỏ lại dần dần và có thể tự rụng hoàn toàn, tình trạng đi đại tiện ra máu cũng được cải thiện rõ rệt, máu chảy ra giảm đi nhiều. Bên cạnh đó, các cảm giác ngứa rát và tiết dịch nhầy ở hậu môn cũng thuyên giảm, bệnh nhân nhanh chóng trở lại cuộc sống với cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn nhiều.

Tuy nhiên, phương pháp này thực hiện một lần là chưa đạt được hiệu quả ngay. Người bệnh cần kiên trì và thực hiện chích xơ búi trĩ theo đúng lịch mà bác sĩ đưa ra để thuốc được bổ sung đầy đủ giúp ngăn chặn máu chảy vào nuôi dưỡng các búi trĩ.

Chích xơ búi trĩ có giúp điều trị dứt điểm bệnh trĩ không?

Chích xơ búi trĩ có thể giúp điều trị bệnh trĩ ngay ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên không hoàn toàn dứt điểm, bệnh vẫn có thể tái phát trở lại nếu bệnh nhân không thay đổi lối sống khoa học và tích cực hơn. Ngoài ra cũng phải thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bổ sung chất xơ đầy đủ qua các loại rau xanh và đồng thời giảm bớt lượng thức ăn cay nóng và hạn chế không sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như là rượu, bia…. Do vậy nên việc bệnh trĩ có thể tái phát trở lại là còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và thói quen sống của bệnh nhân.

7, Một số lưu ý cần thiết sau khi tiêm xơ búi trĩ

  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là thêm vào thực đơn hàng ngày chất xơ để tránh bị táo bón – đây là nguyên nhân gây tái phát bệnh trĩ.
  • Vận động một cách nhẹ nhàng, không chơi những môn thể thao mạo hiểm hay đua xe đạp, bơi lội,…
  • Phải vệ sinh sạch sẽ búi trĩ bằng nước ấm với chút muối, luôn để vùng hậu môn được khô thoáng, tránh trường hợp xảy ra nhiễm trùng.
  • Chú ý thực hiện các hướng dẫn của bác sĩ: thăm khám và tiêm đúng quy trình.
  • Thay đổi thói quen sống và sinh hoạt để có được sức khỏe tốt không để bệnh tái phát trở lại.
Một số lưu ý cần thiết sau khi tiêm xơ búi trĩ
Một số lưu ý cần thiết sau khi tiêm xơ búi trĩ

8, Giá chích xơ búi trĩ là bao nhiêu?

Chích xơ búi trĩ với ưu điểm là ít gây cảm giác đau, Phương pháp thực hiện đơn giản nhưng hiệu quả mang lại thì rất tốt. Chích xơ búi trĩ là phương pháp ngày càng được nhiều người lựa chọn không chỉ vì hiệu quả nó mang lại mà giá thành điều trị cũng rất hợp lý.

Theo mặt bằng chung ở các bệnh viện hiện nay, chi phí thực hiện chích xơ búi trĩ rơi vào khoảng từ 200.000 đồng đến 350.000 đồng một lần thực hiện. Đây có thể được xem là chi phí khá mềm so với những phương pháp điều trị bệnh trĩ khác như phẫu thuật cắt trĩ Longo, phương pháp cắt trĩ PPH, …..

Tham khảo thêm một số bài viết về bệnh trĩ khác:

Bệnh trĩ là gì? Có lây không? Nguyên nhân & cách chữa trị tại nhà

Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất hiện nay? Chi phí hết bao nhiêu?

Gửi câu hỏi cho Psbcollege

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *